Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Mùa hè đã thay đổi cả thế giới như thế nào?

Mùa hè đã thay đổi cả thế giới như thế nào?
Tậm trạng chung của nhiều người trong những ngày gần đây là... phẫn nộ trước cái nắng gay gắt của mùa hè. Với nhiệt độ 50 độ C, nhiều người trở nên cực đoan đến mức sẵn sàng "nguyền rủa", cho rằng giá như trên đời chẳng có mùa hè thì cuộc đời dễ thở đến nhường nào.

Không có mùa hè, con người đã không xuất hiện, thế giới đã mất đi một kỳ quan, và chiến tranh không có quy mô tầm cỡ như hiện nay.

Mùa hè là một tấn bi kịch, chứ chả còn vui vẻ gì nữa

Nhưng thực ra, mùa hè đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thế giới. Đúng hơn, mùa hè là một trong những yếu tố làm nên lịch sử của con người, khiến cho toàn bộ thế giới thay đổi theo những chiều hướng thực sự khác biệt.

1. Mùa hè là nguyên nhân bắt nguồn sự sống

Tính đến thời điểm hiện tại, Trái đất là nơi duy nhất trong toàn vũ trụ được công nhận có sự sống. Sự sống ở đây thậm chí là muôn hình vạn trạng, đủ để tạo nên một hệ sinh thái đa dạng đến khổng lồ.

Nhưng như vậy thì liên quan gì đến mùa hè? Thực ra, mùa hè chính là nguyên nhân khiến cho chúng ta và tất cả các loài vật khác xuất hiện.

Tại sao ư? Hãy quay về thời điểm 4,5 tỉ năm trước. Trái đất khi đó rất khác: nóng bỏng, nhiệt độ bề mặt lên đến 400 độ C, và tất nhiên chẳng thể có sự sống. Nguyên nhân là do trục của Trái đất tạo thành một đường thẳng vuông góc với quỹ đạo xoay quanh Mặt trời - tức là vùng xích đạo hứng trực tiếp toàn bộ nhiệt lượng từ quả cầu lửa vĩ đại kia.


Tiểu hành tinh khổng lồ làm thay đổi mọi chuyện

Đó cũng là thời điểm Trái đất đang làm "bia đỡ đạn" cho hàng ngàn, hàng vạn thiên thạch lao vào. Thế rồi, một thiên thể có kích thước khổng lồ xông đến, tạo nên một vụ va chạm mạnh nhất trong lịch sử, đến nỗi một mảnh của Trái đất tách ra, hình thành nên Mặt trăng của chúng ta ngày nay.

Nhưng tác động của vụ va chạm không chỉ có vậy. Trục của Trái đất sau sự kiện cũng nghiêng đi 23,5 độ, và nhờ vậy ánh Mặt trời được phân bổ đều hơn, giúp khí hậu Trái đất trở nên ôn hòa với 4 mùa khác biệt trong năm.



Mùa màng hỗ trợ tạo ra đa dạng sinh học. Trong đó, mùa hạ là thời điểm sự sống phát triển mạnh nhất, nên có thể nói chúng ta có mặt ở đây chính là nhờ vào mùa hè.

2. Đại Kim tự tháp Giza được xây nhờ mùa hè

Đại Kim tự tháp Giza là kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập. Được xây dựng từ tận những năm 2500 TCN, Giza vẫn là kim tự tháp cao nhất và ngày nay được xem là một trong những kỳ quan của thế giới. 



Nhưng cần biết rằng Giza được tạo thành từ khoảng 6 triệu tấn đá granite, chưa kể hàng triệu hòn đá thường khác. Vấn đề nằm ở chỗ nguồn đá này được lấy từ một ngọn núi, cách nơi xây dựng tới gần 13km. Và hãy nhớ, máy móc hay công nghệ hiện đại lúc đó chưa ra đời, nên việc vận chuyển số đá này là công việc rất vô vọng.

Tuy nhiên, người Ai Cập vẫn làm được. Tất cả là nhờ những bộ óc thiên tài của kỹ sư Ai Cập cổ, và nhờ mùa hè.

Hè là mùa bão - điều này chắc nhiều người cũng biết. Những cơn bão sinh ra tại Ấn Độ dương sẽ thổi về phía Tây và tạo ra mưa. Lượng mưa này khi đến Ai Cập sẽ phải đổ vào một nơi nào đó. "Nơi nào đó" ở đây chính là sông Nile. 


Sông Nile biểu tượng của Ai Cập

Lượng mưa do bão gây ra trong mùa hè tạo nên lũ lụt, thường xày ra vào tháng 6 hàng năm. Lũ lụt với người Ai Cập không phải là thiên tai, mà giống như món quà của tự nhiên vì phù sa để lại khiến đất đai màu mỡ hơn.

Vào thời điểm các cánh đồng chìm trong biển nước, người Ai Cập cũng... rảnh hơn để tập trung nhân lực cho xây dựng. Nhưng quan trọng hơn, trận lũ ấy khiến nước sông từ khu vực mỏ đá dâng lên, tràn về phía khu vực xây dựng kim tự tháp. Thế là người Ai Cập bỗng nhiên có 2 lựa chọn: hoặc kéo đá bằng sức người, hoặc thả đá theo bè trôi xuống hạ nguồn. Tất nhiên, họ chọn phương án số 2.

Theo các tài liệu lịch sử, ngưởi Ai Cập cổ đã buộc đá vào đáy bè, rồi đợi lũ quét đến đẩy thuyền đi là xong. Nhờ đó, mỗi ngày người Ai Cập có thể chuyển 3.000 tảng đá nặng hàng chục tấn, qua đó rút ngắn thời gian xây Đại Kim Tự tháp xuống còn khoảng 20 năm.

3. Mùa hè là nguồn cơn của chiến tranh

Cách con người chiến đấu ngày nay thực chất bắt nguồn từ 50.000 năm trước.

Thời kỳ đồ đá, chiến tranh có quy mô rất nhỏ, cực kỳ nhỏ. Lý do đơn giản là vì đánh nhau thì không làm việc được. Mà trong cái thời đại làm việc gắn với sinh tồn, điều đó đồng nghĩa với tự diệt.



Thế rồi khi con người biết trồng trọt cũng là lúc cuộc sống dễ thở hơn. Xã hội phát triển, và con người có một lượng nhân lực lớn để bắt đầu chiến tranh.

Lý do châm ngòi một cuộc chiến có rất nhiều. Nhưng bạn biết không, các cuộc chiến hầu như chỉ bắt đầu vào mùa hè.

Tại sao? Vì lực lượng binh lính thời kỳ đầu cũng chính là nông dân. Mùa xuân là mùa trồng trọt, mùa thu là lúc thu hoạch. Mùa đông thì quá khắc nghiệt, vậy là chỉ còn mùa hè để... đánh nhau mà thôi.


Các cuộc chiến ngày nay có nguồn gốc sâu xa vì... mùa hè

Qua nhiều mùa hè, chiến tranh cũng dần thay đổi. Con người chiến đấu một cách chuyên nghiệp hơn, tạo ra quân đội, chiến thuật, vũ khí... Có thể nói, chính mùa hè là nguyên nhân khiến con người phát động chiến tranh vì... quá rảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét