“Tour du lịch 0đ dành cho khách Trung Quốc” chỉ là “cái bẫy chuột”
03/04/2017 - Anh bạn của tôi bảo mấy hôm trước lên Móng Cái nhìn du khách Trung Quốc ùn ứ ở cửa khẩu chờ nhập cảnh mà thất kinh. Mấy bạn ở Móng Cái thì bảo ngày nào trên này cũng có tắc đường. Tất cả là nhờ những tour đường bộ "Du lịch Việt Nam 0đ".
Khách Trung Quốc chờ làm thủ tục nhập cảnh
Việt Nam tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
Phải thừa nhận người TQ là bậc thầy về bán lẻ và khả năng lũng đoạn, bắt một thị trường phải vận hành theo cách của họ. Hãy tưởng tượng giờ có công ty quảng cáo "Du lịch Trung Quốc 5 ngày 4 đêm giá 0₫" thì bạn có muốn thử không? Kiểu gì đến 80% chả tặc lưỡi "Cứ thử đi, mất gì!". Những người TQ không giầu có ở các tỉnh ven biên cũng vậy thôi, họ cũng có nhu cầu đi du lịch, giá rẻ đã tốt lắm rồi nói gì là miễn phí lại còn sang hẳn nước ngoài. Huống chi nhà tổ chức có cam kết dịch vụ hẳn hoi chứ không phải lừa.
Trước tiên khẳng định đi du lịch Việt Nam gồm ăn ở đi lại trong vài ngày mà "không mất xu nào" là có thật. Du khách TQ được cung cấp dịch vụ vận chuyển, khách sạn và bữa ăn miễn phí, đúng tiêu chuẩn cam kết, mấu chốt nằm ở tiêu chuẩn như thế nào thôi. Một chủ nhà hàng cho biết, khách du lịch người Việt Nam ăn một bữa tối thiểu ở mức 100 nghìn đồng/người trở lên, nhưng những du khách nước ngoài này (khách Trung Quốc) mức ăn của họ chỉ được đặt khoảng 60 – 70 nghìn đồng, thậm chí có lúc chỉ là 50 nghìn/suất mà vẫn phải đầy đủ thậm chí cả tráng miệng. Chủ yếu là các món rau, loáng thoáng thêm thịt trứng…được trình bày lọt thỏm trong những cái đĩa to. Nhiều khi khách ngồi vào bàn, chỉ chưa đến 10 phút là bát đĩa đã sạch bách “như chùi”, hướng dẫn viên có khi còn chưa kịp ăn miếng cơm vào miệng đã phải lên đường…
Nhưng rõ ràng dẫu ăn rẻ hay đắt thì cũng vẫn phải trả tiền, vậy công ty đó lấy tiền đâu ra chi trả trong khi họ không thu một đồng nào của khách Trung Quốc? Họ đã có cách của họ.
Đầu tiên các công ty du lịch lữ hành Trung Quốc sẽ "bán khách" cho đối tác là một công ty Việt Nam thu phần nào tiền chi phí của họ trước, cũng có những công ty Trung Quốc đội lốt bằng cách nhờ người Việt đứng tên mở công ty tại Việt Nam. Tiếp theo các công ty Việt Nam sẽ "bán khách" cho các hướng dẫn viên (HDV) nhận thầu với giá từ 500.000đ - 1.000.000đ mỗi khách. Nghe ngược đời chưa? Nhưng đúng là HDV phải bỏ tiền ra để mua đoàn. HDV này có thể là người Trung Quốc hoặc người Việt và thường là song hành. Vậy là vốn ban đầu của HDV đã mất vài chục triệu rồi. Không thu hồi được thì thì cũng chả mấy mà phải bỏ nghề.
Để “hồi vốn” thì trước tiên HDV chào mời khách mua các dịch vụ tham quan. Không lẽ đi du lịch mà chỉ ngồi trên xe, cũng phải xuống tàu xem cái vịnh Hạ Long nó đẹp ra sao, hang động nó quyến rũ thế nào hay thành cổ Hà Nội có cái gì khác so với Tử Cấm Thành... Đương nhiên cái này không có trong điều kiện tour, vậy thì các “lão bản” (cách gọi vui của khách Trung Quốc) vui lòng móc tiền túi ra đóng thêm. Giá có thể đắt gấp vài lần thực tế. Phải chấp nhận chứ, bán lẻ khác bán buôn, huống hồ du khách là đối tượng dân trí không cao, phần đông hạn chế ngoại ngữ thì cái việc tự lọ mọ là không thể, mà dẫu “có thể” thì HDV khắc có biện pháp vô hiệu hóa. Đương nhiên sẽ có người đọc xong đến đây thì thắc mắc "Tôi không mua thì làm gì tôi!". Không thể ngồi đấy mà cãi. Việc đăng ký các dịch vụ thêm này được thực hiện khi vào sâu nội địa Việt Nam vài trăm km. Khách nào cương quyết không mua các dịch vụ thì sẽ nhận được lời khuyên "lão bản đi du lịch mà không mua các dịch vụ tham quan thì đi làm gì? Thôi cứ ngồi đây chờ lúc nào có xe công ty trả khách thì tôi gửi quay lại biên giới cho". Khách đảm bảo run như cầy sấy. Bỗng dưng du khách trở thành con tin trong tay của chính họ.
Một cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc.
Tiếp theo là vào các điểm mua sắm "chỉ bán cho khách Trung Quốc". Nhiều người Việt Nam từng ồn ào trên mạng vì chuyện "kì thị" này nhưng ở góc độ nào đó nên cám ơn vì họ không bán hàng cho người bản xứ. Thượng vàng hạ cám đều có bán nhưng bán với giá trên trời và nguồn gốc xuất xứ thì trời cũng chả biết. Hầu hết đều do các ông chủ Trung Quốc đứng sau chỉ đạo "cạo lông"...khách thì hỉ hả mua được đặc sản Việt Nam mà không biết có khi do chính “thằng hàng xóm trong làng mình” sản xuất... Từng đoàn du khách lễ mễ ôm cả những tấm đệm giường “cao su thiên nhiên” to tướng mang về .
Một bạn HDV than thở: "Có lúc em cũng thấy bất nhẫn nhưng mà vòng xoáy nó thế. Không làm thì cạp đất mà ăn. Bọn em cũng muốn được nhận lương và làm công việc của mình một cách bình thường nhưng thị trường nó không cho phép. Mình không làm cũng sẽ có người khác làm hoặc đích thân HDV Trung Quốc làm". Vì vậy nhiều lúc cũng lấn bấn như thằng buôn chuyến. Trong nhà tích trữ cả yến "cao hổ" và "cao con hổ" mà "bệnh gì dùng cũng khỏi", hay "trầm hương, kỳ nam sản vật chỉ có VN khai thác được"....Có những thứ đồ "lìu tìu" mà tỷ lệ lợi nhuận đạt tới vài chục lần vốn. Có lẽ thiếu mỗi bán tăm với kẹo cao su là đủ tiêu chuẩn một hàng tạp hóa.
Nhiều người Việt Nam tỏ thái độ rất ghét các du khách Trung Quốc vì sự xô bồ ồn ào, nhưng nếu hiểu thì đôi khi sẽ thấy họ đáng thương hơn. Đương nhiên việc cư xử không đúng chuẩn mực gây ra sự khó chịu cho người xung quanh, nhưng cơ bản là do tầm văn hoá của họ, chính vì vậy mà họ khó có thể trở thành một "Thượng đế" được chào đón. Có những lúc vào nhà hàng dùng cơm, khách còn tranh cãi nhau để giành… chỗ ngồi, thậm chí sẵn sàng “vung quyền tung chưởng”, HDV chỉ việc nói một câu "bao giờ các lão bản cãi nhau xong thì tôi mới cho dọn đồ ăn" vậy là ngoan ngoãn ai vào chỗ nấy. Đói ngấu rồi mà. Bạn HDV kể lại lắc đầu: “Vừa buồn cười vừa thương anh ạ”.
Nhưng rõ ràng dẫu ăn rẻ hay đắt thì cũng vẫn phải trả tiền, vậy công ty đó lấy tiền đâu ra chi trả trong khi họ không thu một đồng nào của khách Trung Quốc? Họ đã có cách của họ.
Đầu tiên các công ty du lịch lữ hành Trung Quốc sẽ "bán khách" cho đối tác là một công ty Việt Nam thu phần nào tiền chi phí của họ trước, cũng có những công ty Trung Quốc đội lốt bằng cách nhờ người Việt đứng tên mở công ty tại Việt Nam. Tiếp theo các công ty Việt Nam sẽ "bán khách" cho các hướng dẫn viên (HDV) nhận thầu với giá từ 500.000đ - 1.000.000đ mỗi khách. Nghe ngược đời chưa? Nhưng đúng là HDV phải bỏ tiền ra để mua đoàn. HDV này có thể là người Trung Quốc hoặc người Việt và thường là song hành. Vậy là vốn ban đầu của HDV đã mất vài chục triệu rồi. Không thu hồi được thì thì cũng chả mấy mà phải bỏ nghề.
Để “hồi vốn” thì trước tiên HDV chào mời khách mua các dịch vụ tham quan. Không lẽ đi du lịch mà chỉ ngồi trên xe, cũng phải xuống tàu xem cái vịnh Hạ Long nó đẹp ra sao, hang động nó quyến rũ thế nào hay thành cổ Hà Nội có cái gì khác so với Tử Cấm Thành... Đương nhiên cái này không có trong điều kiện tour, vậy thì các “lão bản” (cách gọi vui của khách Trung Quốc) vui lòng móc tiền túi ra đóng thêm. Giá có thể đắt gấp vài lần thực tế. Phải chấp nhận chứ, bán lẻ khác bán buôn, huống hồ du khách là đối tượng dân trí không cao, phần đông hạn chế ngoại ngữ thì cái việc tự lọ mọ là không thể, mà dẫu “có thể” thì HDV khắc có biện pháp vô hiệu hóa. Đương nhiên sẽ có người đọc xong đến đây thì thắc mắc "Tôi không mua thì làm gì tôi!". Không thể ngồi đấy mà cãi. Việc đăng ký các dịch vụ thêm này được thực hiện khi vào sâu nội địa Việt Nam vài trăm km. Khách nào cương quyết không mua các dịch vụ thì sẽ nhận được lời khuyên "lão bản đi du lịch mà không mua các dịch vụ tham quan thì đi làm gì? Thôi cứ ngồi đây chờ lúc nào có xe công ty trả khách thì tôi gửi quay lại biên giới cho". Khách đảm bảo run như cầy sấy. Bỗng dưng du khách trở thành con tin trong tay của chính họ.
Một cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc.
Tiếp theo là vào các điểm mua sắm "chỉ bán cho khách Trung Quốc". Nhiều người Việt Nam từng ồn ào trên mạng vì chuyện "kì thị" này nhưng ở góc độ nào đó nên cám ơn vì họ không bán hàng cho người bản xứ. Thượng vàng hạ cám đều có bán nhưng bán với giá trên trời và nguồn gốc xuất xứ thì trời cũng chả biết. Hầu hết đều do các ông chủ Trung Quốc đứng sau chỉ đạo "cạo lông"...khách thì hỉ hả mua được đặc sản Việt Nam mà không biết có khi do chính “thằng hàng xóm trong làng mình” sản xuất... Từng đoàn du khách lễ mễ ôm cả những tấm đệm giường “cao su thiên nhiên” to tướng mang về .
Một bạn HDV than thở: "Có lúc em cũng thấy bất nhẫn nhưng mà vòng xoáy nó thế. Không làm thì cạp đất mà ăn. Bọn em cũng muốn được nhận lương và làm công việc của mình một cách bình thường nhưng thị trường nó không cho phép. Mình không làm cũng sẽ có người khác làm hoặc đích thân HDV Trung Quốc làm". Vì vậy nhiều lúc cũng lấn bấn như thằng buôn chuyến. Trong nhà tích trữ cả yến "cao hổ" và "cao con hổ" mà "bệnh gì dùng cũng khỏi", hay "trầm hương, kỳ nam sản vật chỉ có VN khai thác được"....Có những thứ đồ "lìu tìu" mà tỷ lệ lợi nhuận đạt tới vài chục lần vốn. Có lẽ thiếu mỗi bán tăm với kẹo cao su là đủ tiêu chuẩn một hàng tạp hóa.
Nhiều người Việt Nam tỏ thái độ rất ghét các du khách Trung Quốc vì sự xô bồ ồn ào, nhưng nếu hiểu thì đôi khi sẽ thấy họ đáng thương hơn. Đương nhiên việc cư xử không đúng chuẩn mực gây ra sự khó chịu cho người xung quanh, nhưng cơ bản là do tầm văn hoá của họ, chính vì vậy mà họ khó có thể trở thành một "Thượng đế" được chào đón. Có những lúc vào nhà hàng dùng cơm, khách còn tranh cãi nhau để giành… chỗ ngồi, thậm chí sẵn sàng “vung quyền tung chưởng”, HDV chỉ việc nói một câu "bao giờ các lão bản cãi nhau xong thì tôi mới cho dọn đồ ăn" vậy là ngoan ngoãn ai vào chỗ nấy. Đói ngấu rồi mà. Bạn HDV kể lại lắc đầu: “Vừa buồn cười vừa thương anh ạ”.
Hôm rồi trong khu mua sắm Printemp ở Paris (Pháp) tôi thấy một số du khách Trung Quốc vóc dáng lam lũ đang ngồi nghỉ chân. Họ ngồi ăn vã mấy cục bơ loại lấy từ bữa sáng trong khách sạn, còn liếm giấy bọc ngon lành. Chợt nghĩ chắc cũng sớm thôi, các cty Trung Quốc sẽ nghĩ ra cách làm “Du lịch châu Âu hay châu Mỹ 0đ” cho mà xem.
Chợt nhớ một câu ngạn ngữ: “Miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột”.
http://infonet.vn/tour-du-lich-0d-danh-cho-khach-trung-quoc-chi-la-cai-bay-chuot-post224490.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét