Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Bước ngoặt Đồng Tâm

Bước ngoặt Đồng Tâm 
28/04/2017 - Cuộc khủng hoảng ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức - Hà Nội) tạm thời chấm dứt khi dân làng trao trả 19 chiến sĩ cảnh sát cơ động, tháo dỡ những hàng rào “cố thủ” ở làng Hoành sau một tuần nghẹt thở. Cả xã hội như vỡ òa vui mừng, vì không có trấn áp xảy ra, đồng thời chính quyền cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự “toàn dân làng” vì hành động được cho là bạo lực.

Những biểu ngữ được người dân treo bên ngoài hàng rào nhà văn hóa thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Như/Zing

Kết quả ấy có được sau một cuộc đối thoại vô tiền khoáng hậu, với cam kết 3 điểm của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trước sự chứng kiến của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc, Bộ Công an, chính quyền các cấp... Ít nhất, cho đến thời điểm này, nguyện vọng của người dân Đồng Tâm đã được đáp ứng, bằng những quyết định: tạm đình chỉ thi công dự án, thanh tra toàn diện đất đai, điều tra hành vi bắt người của lực lượng công vụ của chính quyền TP Hà Nội.

Qua vụ việc, dễ dàng nhận thấy, những yêu cầu của người dân Đồng Tâm là chính đáng. Họ cần được minh bạch tình trạng pháp lý của ruộng đất, cũng như quá trình thu hồi đất của chính quyền. Để đạt được những nguyện vọng ấy, họ phải hành động quyết liệt, bắt giữ con tin và “bảo vệ lãnh thổ” của làng. Cho dù, biết rất rõ như vậy là vượt rào pháp luật, dân làng vẫn bất chấp những hậu quả pháp lý mà họ có thể đối diện.

Vậy, vì sao để đạt được sự đồng thuận xác đáng, thỏa lòng dân, hay có thể nói rộng hơn là công lý thì ông Chủ tịch Hà Nội và dân làng phải dùng một thỏa thuận “giấy tay” chưa hề có trong trình tự thủ tục pháp luật? Vì sao những bức xúc của người dân Đồng Tâm đã tích trữ thời gian dài, đã nhiều lần tràn lên các đơn thư khiếu nại nhưng họ vẫn thống thiết muốn được chia sẻ, được ai đó lắng nghe? Phải chăng, đó là hệ quả của một chính quyền cơ sở xa rời dân chúng, đến mức trở thành vô hiệu lực? Là hệ quả của các văn bản pháp luật về đất đai có những vấn đề bất cập?

Những bức xúc kiểu Đồng Tâm đang là thực tế nhức nhối trong xã hội hiện nay, một lần nữa đặt ra nhu cầu cấp thiết về hoàn thiện hệ thống luật pháp của nhà nước pháp quyền.


Đối thoại với dân về những bức xúc xã hội không phải là việc xưa nay hiếm. Có thể nhắc lại câu chuyện ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) tháng 7 năm ngoái. Ngay sau khi thủ phạm Fomosa gây thảm họa môi trường biển miền Trung được công bố, người dân ở đây đã yêu cầu một cuộc đối thoại với chính quyền, để từ đó họ có những kiến nghị kịp thời đến cơ quan quản lý. Nhiều vụ việc khác cũng đã được giải quyết nhanh chóng, kịp thời sau những buổi đối thoại trực tiếp với người dân ở các địa phương trong thời gian qua.

Mặc dầu, về lý thuyết người dân có nhiều công cụ pháp lý để bày tỏ nguyện vọng của mình, đó là hoạt động bầu cử, tiếp xúc cử tri, khiếu nại, tố cáo... nhưng diễn biến của cuộc sống là vô cùng phong phú, do đó, có nhiều nơi, nhiều lúc, lãnh đạo chính quyền cơ sở quan liêu, cứng nhắc đã không lắng nghe kịp thời những đòi hỏi bức bách từ cuộc sống. Vụ việc Đồng Tâm đánh dấu một cột mốc quan trọng với phương cách giải quyết vấn đề của chính quyền trong tình huống tưởng chừng “một mất, một còn”. Nổi rõ qua vụ việc này là ý nguyện chính đáng của nhân dân được đặt lên vị trí số một, bởi ý chí chính trị bao trùm là chính quyền của dân, do dân và vì nhân dân như hiến định. Vụ Đồng Tâm còn là dịp để nhìn lại những bức xúc xã hội, thông qua các con số thống kê về khiếu nại, tố cáo. Tại cuộc họp ngày 17.4.2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai...

Với định chế “đất đai là sở hữu toàn dân”, hệ quả pháp lý là quyền tài sản của người dân về đất đai không được ghi nhận đầy đủ. Cho nên quá trình phân bổ lại nguồn lực này trong nền kinh tế thị trường, người dân luôn đứng ở thế bị động, thiệt thòi, và con số đơn từ khiếu nại, tố cáo như đã nêu là một phản ảnh sinh động.

Người dân luôn luôn đòi hỏi và giám sát quá trình thực thi pháp luật sao cho đúng đắn, công bằng, nghiêm minh. Nhưng đó chỉ là một vế của vấn đề. Từ thực tế đời sống, những nhà lập pháp cần chỉ ra các quy định bất cập chưa hợp lòng dân, hay còn nhiều lỗ hổng để những nhóm lợi ích tận dụng xâm phạm đến lợi ích của đa số dân chúng.

Những bức xúc kiểu Đồng Tâm đang là thực tế nhức nhối trong xã hội hiện nay, một lần nữa đặt ra nhu cầu cấp thiết về hoàn thiện hệ thống luật pháp của nhà nước pháp quyền, không chỉ là các quy phạm pháp luật chuyên ngành, mà còn là phải trao công cụ pháp lý cho chính người dân khi họ có nhu cầu bày tỏ nguyện vọng của mình: Luật Biểu tình vẫn nhiều lần trễ hẹn.

Duy Thông
http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/binh-luan/7896/buoc-ngoat-dong-tam.ndt

1 nhận xét:

  1. tin chúng nó thì đổ m nó thóc giống ra mà ăn...
    thứ nhất, những kẻ tham nhũng vốn có sắn, nhưng chỉ trở nên hùng hậu, đông đảo, nắm được quyền lực là nhờ những chính sách sai lầm của đảng cũng như phong cách cầm quyền của các lãnh đạo đảng...
    thứ 2, vì đảng vẫn giữ khư khư cái quyền lãnh đạo toàn diện nên, mọi sai lầm đều có thể được chỉ về lý do sau cùng: chính sách của đảng... mà đếch ai nhớ nổi đảng có bao nhiêu cái chính sách chồng chéo, thậm chí xổ toẹt vào nhau... còn cái nguy hiểm nhất là đảng đếch bao giờ nhận sai, như vậy từ lấy đâu ra tư cách mà đòi lãnh đạo ai, có mà lãnh đạo lũ sâu... và vì cái sai lầm nguy hiểm nhất này mà hiện nay, thực trạng mọi mặt kinh tế xã hội chính trị văn hóa giáo dục... ở nc ta đều trong tình trạng... thảm họa không thể xử lý nổi....
    thứ ba: theo tôi, số đảng viên chân chính vẫn còn dù rất ít, nhưng không nắm đc thực quyền, số già đã không còn sức, số trẻ thì đã ít lại còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biết là lý luận, trình độ khoa học kỹ thuật, bởi do một tay đảng đúc nên, số này ở rừng núi hải đảo vùng sâu vùng xa còn nh khó khăn... những ng này, cả già, cả trẻ ít ai nhận ra cái sai lầm căn bản của đảng, vì vậy ko có hy vọng gì, nếu họ có làm nên đột biến chi, cũng chỉ là kéo dài cái sự... giãy chết của một thứ vốn chả còn sinh khí gì... chỉ thêm nhiều nguy hiểm, mà ko chừng, khi được tiếp xúc với môi trg mới, họ còn sinh bệnh nặng hơn...
    thứ 4: với thực trạng năm bè bảy cánh hiện nay, cùng với đó là bàn tay của trung cộng đã nhúng sâu vào mọi ngóc ngách trong đảng, kiểm soát nền kinh tế chính trị, mọi giải pháp xuất phát từ đảng cộng sản đều không có hiệu quả, thậm chí là còn bị giật giây, lợi dụng...
    thứ 5: hiện nay kiểu gì thì kiểu, lợi ích mà đảng sâu mọt giành lấy bằng các thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo không bao giờ đủ chia đều cho chúng và những thành phần tay sai, chân rết, giơ đầu chịu báng.... mọi sai lầm ở cấp thấp nều xử không nghiêm thì vẫn ko giành lại được niềm tin ở ng dân, càng đổ thêm dầu vào cơn lửa nóng giận của người dân.. xử nghiêm, cấp cao hơn ko tránh được liên đới.... mà nhóm thấp này chẳng qua là học tập tấm gương đục khoét của đám cấp trên nên mới vậy... vì vậy công cuộc chống tham nhũng của đảng sẽ chả đi đến đâu, hoặc giả chỉ là vũ khí để đấm đá nội bộ, dân sẽ chả đc hg lợi gì, thậm chí, khi xong việc còn bị xử lý...
    thứ 6: tình hình quốc tế hiện nay, với nhiều biến động không lường, nền kinh tế chưa phục hồi toàn diện, sự trỗi dậy của một số quốc gia, thế lực, hay việc hướng sự chú ý của dư luận ở các nc lớn ra bên ngoài, nhằm tránh cho những vấn đề bức bối trong nc bị khoét sâu, sự cạnh tranh ngầm giữa các nước, các thế lực, liên minh quốc tế, các nước lớn ẫn tránh đối đầu quân sự trực diện, điều này khiến nhiều quốc gia nhỏ bé, khu vực có địa chính trị quan trọng, cũng là nơi giao thoa của nhiều mâu thuẫn trở thành chiến địa đẫm máu...
    thứ 7: dù có thể chưa đầy đủ, nhưng nhìn vào danh sách bên trên, ta thây vn đang mang trong mình nhiều yếu tố có thể dẫn đến trở thành một bãi chiến trường một lần nữa.... chỉ cần thêm một giọt nước nữa thôi, mọi thứ sẽ đi đến điểm ko thể vãn hồi, cầu xin sự xót thương của ông trời, làm cho mưa thuận gió hòa mà ôm lấy người dân của cái đất nước nhỏ bé này....

    Trả lờiXóa