Là một người biết và nhiều lần gặp anh Châu, tôi đã bình luận trên trang của anh Châu thế này: "Đất nước tự hào có những người như anh Sanhchau Pham, một nhà ngoại giao sành sỏi. Mong anh và các nhà ngoại giao học, làm theo văn minh phương Tây và đem văn minh phương Tây về cho đất nước. Giới ngoại giao đừng say mê danh và lợi nữa (tôi không đồng tình với việc anh quảng cáo mấy chai nước; giới ngoại giao quen sống ở phương Tây không ai tự nhiên mang vài chai nước ngọt chất lượng rất kém ở VN đi Paris để uống, Paris thiếu gì nước đúng gu của anh. Chẳng lẽ có ai đó đạo diễn cho làm anh việc này ?)". Xin nói thêm chai nước là sản phẩm của một công ty Trung Quốc đầy tai tiếng ở Việt Nam. Thế giới sẽ nói gì khi biết chất lượng của chai nước này ?
Anh Sanh đã sai lầm khi quảng cáo cho Tân Hiệp Phát ?
Ben Nguyen - Truyền thông có nguyên tắc cơ bản đó là: công bằng, chính trực, sòng phẳng với công chúng.. . Vì thế, ngoại trừ các hợp đồng có nhận tiền tài trợ, mà công chúng có quyền được biết (hân hạnh tài trợ...) còn lại tất cả những sản phẩm xuất hiện trên TV, phương tiện truyền thông đều phải được lột bỏ nhãn mác, để bảo vệ công chúng và cả thương hiệu của đơn vị truyền thông.
Anh Châu đi dự tuyển vị trí TGĐ Unesco thừa biết mình sẽ trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông nên rất tích cực tự quảng bá cho cá nhân từ trước ngày đi thi, với lý do đây là nhiệm vụ mang lại sự tự hào cho Quốc gia (à, cái này tớ thấy hiện newsfeed thường xuyên). Rồi bỗng xuất hiện để quảng cáo cho 2 sản phẩm nước uống đóng chai của Tân Hiệp Phát? Bài viết hoàn toàn không có thông tin gì từ anh như: đánh giá đề thi? nhận định khả năng cạnh tranh của đại diện VN? Kế hoạch hành động trong tương lai nếu giả định trúng tuyển?..v..v...tóm lại là những thứ mà công chúng háo hức, quan tâm.
Tờ báo đăng bài và ảnh có chủ đích. Anh Châu phát ngôn rất đúng kịch bản (toàn nguồn tin giấu tên cho biết!?). Mình thì chỉ nghĩ, thế giới họ đánh giá về chúng ta thế nào nếu biết ông "thí sinh" đang tận dụng cơ hội thi cử này để kiếm tiền? Chả có nhẽ anh ấy lại ngây thơ đến độ mang nước ngọt vào chốn "tâm điểm" của truyền thông để "hạ nhiệt mùa hè" hay chữa chứng "nóng trong người"?
Mình nghĩ, đã qua rồi thời kỳ của truyền thông một chiều áp đặt. Giờ là lúc thế giới tương tác đa chiều. Muốn cài cắm hay thay đổi mindset của công chúng thì đầu tiên là phải chân thành, trở nên đáng tin cậy, có chiến lược win-win và thông điệp thuyết phục. Thế giờ nó đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét