Trung Quốc dùng chiến lược “mình ong xác ve” tấn công Việt Nam?
Tình hình làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp TQ trở nên tồi tệ khiến nền kinh tế nước này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Thay vì tìm cách cứu vãn thì họ lại đi thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) dưới sự hỗ trợ bảo bọc của chính phủ. Đây là chiến lược “mình ong xác ve” – một chiến lược đầy nguy hại của Bắc Kinh đối với kinh tế toàn cầu. Ngoài việc giải quyết vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, chiến lược này còn cho thấy ý đồ thống trị thế giới của Bắc Kinh. Và Việt Nam đang là đối tượng tấn công mạnh mẽ nhất của TQ hiện nay.
Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp ở
nhiều nước và chiến lược ‘mình ong xác ve’
Chiến lược “mình ong xác ve” là gì?M&A là những thương vụ sáp nhập hết sức bình thường trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này của phía Trung Quốc viết tắt “M&A by Chinese” lại không đơn thuần như vậy, mà nó mang nhiều trọng trách khác nhau và ở tầm chiến lược quốc gia.
“M&A by Chinese” còn được gọi là chiến lược “mình ong xác ve” – doanh nghiệp nước ngoài nhưng thuộc sở hữu của Trung Quốc” là thủ thuật “tái cơ cấu” kinh tế. Phía Bắc Kinh dùng các doanh nghiệp như “công cụ” để thực hiện các thương vụ M&A tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nền kinh tế TQ vươn vòi ra thế giới
Các thương vụ “M&A by Chinese” thực hiện trong năm 2016 chiếm gần 1/3 tổng giá trị giao dịch toàn cầu, theo The Economist đăng tải ngày 11/04/2016. Chỉ riêng quý I/2016 giá trị các vụ M&A lên tới gần 100 tỉ USD, hơn cả con số 61 tỉ USD mà họ đã thực hiện trong cả năm 2015.
Theo số liệu của Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) trong năm 2016, diễn ra 11.409 thương vụ M&A by Chinese tăng 21% so với năm 2015, với tổng giá trị tăng 11% đạt 77 tỷ USD. Trong đó, với 51 thương vụ có trị giá trên 1 tỷ USD. PwC cũng dự báo hoạt động M&A by Chinese sẽ giảm nhẹ trong năm 2017 và sẽ đạt mức kỷ lục mới vào năm 2018. Thương vụ đình đám nhất là chính là thương vụ ChemChina mua lại công ty thuốc trừ sâu và hạt giống Thụy Sĩ Syngenta với giá 43 tỉ USD.
Các quốc gia trên thế giới cảnh giác với động thái này TQ
Việc tăng tốc và đa dạng trong hoạt động của “M&A by Chinese” khiến cho chính quyền các nước nghi ngại rằng Bắc Kinh có thể dựa vào đó để phục vụ cho các mục đích phi kinh tế của họ. Vì thế các nước như Mỹ, Đức, Anh có nhiều biện pháp nhằm phá vỡ âm mưu đó.
Đầu tháng 12/2016, khi còn đương nhiệm chức vụ Tổng thống Mỹ ông Barack Obama đã quyết định can thiệp để ngăn chặn vụ Quỹ Đầu tư Phúc Kiến (Fujian Grand Chip Investment Fund-FGC) mua lại công ty điện tử Aixtron của Đức với giá 670 triệu euro, do lo ngại những công nghệ bán dẫn của Aixtron sẽ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự.
Trước đó chính phủ Mỹ cũng đã từng can thiệp vào vụ chuyển nhượng Tập đoàn hóa chất Syngenta của Thụy Sĩ với giá trị chuyển nhượng lên đến 43 tỷ USD, nhằm ngăn chặn nguy hại của thương vụ “M&A by Chinese” lịch sử này. Song đến nay, việc ngăn chặn không thành bởi không thể chứng minh được mục đích phi kinh tế của Bắc Kinh nên Mỹ đã phải chính thức chấp nhận cho thương vụ hoàn tất, theo The New York Times.
Trung Quốc tăng cường các thương vụ “M&A by Chinese” là một chiến lược “mình ong xác ve” đầy nguy hại cho kinh tế toàn cầu. Ảnh : enternews.vn.
Các nước “cấm cửa”, Trung Quốc xoay trục sang Việt Nam
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) hết ngày 20/3/2017 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, Mỹ và nhiều quốc gia khác, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Singapore. Về số vốn mua cổ phần, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đứng vị trí thứ 2.
Các thương vụ “M&A by Chinese” đình đám ở Việt Nam: Đại Phước Lotus Đồng Nai, Dự án Waterpoint (với diện tích 350ha nằm ở Long An, ngay cạnh lối mở đầu tiên của tuyến cao tốc Tp.HCM-Trung Lương), Vinacafe bán 6,2 triệu cổ phiếu cho Gaoling Fund (TQ), Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam có tới 71% cổ phần của Pokphand (TQ). Ngoài ra TQ đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp nặng tại KCN Vũng Ánh Fomosa (thép), Nhà máy kẽm Lăng Cô – Chân Mây cùng các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Vĩnh Tân, nhà máy giấy Lee&Man …
Gần đây Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho biết, hiện TQ đang tìm mọi cách mua lại các nhà sản xuất thép thua lỗ của Việt Nam. Trước đó, Công ty thép Tsing Shan Iron và Yongjin metal hợp tác đầu tư nhà máy thép không gỉ 300.000 tấn/năm tại Nhơn Trạch, Đồng Nai… Và tổng công ty Thép Việt Nam đổ hàng ngàn tỷ liên doanh với Trung Quốc để khai thác mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai, vốn đầu tư lên đến 6.000 tỷ đồng nhưng hiện nay nhà máy đang gánh lỗ 1.000 tỷ. Hầu hết các công trình có bóng dáng của doanh nghiệp TQ đều gây ra hệ lụy thi công chậm tiến độ, đội vốn, kém chất lượng, thậm chí gây ô nhiễm mô trường trầm trọng.
Âm mưu đen tối của chiến lược “M&A by Chinese”
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh những thương vụ M&A để chuyển nợ ra nước ngoài, “hòa tan” nợ của họ vào các thương hiệu, tập đoàn thế giới. Việc này sẽ làm thay đổi đòn cân nợ, thay đổi cơ cấu nợ và qua đó lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc.
Nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp
và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt.
Như vậy là từ chỗ “nợ ngập đầu ngập cổ”, sau khi thực hiện M&A thì tình hình tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc sáng hẳn lên, hệ số nợ vay/vốn sở hữu nằm ở mức “mơ ước”. Thế là doanh nghiệp lại có thể huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động của mình.
Hơn nữa khi giao dịch trên thị trường chứng khoán thì những giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được sáp nhập lúc này có bao gồm cả “nợ của doanh nghiệp TQ” trong đó và người mua cổ phiếu đương nhiên sẽ mua cả “nợ của họ”.
Ngoài nhiệm vụ chính là một bước đi dọn đường cho kế hoạch “thay tên đổi nợ” của chính phủ, để ổn định tình hình kinh tế trong nước, M&A by Chinese còn được Chủ tịch Tập Bình giao thêm trọng trách cực kỳ quan trọng: hiện thực hoá ý đồ thống trị thế giới của Bắc Kinh.
“Kinh tế gắn liền với chính trị” – một khi đã nắm được kinh tế của một quốc gia thì TQ gần như kiểm soát được nền chính trị của quốc gia đó, thông qua các con bài (doanh nghiệp) để đưa ra yêu sách buộc quốc gia đó phải đáp ứng. Và Nga hiện đang là nạn nhân của chính sách này, đương nhiên về mặt chính trị cũng không thoát khỏi sự điều khiển giật dây từ phía TQ.
Chúng ta cùng nhìn thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của doanh nghiệp TQ can thiệp từ các công trình quốc gia trọng điểm, đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Đằng sau việc tấn công ồ ạt vào nền kinh tế Việt Nam, ai dám đảm bảo rằng TQ không có mưu đồ chính trị? Liệu nền kinh tế của Việt Nam có lệ thuộc vào TQ như Nga hay không?
Nhưng trước mắt chúng ta đang bất lực trước vấn đề về chủ quyền biển Đông, mặc tình để TQ bồi đắp xây đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự, khuyến khích người dân ra đó sinh sống, xây trường học, nhà máy hạt nhân… Hay vụ Fomosa tàn phá môi trường biển của Việt Nam mà theo các chuyên gia hàng trăm năm nữa mới phục hồi lại được, ấy thế mà Fomosa chẳng những không bị đuổi cổ về nước, còn hoạt động trở lại như chưa có gì xảy ra. Vậy mà ta còn “trải thảm đỏ” chào đón các doanh nghiệp TQ ồ ạt sang Việt Nam? Liệu nền kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu? Sẽ “đi tắt đón đầu” công nghệ 4.0 như PGS. TS Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế đã khẳng định chăng?
Triết lý kinh doanh của người Trung Quốc là “hại người lợi mình”. Doanh nghiệp Việt rồi sẽ ra sao khi mà các thương vụ M&A by Chinese ồ ạt tấn công vào Việt Nam?
Bài học cảnh giác trước các mưu đồ của TQ là không bao giờ thừa. Đừng vì lợi nhuận mà biến mình thành “công cụ” cho chính phủ TQ thực hiện mưu đồ xấu xa.
Nguồn: FB Thái An
(Blue)
Nguồn: FB Thái An
(Blue)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét