Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Sửa sai - sai hơn: Ai chịu trách nhiệm?

Sửa sai - sai hơn: Ai chịu trách nhiệm?
Một “cục nợ” khổng lồ là Cty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu Dung Quất (DQS), Vinashin đẻ ra dự án này với giấc mộng đóng tàu lớn công suất 150.000 tấn. Bây giờ thì ai cũng nhìn thấy đó là sự hoang tưởng, nhưng vào thời điểm ấy, người ta cụng ly khánh thành với những nụ cười rạng rỡ. Tái cấu trúc Vinashin, nhưng thực tế mỹ từ tái cấu trúc chỉ đẹp trên giấy, còn hậu quả thì cay đắng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) nhận đứa con lạc loài này, hà hơi tiếp sức cho DQS tổng cộng hơn 5.000 tỉ đồng, nhưng không cứu nổi một cái xác đã đến phút lâm chung. Bây giờ muốn chôn nó, coi như mất trắng 5.000 tỉ đồng chỉ riêng tiền của PVN.
Ảnh: Tinmoi
Vinashin đã vỡ giấc mộng quả đấm thép với những con tàu như những đống phế liệu phơi mình trên biển, các dự án trên bờ cũng tan nát, cùng với nó là hàng nghìn tỉ đồng thành mây khói.

Sau khi một số lãnh đạo của tập đoàn lần lượt vào tù, những xôn xao về vụ đại án tạm lắng xuống, một giải pháp mới được đưa ra nhằm “tái cấu trúc Vinashin” cùng với không ít lạc quan, hy vọng.

Dư luận, người dân từng phẫn nộ, căm giận, phê phán Vinashin, nhưng năm tháng qua đi, ai cũng lo đời cơm áo mà quên đi vụ đại án cũ. Nhất là gần đây dư luận lại bức xúc với những vụ án tham nhũng, thất thoát mới, để rồi các đại danh Vinashin, Vinalines đi vào quên lãng... Đúng như dân gian nói “để lâu… hóa bùn”.

Nhưng hóa giải hiệu quả sao được những nhà máy hoành tráng với hàng nghìn tấn thiết bị của Vinashin, hóa giải sao được những con tàu, những ụ nổi đồ sộ vô dụng trên biển. Cho nên, vụ tái cấu trúc Vinashin phải được đánh giá nghiêm túc những được, thua, sai, đúng minh bạch trước công luận. Ai chịu trách nhiệm với việc thực thi tái cấu trúc để rồi để lại hậu quả còn nặng nề hơn.

Đơn cử, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân 3.300 tỉ đồng với kỳ vọng cung ứng thép tấm khổ lớn công suất 500.000 tấn/năm phục vụ đóng tàu mà không cần thép nhập khẩu.

Dù tái cấu trúc với những phát ngôn đầy hy vọng, nhưng nay nhà máy là một đống hoang phế, trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhìn tiền của bị vứt bỏ mà đứt từng khúc ruột.

Một “cục nợ” khổng lồ là Cty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu Dung Quất (DQS), Vinashin đẻ ra dự án này với giấc mộng đóng tàu lớn công suất 150.000 tấn. Bây giờ thì ai cũng nhìn thấy đó là sự hoang tưởng, nhưng vào thời điểm ấy, người ta cụng ly khánh thành với những nụ cười rạng rỡ. 

Tái cấu trúc Vinashin, DQS được thoát xác sang chiếc áo mới những tưởng để quên đi chuyện cũ, thời gian sẽ phủ bụi lên những thiết bị máy móc nghìn tỉ đồng. Nhưng thực tế mỹ từ tái cấu trúc chỉ đẹp trên giấy, còn hậu quả thì cay đắng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) nhận đứa con lạc loài này nhưng nuôi nó một cách vô vọng. PVN hà hơi tiếp sức cho DQS tổng cộng hơn 5.000 tỉ đồng, nhưng không cứu nổi một cái xác đã đến phút lâm chung. Bây giờ muốn chôn nó, coi như mất trắng 5.000 tỉ đồng chỉ riêng tiền của PVN.

Có thể chủ trương tái cấu trúc Vinashin cũng như nhiều dự án kinh tế lớn đáng bết bát khác là đúng và phải làm, nhưng thực thi nó ra sao lại là vấn đề khác, nhất là sau tái cấu trúc nó đã để lại những hậu quả nặng nề như hai dự án kể trên thì cần nhìn nhận nghiêm túc. Chẳng lẽ sự sửa sai quá tốn kém và vô dụng này không ai chịu trách nhiệm?

LÊ THANH PHONG
(Lao Động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét