Quan chức Cộng Sản VN: Sợ dân hay sợ nhau?
Đã đến lúc Luật Cảnh Vệ cần mở rộng tối đa, không chỉ 18 “đối tượng” được bảo vệ mà cho cả những ai đã thấm đủ sợ hãi vì “ân oán giang hồ.” Ngược lại, ở trời Tây, ông Didier Burkhalter trở nên nổi tiếng khắp thế giới với bức ảnh đứng một mình trên sân ga chờ tàu hồi tháng 9-2014. Bức ảnh được phóng viên Serge Jubin của báo Le Temps chụp tại sân ga ở Neuchâtel, quê hương của ông Burkhalter. Thời điểm đó, ông là đương kim Tổng thống Thụy Sỹ nhưng thật lạ, không giống như các vị nguyên thủ quốc gia khác, xung quanh ông không có chiếc Limousine chống đạn nào.Có một câu chuyện nhỏ, tưởng như hài hước nhưng lại đặt dấu mốc thật sâu xa cho nỗi sợ hãi khôn nguôi ấy.
Tháng Chín, 2014, một vị tướng quân đội “phát hiện” trước nhà ông một hộp quà lạ. Không biết bởi tâm trạng bất an đến mức nào, vị tướng này đã triệu hàng chục binh sĩ công binh đến để xác minh. Báo chí cũng được nước đăng tải ồn ào như thể có “âm mưu khủng bố.” Nhưng rốt cuộc, kết quả được mở ra: đó chỉ là một gói quà trung thu bình thường, trong số hàng chục ngàn gói quà trung thu chuyển theo dạng bưu phẩm ở Việt Nam.
Chỉ vài tháng sau cơn sợ hãi thần hồn nát thần tính trên, nổ ra vụ “tau khỏe mà, có chi mô” của người sắp trở thành cố trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh. Những bóng ma lẩn khuất ở đầu giường bệnh nhân ung thư đã khiến báo chí nhà nước câm bặt trong cơn rùng mình lạnh buốt. Cho tới giờ, cái không khí tang tóc ấy vẫn chưa được “giải mật.”
Hai năm sau, bùng nổ Yên Bái. Dấu ấn của vụ này là thảm sát thực sự chứ không còn là âm mưu trong trí tưởng tượng bị ám ảnh suốt ngày đêm. Một dấu ấn nổi bật khác là vụ Yên Bái có “chủ thể” và khách thể” đều là giới quan chức – lần đầu tiên từ năm 1975 đã xảy ra vụ quan chức bắn nhau chết hàng loạt như thế. Nhưng cũng không thể bỏ qua dư luận về một dấu hỏi vô cùng lớn: “cả ba bị bắn.”
Chẳng biết có phải “thần giao cách cảm” hay không, nhưng chỉ trước vụ Yên Bái vài ngày, Quốc Hội đã bàn về Luật Cảnh Vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên bộ chính trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên bộ chính trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Nhưng chi tiết cần mô tả là trong cuộc họp bàn này, đã hiện ra lộ liễu nhu cầu cần được bảo vệ – không phải như một thời trang, mà là thực chất cần phải thế.
Không ai còn an toàn!
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Sau những xung đột trầm kha trước đại hội 12 và vài cái chết không mấy rõ ràng trước đó, bầu không khí xung đột trong nội bộ đảng đã được “nâng lên một tầm cao mới.” Vụ bắn nhau của quan chức Yên Bái cho thấy tình đồng đội và từ cửa miệng “đồng chí” xưng hô với nhau đã bị đẩy vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng, loại trừ và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân.
Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí ủy viên bộ chính trị,” phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị – tương đương với nhu cầu ăn uống.
Sau vụ Yên Bái, trong Quốc Hội, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng “bỗng dưng” dậy lên những đề xuất, đề nghị là phải tăng cường lực lượng cảnh vệ, phải bổ sung trang thiết bị, và đồng thời gia tăng số đối tượng, thành phần được bảo vệ. Nghe nói một số ủy viên Bộ Chính Trị đã được tăng gấp đôi lực lượng cảnh vệ cùng quy chế bảo vệ rất nghiêm khắc.
Phía trước còn là cả một con đường “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không.” Sẽ còn vô số cuộc xung đột và tranh giành quyền lực lẫn tiền bạc trong “chuyến tàu vét.” Sẽ không một quan chức nào an toàn. Chuyện gì cũng có thể xảy ra!
Giờ đây, không một ai còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương xảy ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều được dự báo chắc chắn sẽ xảy ra đang dần ứng nghiệm: nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác đã đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ mình, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân tỉnh ; thành, thậm chí xuống cả cấp quận /huyện… Không khí họp hành có vẻ đang bước vào “thời chiến.”
Vào đầu năm 2017, Sài Gòn là địa chỉ đầu tiên công khai cơ chế kiểm tra người vào cổng theo sắc màu “xanh – vàng – cam – đỏ,” trong khi các trụ sở hành chính địa phương khác có thể đã âm thầm tiến hành việc này nhưng không công bố.
Chi tiết thú vị là “xanh – vàng – cam – đỏ” lại khá giống với các mức độ cảnh báo mà cơ quan hình sự quốc tế Interpol đặt ra trong việc cảnh báo và truy nã tội phạm. Phải chăng nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đang “học tập tấm gương” của Interpol?
Sợ dân hay sợ nhau?
Đến kỳ họp Quốc Hội Tháng Nam – Sáu, 2017, một đại biểu quốc hội còn gợi ý “cho thêm” các bí thư, chủ tịch tỉnh/thành vào đối tượng được cảnh vệ với lý do “khi có tình hình phức tạp ở địa phương thì có thể ảnh hưởng đến an toàn của một số cán bộ chủ chốt.”
Vậy là đã diễn ra một cuộc tranh luận quyết liệt về việc có nên bổ sung các bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ để tránh bị “ám sát”?
Đề xuất “bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ” chắc chắn đã xuất phát từ nỗi sợ hãi khôn nguôi của dàn lãnh đạo địa phương trước sự phẫn nộ của nhiều người dân bị cướp đất, nạn nhân ô nhiễm môi trường, nạn nhân bạo hành của công an trị…, lẫn sợ hãi lẫn nhau trong nội bộ “đồng chí.”
Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, nhưng lại xây dựng một hàng rào ngăn cách với dân.
Họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu là cái gì khác, có phải họ sợ chính nhau hay không? Có phải sợ trong chính nội bộ họ hay không?
Sợ dân đã nhiều, sợ nhau còn nhiều hơn.
Từ vụ Nguyễn Bá Thanh đến những cái chết lộ thiên kinh hoàng xảy đến với giới quan chức ở Yên Bái, cùng những hiện tượng “lãnh đạo bị đe dọa” trong thời gian gần đây, e rằng Luật Cảnh Vệ sẽ được đòi hỏi nới rộng hơn hẳn số lượng chính khách có cảnh vệ riêng. Còn dân chúng Việt lại phải chuẩn bị tinh thần để đóng thêm một khoản thuế nữa, dành cho việc bảo vệ các nhân vật lãnh đạo không chỉ cấp trung ương mà ở cả ở cấp địa phương.
Từ thói quen “ăn của dân không chừa thứ gì,” giờ đây các “đồng chí” lại tìm cách không chừa thứ gì để tự bảo vệ mình. Thêm một lần nữa, dân sẽ phải è cổ đóng thuế để phục vụ cho cái nhu cầu tham sống sợ chết ấy.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Ngạc nhiên và tiếc nuối vì Ngoại trưởng Thụy Sỹ từ chức
Ngoại trưởng Thụy Sỹ Didier Burkhalter "nhẹ nhàng" từ chức. Thông tin này được đưa ra ngày 14/6 khiến không ít người dân Thụy Sỹ ngạc nhiên và tiếc nuối. Ông Didier Burkhalter - Ủy viên Hội đồng Liên bang (Bộ trưởng), Ngoại trưởng Thụy Sỹ sẽ không đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Thụy Sỹ vào cuối tháng 10 tới. Nhà báo Serge Jubin chú thích bức ảnh: “Thụy Sỹ, một đất nước tuyệt vời, nơi ngài Tổng thống vui vẻ lướt trên điện thoại thông minh của mình, xung quanh là công chúng cũng đợi tàu như ông tại nhà ga ở thành phố quê hương Neuchâtel”.
Những tưởng cuộc sống của một chính trị gia hàng đầu Thụy Sỹ cứ bình yên, giản dị như vậy nhưng trong cuộc họp báo ngắn hôm 14-6, ông Burkhalter nói rằng, sau 30 năm giữ các chức vụ ở đủ mọi cấp trong chính quyền, ông đã quyết định từ chức. Quyết định này được “chốt” vào chủ nhật tuần trước. Ông tâm sự, nó đến một cách tự nhiên và nhanh chóng, giống như một làn sóng và tất nhiên sau một thời gian dài suy nghĩ.
Viện dẫn lý do cá nhân, chính trị gia 57 tuổi lớn lên tại bang nói tiếng Pháp ở phía Tây Thụy Sỹ cho biết, ông cảm thấy sự cần thiết phải bước sang trang mới và làm điều gì đó khác bởi chính trị đã chiếm nhiều không gian trong cuộc sống riêng của ông. “Tôi nghĩ trang đó sẽ có màu sắc cá nhân hơn và ít tính công khai hơn”, ông Didier Burkhalter, người đã kết hôn với một công dân Áo và có 3 người con nói.
Tại cuộc họp báo, ông Burkhalter bác bỏ tin đồn rằng việc ông từ chức là do thất vọng với Chính phủ hoặc thất vọng với những chỉ trích gia tăng trong Quốc hội liên quan đến việc xử lý mối quan hệ giữa Thụy Sỹ với Liên minh châu Âu.
“Phê bình có thể tiếp thêm sinh lực”, ông đồng thời cho biết thêm, việc ông từ chức sẽ tạo xung lực mới cho đàm phán về quan hệ tương lai với EU - đối tác thương mại quan trọng nhất của Thụy Sỹ. Được biết, quan hệ giữa Bern với Brussels gặp trở ngại nghiêm trọng vào năm 2014 khi các cử tri nhất trí kiềm chế nhập cư, tạm thời chặn các cuộc đàm phán về một loạt các hiệp định song phương.
Ông Didier Burkhalter giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ từ năm 2012. Là một trong bảy thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ (Thụy Sĩ chỉ có 7 bộ trưởng) từ năm 2009, ông đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Thụy Sỹ năm 2014, chức vụ luân phiên mỗi năm trong bảy thành viên nói trên. Trong thời gian làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông cũng có nhiều bạn bè trong giới lãnh đạo như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Dấu ấn trong sự nghiệp ngoại giao của ông Burkhalter là làm trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine vào năm 2014.
Ngày cuối cùng của ông Didier Burkhalter với tư cách là Ủy viên Hội đồng Liên bang sẽ là ngày 31-10-2017. Trước đó vào tháng 9, Quốc hội sẽ bầu ra một người kế nhiệm ông.
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1073954
Có dính tới chia chác quyền lợi giữa các phe với nhau thì sẽ nảy sinh ra kèn cựa,đó là quy luật tự nhiên . Mà ở đời thì lòng tham con người là vô đáy,ai cũng muốn được chung nhưng không muốn chia .
Trả lờiXóaNội bộ trong 1 đảng phái nào cũng thế ,khi mọi người cùng ngèo như nhau đồng cam cộng khổ thì tình thương mến thương và phò chung 1 đảng. Nhưng khi mà quyền lợi vật chất lên ngôi thì lòng tham con người nảy sinh và mọi thứ bắt đầu chia rẽ ra ngoài quỹ đạo . Nhất là khi thực tế cho thấy là sự ngiệp xây dựng chính đảng chung sẽ không bao giờ thành tựu vì đường lối sai lầm xa thực tế ( không tưởng ),thì họ chỉ còn một thứ duy nhất cho mình là tranh dành nhau thủ thân bằng tiền tài ,bằng cách lập phe nhóm để tồn tại (nhóm lợi ích ).
Mà đã tranh dành quyền lợi đen thì không từ một thủ đoạn nào cả nhất là giờ đây phe nhóm chằng chịt nẩy nở nhiều như quân nguyên nên xảy ra va chạm nên họ phải lo triệt hạ nguy cơ đến từ phía khác . Xem nhau như kẻ địch xâm phạm quyền lợi của mình và phe nhóm.
À thế ! lúc này thì các phe cánh đã có mùi xã hội đen rồi nên sẽ hành xử đúng bản chất .
Nhất là từ khi xảy ra các vụ thịt nhau ,thanh trừng nhau ngay cả trong nội bộ thì ai nấy đều run vì không biết lúc nào sẽ tới lượt mình nên hợp thức hoá cái gọi là cảnh vệ,vệ sĩ cho nó oai .Vãi !
Cuộc chiến giành miếng ăn ,là cuộc chiến khốc liệt tàn bạo nhất của loài vật
Trả lờiXóaCòn dân ư...tôi có thể khảng định,vì sự bình yên của gia đình cho dù có thiệt thòi mấy đi nữa không một ai dám động đến QUAN ,động đến là chắc sẽ thiệt không ai dại ,do vậy chỉ có QUAN sợ QUAN thôi ,đó là chân lý.N Đ.