Ngân hàng Mỹ khủng hoảng, Bộ trưởng Tài chính họp khẩn cấp
Andrew Moran • 25/03/23 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vừa triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu nước Mỹ. Lúc này Hoa Kỳ vẫn đang loay hoay trong cuộc khủng hoảng ngân hàng và nguy cơ lan rộng của nó.Thứ 6 (24/03), Bà Yellen đã chủ trì cuộc họp kín của Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính Mỹ (FSOC). Thông tin về lịch họp đã được Bộ Tài chính cung cấp. Tuy nhiên, bộ này không cung cấp bất kỳ chi tiết bổ sung nào liên quan đến cuộc họp.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại phiên điều trần của Ủy ban Cách thức và Phương tiện Hạ viện ở Đồi Capitol ở Washington, Mỹ, vào ngày 10/03/2023.
1. Họp khẩn cấp
FSOC thường xuyên tổ chức các cuộc họp để thảo luận các vấn đề về quy định và ổn định tài chính quốc gia. Nhóm bao gồm những người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và các cơ quan quản lý. Dù FOSC chỉ nắm trong tay đôi chút thẩm quyền pháp lý, nhưng các cuộc họp tại đây được các thành viên coi là cơ hội để thảo luận nhiều mục đích điều phối khác nhau.
Vào ngày 22/03, xuất hiện trong phiên điều trần của Tiểu ban Dịch vụ Tài chính Phân bổ Ngân sách và Chính phủ Chung của Thượng viện, bà Yellen nói với các nhà lập pháp rằng, FSOC đang chuẩn bị văn bản hướng dẫn sửa đổi về việc chỉ định các tổ chức tài chính phi ngân hàng nào là quan trọng mang tính hệ thống. Điều này sẽ góp phần tạo nên một hệ thống quy định mạnh mẽ hơn.
Phiên điều trần diễn ra hai tuần sau khi Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature sụp đổ, làm dấy lên lo ngại về sức mạnh và tính ổn định của hệ thống ngân hàng tại Mỹ và trên toàn cầu.
Những lo ngại về khủng hoảng ngân hàng đã trở nên trầm trọng hơn vào thứ 6 vừa qua khi cổ phiếu của Ngân hàng Deutsche (Đức) giảm tới 16%. “Chi phí bảo hiểm cho các khoản nợ của tổ chức tài chính này trước rủi ro vỡ nợ” đạt mức cao nhất trong gần 4 năm - nguyên nhân đến từ việc thị trường lo ngại về sự ổn định của ngành ngân hàng châu Âu. Khi các nhà phân tích thị trường đã bác bỏ những thông tin xấu liên quan tới một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu này, thì cổ phiếu của nó vẫn sụt giảm trong 3 phiên liên tiếp, xóa sạch 1/5 giá trị thị trường.
Sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu: “Ngân hàng Deutsche đã hiện đại hóa và thực hiện tổ chức cách thức hoạt động. Đó là một ngân hàng rất có lãi. Không có lý do gì để lo lắng”.
2. Hỗn loạn và lo lắng
Tại phiên điều trần của Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Yellen nói với các nhà lập pháp rằng bà chưa xem xét hay nói về những thứ như “bảo hiểm bao trùm” hoặc “tiền gửi được bảo đảm”.
Trong khi một số nhà phê bình cho rằng chính quyền đã chọn sẵn ra người thắng kẻ thua trong lĩnh vực ngân hàng, bà Yellen khẳng định rằng các cơ quan quản lý sẽ can thiệp nếu việc một ngân hàng đổ vỡ “được coi là sẽ tạo ra rủi ro hệ thống” và gây ra “nguy cơ rút tiền ồ ạt mang tính lây lan”. Bà lưu ý rằng điều này sẽ được áp dụng cho các ngân hàng lớn, vừa, nhỏ và ngân hàng cộng đồng.
Bà Yellen nói thêm: “Sự sụp đổ của một ngân hàng nhỏ, của một ngân hàng cộng đồng, cũng có thể dẫn đến việc rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng khác".
Nhiều chuyên gia thị trường có tiếng tăm đã chỉ trích bà Yellen vì bà đã từ chối bảo vệ toàn bộ các khoản tiền gửi không có bảo hiểm.
Thứ 4 (22/03), ông Bill Ackman, tỷ phú quản lý quỹ phòng hộ Pershing Square Capital Management, đã viết trên Twitter rằng nền kinh tế Mỹ có thể đang hướng đến một thảm kịch nếu không có "chính sách tạm thời để bảo vệ tiền gửi trên toàn hệ thống” nhằm “ngăn chảy máu”.
Ông Ackman nói: “Chúng ta tưởng rằng người gửi tiền được hỗ trợ ngầm, nhưng ngày hôm nay @SecYellen [Bộ trưởng Tài chính Mỹ] đã tuyên bố rõ ràng rằng không có bảo đảm nào được đưa ra với tỷ lệ lãi suất ở mức 5%". “5% là ngưỡng khiến tiền gửi ngân hàng trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều. Tôi sẽ ngạc nhiên nếu tiền gửi không ngay lập tức nhanh chóng bị rút ra”.
Nếu thị trường tiếp tục chìm trong tình trạng không chắc chắn như thế này, thì “thiệt hại mà các ngân hàng nhỏ phải gánh chịu càng có tác động lâu dài”, ông Ackman nói.
Hôm thứ 4, sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói với các phóng viên rằng, Fed đã hành động nhanh chóng và điều đó “chứng minh rằng tất cả các khoản tiết kiệm của người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng đều an toàn”.
Tuy nhiên, sau đó, ông lại đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về việc liệu Fed có sẵn sàng hỗ trợ tất cả các khoản tiền gửi không có bảo hiểm hay không.
Ông Powell nói: “Điều tôi muốn nói là, bạn đã thấy rằng chúng tôi có các công cụ để bảo vệ người gửi tiền khi xuất hiện nguy cơ sẽ xảy ra tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế hoặc hệ thống tài chính; và chúng tôi sẵn sàng sử dụng những công cụ đó. Tôi nghĩ người gửi tiền nên hiểu rằng tiền gửi của họ an toàn”.
Tới đây, quốc hội Mỹ sẽ sớm triệu tập các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu tham gia các phiên điều trần.
Phó chủ tịch phụ trách giám sát của Fed Michael Barr, Thứ trưởng Tài chính phụ trách tài chính trong nước Nellie Lang và Chủ tịch FDIC Martin Gruenberg sẽ điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ 3 và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ 4 tuần sau.
Ông Sherrod Brown (Dân chủ - Ohio), Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Mỹ, cho biết: “Công chúng Mỹ xứng đáng nhận được câu trả lời". “Chúng ta cần những phiên điều trần này để có thể hiểu về các vụ sụp đổ ngân hàng vừa qua và các bước cần làm tiếp theo, từ đó đảm bảo rằng chúng sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.
Các nhà lập pháp của ủy ban Hạ viện Mỹ đã viết trong một lá thư gửi đến Fed như sau: “Là các nhà hoạch định chính sách, quốc hội cần hiểu làm thế nào mà ban lãnh đạo của Fed và những người chịu trách nhiệm kiểm tra tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco dường như đã bỏ qua nhiều cảnh báo nguy hiểm, cũng như không sử dụng các công cụ giám sát và thực thi của họ, để sửa chữa những thiếu sót trong lĩnh vực tài chính và quản lý của các công ty”.
Bất chấp tình trạng hỗn loạn trong những tuần gần đây, bà Yellen vẫn tin rằng “chúng ta có một hệ thống ngân hàng rất mạnh mẽ và vững chắc”.
Tại phiên điều trần của Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Yellen nói với các nhà lập pháp rằng bà chưa xem xét hay nói về những thứ như “bảo hiểm bao trùm” hoặc “tiền gửi được bảo đảm”.
Trong khi một số nhà phê bình cho rằng chính quyền đã chọn sẵn ra người thắng kẻ thua trong lĩnh vực ngân hàng, bà Yellen khẳng định rằng các cơ quan quản lý sẽ can thiệp nếu việc một ngân hàng đổ vỡ “được coi là sẽ tạo ra rủi ro hệ thống” và gây ra “nguy cơ rút tiền ồ ạt mang tính lây lan”. Bà lưu ý rằng điều này sẽ được áp dụng cho các ngân hàng lớn, vừa, nhỏ và ngân hàng cộng đồng.
Bà Yellen nói thêm: “Sự sụp đổ của một ngân hàng nhỏ, của một ngân hàng cộng đồng, cũng có thể dẫn đến việc rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng khác".
Nhiều chuyên gia thị trường có tiếng tăm đã chỉ trích bà Yellen vì bà đã từ chối bảo vệ toàn bộ các khoản tiền gửi không có bảo hiểm.
Thứ 4 (22/03), ông Bill Ackman, tỷ phú quản lý quỹ phòng hộ Pershing Square Capital Management, đã viết trên Twitter rằng nền kinh tế Mỹ có thể đang hướng đến một thảm kịch nếu không có "chính sách tạm thời để bảo vệ tiền gửi trên toàn hệ thống” nhằm “ngăn chảy máu”.
Ông Ackman nói: “Chúng ta tưởng rằng người gửi tiền được hỗ trợ ngầm, nhưng ngày hôm nay @SecYellen [Bộ trưởng Tài chính Mỹ] đã tuyên bố rõ ràng rằng không có bảo đảm nào được đưa ra với tỷ lệ lãi suất ở mức 5%". “5% là ngưỡng khiến tiền gửi ngân hàng trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều. Tôi sẽ ngạc nhiên nếu tiền gửi không ngay lập tức nhanh chóng bị rút ra”.
Nếu thị trường tiếp tục chìm trong tình trạng không chắc chắn như thế này, thì “thiệt hại mà các ngân hàng nhỏ phải gánh chịu càng có tác động lâu dài”, ông Ackman nói.
Hôm thứ 4, sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói với các phóng viên rằng, Fed đã hành động nhanh chóng và điều đó “chứng minh rằng tất cả các khoản tiết kiệm của người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng đều an toàn”.
Tuy nhiên, sau đó, ông lại đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về việc liệu Fed có sẵn sàng hỗ trợ tất cả các khoản tiền gửi không có bảo hiểm hay không.
Ông Powell nói: “Điều tôi muốn nói là, bạn đã thấy rằng chúng tôi có các công cụ để bảo vệ người gửi tiền khi xuất hiện nguy cơ sẽ xảy ra tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế hoặc hệ thống tài chính; và chúng tôi sẵn sàng sử dụng những công cụ đó. Tôi nghĩ người gửi tiền nên hiểu rằng tiền gửi của họ an toàn”.
Tới đây, quốc hội Mỹ sẽ sớm triệu tập các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu tham gia các phiên điều trần.
Phó chủ tịch phụ trách giám sát của Fed Michael Barr, Thứ trưởng Tài chính phụ trách tài chính trong nước Nellie Lang và Chủ tịch FDIC Martin Gruenberg sẽ điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ 3 và Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ 4 tuần sau.
Ông Sherrod Brown (Dân chủ - Ohio), Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Mỹ, cho biết: “Công chúng Mỹ xứng đáng nhận được câu trả lời". “Chúng ta cần những phiên điều trần này để có thể hiểu về các vụ sụp đổ ngân hàng vừa qua và các bước cần làm tiếp theo, từ đó đảm bảo rằng chúng sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.
Các nhà lập pháp của ủy ban Hạ viện Mỹ đã viết trong một lá thư gửi đến Fed như sau: “Là các nhà hoạch định chính sách, quốc hội cần hiểu làm thế nào mà ban lãnh đạo của Fed và những người chịu trách nhiệm kiểm tra tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco dường như đã bỏ qua nhiều cảnh báo nguy hiểm, cũng như không sử dụng các công cụ giám sát và thực thi của họ, để sửa chữa những thiếu sót trong lĩnh vực tài chính và quản lý của các công ty”.
Bất chấp tình trạng hỗn loạn trong những tuần gần đây, bà Yellen vẫn tin rằng “chúng ta có một hệ thống ngân hàng rất mạnh mẽ và vững chắc”.
https://financialservices.house.gov/uploadedfiles/2023-03-23_fsc_majority_-_letter_to_frbsf_and_frboard_final_v2.pdf
https://www.banking.senate.gov/newsroom/majority/brown-hearing-silicon-valley-bank-collapse
https://www.federalreserve.gov/mediacenter/files/FOMCpresconf20230322.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét