Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025

Đi tìm Tổ tiên người Châu Âu

Thông tin trong bài này khá lạ. Tôi vẫn tin tổ tiên của người Việt theo thuyết bản địa, người dân và chùa chiền tin theo thuyết thiên di từ Trung Quốc xuống. Nhưng tác giả bài này cho rằng tổ tiên của người Việt từ châu Phi sang. Ngạc nhiên hơn, tác giả còn cho rằng tổ tiên của người châu Âu lại chính là người Việt di cư lên phương Bắc, mặc dù hình thức, vóc dáng của người Việt khác hoàn toàn người châu Âu... Đăng để các bạn tham khảo.
Đi tìm Tổ tiên người Châu Âu
HÀ VĂN THÙY - 
83.000 năm trước, 15.000 người châu Phi vượt cửa Hồng Hải đi về phương Đông. Sau cuộc hành trình 13.000 năm, có 6000 người may mắn tới được Việt Nam. 50.000 năm trước, cuộc bùng nổ dân số xảy ra, đưa 100.000 người Việt đi ra làm nên dân cư Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Úc và Ấn độ. 
40.000 năm trước, do thời tiết thuận lợi, làm nên cuộc bùng nổ nhân số thứ hai, đưa 40.000 người Việt Nam đi lên Đông Á, làm nên dân cư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và tổ tiên người bản địa châu Mỹ. Một dòng 10.000 người Việt từ Tây Hoa lục đi qua Trung Á, tới vùng đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Tại đây họ gặp khoảng 4000 người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus tới. Hai dòng người hòa huyết cho ra 14.000* người sắc da ngăm đen, là tổ tiên người châu Âu.

I. Những cuộc tìm kiếm

Nhiều người than rằng, tới tận hôm nay mà dân châu Âu vẫn không biết tổ tiên họ là ai?! Nghe lời than thật buồn nhưng đúng vậy, sau bao công tìm kiếm nhưng tổ tiên châu Âu vẫn vô vọng. Thật cám cảnh cho vùng đất văn minh rực rỡ một thời với Kinh đô Ánh sáng Paris, với trung tâm trí tuệ Berlin … mà đến nay nguồn cội của mình chưa tìm được! Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao vậy? Có phải vì, khác các tộc người khác, cội nguồn châu Âu bí hiểm hơn? Hoặc vì người châu Âu chưa biết cách tìm?

1. Giả thuyết Kurgan

Có lẽ, giả thuyết Kurgan là ý tưởng lớn nhất đem lại hy vọng cho người châu Âu tìm nguồn cội. Quả thật, tôi không hiểu nổi vì sao có người bịa ra câu chuyện hư cấu thô thiển đến vậy? Càng không hiểu sao nhiều người tin, niềm tin ảo kéo dài đến bảy phần mười thế kỷ?! Người Kurgan là ai, từ đâu ra, tiếng mẹ đẻ của họ là gì? Vì sao họ từ bỏ tiếng nói của mình để học PIE xa lạ? Tiếng PIE từ đâu ra, có phải Thượng đế ban riêng cho nhứng đứa con của thảo nguyên để thống trị dân Tây Âu? Lại nữa, cuộc xâm lăng Kurgan có không? Một khi chưa trả lời được những câu hỏi trên thì xin đừng vội nói gì đến một giả thuyết! Cũng như người du mục Kurgan, người săn hái Tây Âu là những cộng đồng cơ động như gió thoảng. Làm sao có thể buộc họ từ bỏ tiếng mẹ đẻ để học tiếng PIE xa lạ? Thật buồn khi trí tuệ lớn châu Âu phải bỏ ra bằng nấy thời gian để chơi một trò chơi vô tăm tich!

2. Giả thuyết Anatolia

Giả thuyết thứ hai được đưa ra, cho rằng vùng đất Anatolia của Hy Lạp là cội nguồn của PIE. Ít nhất đã hai người đưa ra giả thuyết này nhưng rồi vì không thể chứng minh, họ đành bỏ cuộc để đầu hàng thuyết Kurgan!

Là người từng tập trung hàng chục năm tìm cội nguồn tộc Việt, tôi rất thông cảm với nỗi bức xúc của bạn bè châu Âu nên muốn chia sẻ đôi điều.

Năm 2004, bất ngờ trong đêm đọc được tin trên tờ báo tiếng Việt ở Cali giới thiệu bài của Y. Chu nói rằng, “người tiền sử châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước”, tôi lặng người xúc động vì biết đây là sự kiện lớn, không chỉ sẽ làm thay đổi lịch sử mà còn cả vận mệnh dân tộc Việt. Từ đó tôi bỏ mọi công việc văn chương để tập trung đi tìm nguồn cội. Khi nhận được bài Ra khỏi châu phi chiếm lĩnh thế giới, tôi sung sướng muốn nghẹn thở vì tác giả, Giáo sư Stephen Oppenheimer như người cầm tay dắt tôi đi trên con đường mà tổ tiên xưa bước ra từ châu Phi. 

Bất giác tôi thuộc nhập tâm những dòng chữ quý giá này: “40.000 năm trước, do nhiệt độ tăng lên, dẫn tới cuộc bùng nổ nhân số, đưa người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Một bộ phận đi lên Đông Bắc Á để 30.000 năm trước qua eo Bering xâm nhập châu Mỹ. Từ phía Tây Hoa lục, một dòng người đi vào Trung Á. Dừng lại một thời gian để tăng nhân số rồi đoàn người xâm nhập vùng đất ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Tại đây họ gặp người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus tới. Hai dòng người hòa huyết, sinh ra người European với làn da sậm màu, là tổ tiên của người châu Âu.”

Rồi từ khảo cứu nhiều nguồn tư liệu, tôi phát hiện “20.000 năm sau khi người châu Phi tới Việt Nam, đã có cuộc bùng nổ nhân số đưa người Việt ra chiếm lĩnh Đông Nam Á, vùng Nam Thái Bình Dương, châu Úc và tiểu lục địa Ấn Độ. 10.000 năm sau, cuộc bùng nổ nhân số thứ hai đưa người từ Việt Nam lên làm chủ châu Á, châu Mỹ và châu Âu! Vậy là tổ tiên người Việt sinh ra con đàn cháu đống làm nên nhân loại ngoài châu Phi…”

Đấy là tư liệu của năm 2003, kết quả của việc giải trình tự DNA dân cư đang sống trên khắp thế giới. Một việc thần kỳ. Tuy rất tin vào khoa học nhưng trong thâm tâm vẫn mang mang nỗi hoài nghi vì không nhìn thấy, không sờ thấy! Nhưng rồi năm 2013, Giáo sư Svante Paabo cùng đồng nghiệp hỏi chuyện những mảnh xương đùi của người cổ tìm được trong hang Điền Nguyên Chu Khẩu Điếm, công bố thông tin tuyệt vời: “Người từ Hòa Bình Việt Nam tới 40.000 năm trước, ông là tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và là thủy tổ người bản địa châu Mỹ.” 

Bái phục thiên tài của nhóm Paabo nhưng tôi chưa chịu, vì Paabo phủ định khám phá của Oppenheimer chục năm trước. Do nghi ngờ kết quả của nhóm Paabo, tôi truy cập tiếp thì gặp hai tài liệu: First Europeans Came From Asia, Not Africa, Tooth Study Suggests. (1) Cho thấy, cá thể GoyetQ116-1 ở Bỉ 35.000 năm trước, có bộ gen gần với người Điền Nguyên. Và một tài liệu khác A genetic history of migration, diversification, and admixture in Asia (2) cho biết: “Người đàn ông Tianyuan thể hiện mối quan hệ di truyền độc đáo với GoyetQ116-1 từ Hang Goyet ở tỉnh Namur, Bỉ. Ông chia sẻ nhiều alen với những người ngày nay từ các bộ lạc Surui và Karitiana ở Brazil hơn là với các nhóm người Mỹ bản địa khác, cho thấy rằng quần thể có liên quan đến người Tianyuan đã từng phổ biến ở Đông Á.” Vậy là đã rõ. Đúng như khám phá của Oppenheimer mười năm trước, hậu duệ của người Điền Nguyên góp phần làm nên tổ tiên người châu Âu.

Khảo cứu sâu hơn về sự hình thành dân cư châu Âu, tôi phát hiện, 40.000 năm trước, có 40.000 người từ Hòa Bình Việt Nam đi lên Hoa lục. Trong đó có 10.000 người từ Hoa lục qua Trung Á, vào đất Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày nay. Còn người Europid từ Trung Đông qua có khoảng 4000. Hai dòng người làm nên dân cư châu Âu đầu tiên khoảng 14.000 người. Ở buổi đầu sinh thành mà có số người như vậy quả là cộng đồng lớn. Người Hòa Bình vừa trải qua cuộc bùng nổ nhân số nên có sức sống mạnh mẽ. Về ngôn ngữ, người Việt góp cho tổ tiên châu Âu ngôn ngữ giầu có và tiến bộ nhất thời bấy giờ. Cộng với ngôn ngữ của người Europid chủ yếu mang từ châu Phi sang nên ngôn ngữ của tổ tiên người châu Âu là ngôn ngữ giầu có và đa dạng.

Như vậy, tôi đã tìm ra tổ tiên người châu Âu gồm người Hòa Bình từ Việt Nam tới và người Europid từ Trung Đông sang. Kết quả nghiên cứu, tôi đã viết trong cuốn sách Out of Vietnam Explore In The World do Nhân Ảnh Publisher Hoa Kỳ, xuất bản năm 2021. Trong đó có những dòng: “Trong khi dòng người đi về phía Đông trải qua cuộc hành trình như vậy thì chủng tộc Europid do bị hạn chế bởi băng giá nên vẫn còn loanh quanh trên Bán đảo Ả Rập. 52.000 năm trước, nhờ khí hậu tốt hơn, họ từ Yemen đã đến Trung Đông. 40.000 năm trước, từ Trung Đông, họ đã vượt eo biển Bosphorus để vào châu Âu. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ngày nay, chủng tộc Europid đã gặp Australoid Việt đến từ Đông Á. Hai dòng máu lai sinh ra người châu Âu da đen là tổ tiên của dân cư châu Âu ngày nay. Người châu Âu sống bằng nghề săn bắt hái lượm, lan rộng khắp châu Âu, được gọi là những người săn bắt hái lượm châu Âu (EHG). Khoảng 25.000 năm trước, một dòng EHG từ Tây Âu đã tràn vào Trung Á. Tại đây, số lượng ngày càng tăng, dòng người tràn vào miền Nam nước Nga, Nội Á và về phía Đông, tới biên giới Đông Á. Khoảng 10.000 năm trước, khi Kỷ băng hà kết thúc, họ đã thuần hóa cừu, dê, bò và chuyển sang lối sống du mục.”(p.180)

Khi đó tôi gọi tổ tiên người châu Âu là European. Nhưng sau này suy nghĩ lại, để chính xác khoa học và công bằng, phải đặt tên là Viet-European. Bởi lẽ, trong bộ gen cũng như tiếng nói của tổ tiên dân cư châu Âu không hề có yếu tố Ấn Độ.

II. Nguyên nhân châu Âu chưa tìm ra tổ tiên của mình.

Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, vật cản lớn nhất khiến châu Âu chưa tìm ra nguồn cội của mình là cái bẫy tri thức do chính họ giăng ra. Từng một thời là trung tâm của trí tuệ nhân loại, trong lĩnh vực khoa học nhân văn, Tây Âu là nơi sáng tạo nhiều giả thuyết khoa học, nổi bật là Ngôn ngữ học lịch sử. Là quê hương của những nhà truyền giáo nên Tây Âu đi tiên phong nghiên cứu tiếng nói thế giới. Từ đó nhiều nhà ngữ học và nhiều lý thuyết ngôn ngữ ra đời. Tuy nhiên, thời đó do chưa hiểu biết về lịch sử hình thành các chủng tộc nên việc xếp loại các họ ngôn ngữ chưa đủ cơ sở khoa học mà dựa trên suy luận chủ quan của các nhà ngữ học uy tín. Từ đó nhiều họ ngôn ngữ được sắp xếp thiếu chính xác. Nhưng do đó là ý kiến của các vị “tổ sư’ nên được đông đảo chấp nhận và mặc nhiên trở thành khuôn vàng thước ngọc, được áp dụng rộng rãi. Ngôn ngữ Indo-European là một thí dụ. Trong tình hình tri thức lúc đó chưa cho phép biết nguồn gốc con người cũng như ngôn ngữ châu Âu là gì. Nhưng theo quyết định của các bậc thầy, mặc nhiên đó là Indo-European. Vì vậy, đến nay cứ theo “truyền thống” đó, áp đặt ngôn ngữ châu Âu là Indo-European.

Tuy nhiên khi nghiên cứu quá trình hình thành ngôn ngữ châu Âu, ta thấy, dân cư châu Âu do người Europid từ châu Phi tới và người Lạc Việt từ Hòa Bình Việt Nam sinh thành. Nhưng theo truyền thống, các viện nghiên cứu và các đại học mặc nhiên gọi là Indo-European. Vì vậy khi đi tìm nguồn gốc người châu Âu theo Indo-European thì không gặp vì trên thực tế, di truyền cũng như ngôn ngữ của người châu Âu là Viet-European. Không thể tìm được điều không hề có!

Nguyên do thứ hai là châu Âu quá nhiều nhà thông thái. Ai cũng muốn đặt ra giả thuyết rồi lo o bế “giả thuyết” của mình mà không chịu nghe người khác. Vì vậy xảy ra tình trạng người ta chỉ đọc của mình mà ít chịu đọc người khác! Vì thế, trong bài viết năm 2003, Oppenheimer đã nói rất rõ về quá trình hình thành dân cư châu Âu. Nhưng sau khi ông từ bỏ bài viết thì tất cả dân châu Âu nghe theo một cách thụ động. Không ai đi tới cùng xem tác giả đúng hay sai. Vì vậy điều đúng đắn thì bỏ để rồi vất vả đi tìm cái mới!

III. Kết luận

83.000 năm trước, 15.000 người châu Phi vượt cửa Hồng Hải đi về phương Đông. Sau cuộc hành trình 13.000 năm, có 6000 người may mắn tới được Việt Nam. 50.000 năm trước, cuộc bùng nổ dân số xảy ra, đưa 100.000 người Việt đi ra làm nên dân cư Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Úc và Ấn độ. 40.000 năm trước, do thời tiết thuận lợi, làm nên cuộc bùng nổ nhân số thứ hai, đưa 40.000 người Việt Nam đi lên Đông Á, làm nên dân cư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và tổ tiên người bản địa châu Mỹ. Một dòng 10.000 người Việt từ Tây Hoa lục đi qua Trung Á, tới vùng đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Tại đây họ gặp khoảng 4000 người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus tới. Hai dòng người hòa huyết cho ra 14.000* người sắc da ngăm đen, là tổ tiên người châu Âu. Có lẽ đó là kịch bản tuyệt vời nhất về sự hình thành dân cư châu Âu.

Gọi tên tổ tiên người châu Âu thế nào? Đúng theo di truyền và lịch sử, phải gọi cộng đồng làm nên tổ tiên châu Âu là Viet-European. Vào thời điểm tổ tiên người châu Âu ra đời, ba dòng người từ Việt Nam đi ra 40.000 năm trước là Indonesian, Melanesian và Vedoid đang mải khai phá phía Đông và Nam đất Ấn Độ. Vì vậy từ châu Á chưa ai có đủ khả năng đi tới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Dòng người từ Tây Hoa lục qua Trung Á tới là dân cư duy nhất làm nên tổ tiên châu Âu. Máu huyết và tiếng nói tổ tiên châu Âu không dính líu gì tới Ấn Độ. Tên gọi Indo-European là sự áp đặt sai lầm vào thế kỷ XVIII của học giả Ngôn ngữ học lịch sử.

Một điều cần làm là cùng với việc tìm được tổ tiên, người châu Âu có trách nhiệm thiêng liêng trả lại tên thực sự cho tổ tiên của mình. (Đọc thêm một tư liệu ở dưới bài này)

Saigon 6.4.2024

Tài liệu tham khảo:

1. Coghlan. First Europeans Came From Asia, Not Africa, Tooth Study Suggests. http://africascience.blogspot.com/2007/08/first-europeans-came-from-asia-not.html)

27. Yang, Melinda A.A. A genetic history of migration, diversification, and admixture in Asia

https://www.researchgate.net/publication/357633871_A_genetic_history_of_migration_diversification_and_admixture_in_Asia

*Những con số ở đây là một cách dự đoán của tác giả dựa trên việc “hỏi” con lắc cảm xạ. Những con số trên không thể kiểm chứng nhưng gần với sự thật.

Nghiên cứu về răng cho thấy người châu Âu đầu tiên đến từ châu Á, không phải châu Phi
Kate Ravilious cho National Geographic News, ngày 6 tháng 8 năm 2007

Một phân tích mới về hơn 5.000 chiếc răng cổ cho thấy những người thực dân đầu tiên của châu Âu đến từ châu Á, không phải châu Phi.
Các nhà nghiên cứu theo truyền thống cho rằng châu Âu đã định cư theo từng đợt bắt đầu từ khoảng hai triệu năm trước, khi tổ tiên cổ đại của chúng ta - được gọi chung là người vượn - đến từ châu Phi.
Nhưng hình dạng răng của một số loài người vượn cho thấy rằng những người đến từ châu Á đóng vai trò lớn hơn trong việc thực dân hóa châu Âu so với những người vượn trực tiếp từ châu Phi.
Các nhà khoa học lưu ý rằng những người vượn châu Á này ban đầu có thể đến từ châu Phi, nhưng đã tiến hóa độc lập trong một thời gian.
(Có liên quan: "Liệu con người thời kỳ đầu xuất hiện đầu tiên ở Châu Á, không phải Châu Phi?" [27 tháng 12 năm 2005].)
"Châu Á cũng là một trung tâm quan trọng cho quá trình hình thành loài người", Maria Martinón-Torres, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia về sự tiến hóa của con người ở Burgos, Tây Ban Nha, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này cho thấy rằng cây phả hệ của người vượn có thể phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây (khám phá bản đồ tương tác về quá trình di cư của con người).
An toàn về mặt di truyền
Các loài thuộc chi Australopithecus và chi Homo đã đến Châu Âu từ khoảng hai triệu đến 300.000 năm trước.
Cho đến gần đây, việc thiếu hóa thạch từ thời kỳ này đã khiến việc ghép nối các mô hình tiến hóa và di cư của người vượn trở nên khó khăn.
Nhưng bằng cách sử dụng các phát hiện hóa thạch mới nhất, Martinón-Torres và các đồng nghiệp đã có thể kiểm tra hơn 5.000 chiếc răng từ bộ xương Australopithecus và Homo có niên đại hai triệu năm từ Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.
Hình dạng của răng cung cấp manh mối về dòng dõi di truyền của từng loài.
"Răng giống như hộp an toàn của mã di truyền", Martinón-Torres cho biết.
Đó là bởi vì - so với xương - răng thay đổi hình dạng rất ít sau khi hình thành và hình dạng của chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của di truyền.
Các nhà nghiên cứu đã phân loại từng chiếc răng bằng hơn 50 chỉ số, chẳng hạn như kiểu khe nứt, kích thước tổng thể và tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng.
"Chúng tôi đã xem xét toàn bộ cảnh quan của răng - núi, thung lũng, gờ - mọi thứ", Martinón-Torres cho biết.
Họ phát hiện ra rằng răng của người châu Âu giống với răng của người châu Á hơn là răng của người châu Phi.
Tuy nhiên, kết quả không loại trừ ảnh hưởng của người châu Phi đối với gen của người châu Âu.
"Phát hiện này không nhất thiết ngụ ý rằng không có dòng chảy di truyền giữa các lục địa", Martinón-Torres và các đồng nghiệp viết trong bài báo của họ, "nhưng nhấn mạnh rằng sự trao đổi này có thể diễn ra theo cả hai hướng".
Công trình này sẽ được công bố trên ấn bản ngày mai của Biên bản của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Di cư lưu động
Thay vì một dòng người một chiều đến từ Châu Phi, Martinón-Torres và các đồng nghiệp cho rằng phải có một mô hình di cư lưu động hơn.
"Chỉ vì mọi người rời khỏi Châu Phi không có nghĩa là họ không thể quay lại và quay trở lại", bà nói.
Nhà nghiên cứu cũng tin rằng khí hậu, thực phẩm và địa lý là những yếu tố ảnh hưởng chính đến mô hình di cư của người vượn.
Ví dụ, sa mạc Sahara là rào cản lớn đối với việc di chuyển ra khỏi Châu Phi và trực tiếp vào Châu Âu (xem ảnh và đọc bài viết liên quan về các vận động viên đã chạy qua sa mạc Sahara vào đầu năm nay).
Thay vì vật lộn băng qua sa mạc Sahara, có vẻ như tổ tiên loài người đã phân tán theo nhiều hướng trước khi đến Châu Âu.
Erika Hagelberg, một nhà di truyền học đến từ Đại học Oslo ở Na Uy, rất ấn tượng với nghiên cứu này, nhưng thận trọng về cách diễn giải nghiên cứu này.
"Nghiên cứu cho thấy tác động di truyền của châu Á lên châu Âu mạnh hơn so với châu Phi. Nhưng răng không thể cho chúng ta biết hướng hoặc thời điểm con người di cư", bà nói.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới này bổ sung cho các nghiên cứu gen trực tiếp và ủng hộ ý tưởng rằng người vượn tiến hóa độc lập ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
"Răng hóa thạch là một cách để nghiên cứu các đặc điểm của những người trong quá khứ", Hagelberg nói, "và giúp cân bằng công việc đang được thực hiện trên gen của những người còn sống ngày nay".

1 nhận xét: