Thời sự: Sáp nhập tỉnh (Kỳ 1)
FB Nguyễn Thông 30-3-2025 - Hôm nay 30-3-2025, trên báo Tuổi Trẻ có bài về chuyện này: “Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập?”. Cứ như lời một ông “nguyên” (giờ có còn làm gì nữa không thì chả rõ, bởi những từ “nguyên”, “cựu”, “đương” lâu nay bị nhập nhèm) là Bùi Tất Thắng – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) thì:Thành phố Huế không cần sáp nhập với tỉnh nào bởi nó mới được (trung ương và quốc hội) công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Giời ạ, lý do lý trấu, rất vớ vẩn.
Nếu đó là lý do để không sáp nhập Huế với tỉnh khác thì chẳng qua nhằm chữa cái thẹn về tầm nhìn thiển cận, biết sắp có đợt sáp nhập mà vẫn cứ làm liều. Vả lại, dù có là thành phố trực thuộc trung ương đi chăng nữa thì đâu có nghĩa được đặc cách, hãy coi Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ kia kìa.
Ông Thắng cũng giải thích các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và một số tỉnh khác không cần sáp nhập bởi lý do quốc phòng, an ninh. Cũng vớ vẩn nốt. Đó là thứ lý do rất chung chung, cũng như nhà nước muốn thu hồi đất của ai cứ trưng lý do quốc phòng an ninh, cấm cãi. Cả nước này chỗ nào mà chẳng quốc phòng, an ninh.
Ông Thắng còn nói các tỉnh ấy có đường biên giới dài với nước láng giềng, chẳng hạn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tôi hỏi ông, biên giới với Lào “tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” mà lo đến thế ư? Sáp nhập cả Lào còn được, ở đó mà lo. Vậy những Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, mấy tỉnh Tây Nguyên không có biên giới với Campuchia chắc, ngắn chắc? Chỗ đáng lo sao không thấy lo.
Đưa mấy ông cơ hội như vậy ra bảo vệ cho đường lối chính sách, khác gì sổ toẹt vào chính sách đường lối, lợi bất cập hại.
Tôi nói thật, vì lý do uẩn khúc nào đó, nếu bề trên quyết giữ Hà Tĩnh, Nghệ An không cần theo chủ trương sáp nhập để tháo những điểm nghẽn, thì vụ sáp nhập này coi như xong, thất bại, dân hết tin tưởng vào động cơ trong sáng của nó, bởi nó đã được “nâng đỡ không trong sáng”.
(Còn tiếp)
------------------
30/03/2025 Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập?
NGỌC AN - Việc giữ lại 11 tỉnh thành và sắp xếp 52 tỉnh thành theo đề xuất của Bộ Nội vụ căn cứ theo các tiêu chí mà Bộ Chính trị đã xem xét, thống nhất.
Các tiêu chí được tính đến khi sáp nhập tỉnh thành là về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; về địa kinh tế; về địa chính trị; về quốc phòng, an ninh.
Chú trọng các địa bàn trọng yếu
Trong đó, về tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng với quy định tại nghị quyết 1211/2016 và nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc tương đồng, đảm bảo khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc mỗi địa phương.

11 tỉnh thành được đề xuất giữ nguyên, bức tranh kinh tế ra sao?
Về tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bổ và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung.
Về tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy và chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.
Về tiêu chí về quốc phòng an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh bảo đảm quốc phòng an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu.
Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đề xuất có 11 đơn vị hành chính được giữ nguyên là: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

(Theo Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính do Bộ Nội vụ xây dựng)
Nên căn cứ từng trường hợp cụ thể
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng mặc dù có những tiêu chí được thống nhất, nhưng khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể.
Trong đó yếu tố quan trọng nhất để giữ nguyên hay thực hiện sáp nhập một tỉnh thành là ngoài các yếu tố "cứng" như diện tích, dân số mà điều quan trọng là cần tạo nên không gian, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương, phải liên kết và khai thác được các tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, hướng tới phát triển bền vững cho đất nước.
Với các TP trực thuộc trung ương, phương án hiện nay đang được đề xuất là giữ nguyên hai TP Hà Nội và Huế, còn lại 4 TP khác là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM sẽ thực hiện việc sắp xếp lại.
Theo ông Thắng, việc giữ nguyên Hà Nội và Huế sẽ phù hợp hơn, khi Hà Nội đã thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 và sáp nhập Hà Tây, còn Huế vừa mới được công nhận là TP trực thuộc trung ương từ đầu năm nay.
Đối với các tỉnh thành khác, PGS.TS Thắng cho rằng việc giữ lại các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thì có thể liên quan tiêu chí về quốc phòng, an ninh và diện tích, vị trí địa lý, quy mô kinh tế như tiêu chí chung mà Bộ Chính trị đã đưa ra.
Trong đó hầu hết các tỉnh trên đều có đường biên giới dài với các nước láng giềng, cũng có những địa phương có quy mô diện tích lớn và dân số rất đông như Thanh Hóa, Nghệ An.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng mặc dù có những tiêu chí được thống nhất, nhưng khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể.
Trong đó yếu tố quan trọng nhất để giữ nguyên hay thực hiện sáp nhập một tỉnh thành là ngoài các yếu tố "cứng" như diện tích, dân số mà điều quan trọng là cần tạo nên không gian, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương, phải liên kết và khai thác được các tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, hướng tới phát triển bền vững cho đất nước.
Với các TP trực thuộc trung ương, phương án hiện nay đang được đề xuất là giữ nguyên hai TP Hà Nội và Huế, còn lại 4 TP khác là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM sẽ thực hiện việc sắp xếp lại.
Theo ông Thắng, việc giữ nguyên Hà Nội và Huế sẽ phù hợp hơn, khi Hà Nội đã thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 và sáp nhập Hà Tây, còn Huế vừa mới được công nhận là TP trực thuộc trung ương từ đầu năm nay.
Đối với các tỉnh thành khác, PGS.TS Thắng cho rằng việc giữ lại các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thì có thể liên quan tiêu chí về quốc phòng, an ninh và diện tích, vị trí địa lý, quy mô kinh tế như tiêu chí chung mà Bộ Chính trị đã đưa ra.
Trong đó hầu hết các tỉnh trên đều có đường biên giới dài với các nước láng giềng, cũng có những địa phương có quy mô diện tích lớn và dân số rất đông như Thanh Hóa, Nghệ An.
--------------------
Để sáp nhập không cào bằng, không hình thức
Việc giữ nguyên 11 tỉnh thành trong khi sắp xếp lại 52 đơn vị hành chính trên cả khía cạnh pháp lý, thực tiễn quản lý và định hướng cải cách hành chính có chọn lọc là quyết định có căn cứ, phản ánh đúng tinh thần "cải cách không cào bằng, không hình thức".
Không phải cứ địa phương nào "nhỏ" về dân số hay diện tích cũng phải sáp nhập. Theo nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sắp xếp đơn vị hành chính chỉ bắt buộc khi đồng thời không đạt 50% cả hai tiêu chí: diện tích và dân số.
Rà soát thực tế cho thấy đa phần các tỉnh được giữ nguyên đều có nhiều đơn vị hành chính đạt hoặc tiệm cận ngưỡng chuẩn. Các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có dân số thưa nhưng diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp, khoảng cách địa lý xa giữa các xã.
Nếu sáp nhập chỉ vì thiếu dân số sẽ tạo ra những đơn vị hành chính quá rộng, khó quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp dịch vụ công và ổn định địa bàn.
Sáp nhập không chỉ là phép tính số học, mà phải đặt trong tổng thể các yếu tố chính trị, xã hội, quốc phòng và quy hoạch phát triển.
Ngoài ra, nhiều địa phương trong danh sách nói trên đã thực hiện sáp nhập ở các giai đoạn trước. Giữ nguyên bộ máy là cách giảm chi phí, giữ ổn định, không làm gián đoạn hoạt động của chính quyền cơ sở - một lựa chọn cải cách thận trọng nhưng hiệu quả.
Luật sư TRƯƠNG ANH TÚ
https://tuoitre.vn/vi-sao-giu-nguyen-11-tinh-thanh-khi-sap-nhap-20250329233813226.htm
Để sáp nhập không cào bằng, không hình thức
Việc giữ nguyên 11 tỉnh thành trong khi sắp xếp lại 52 đơn vị hành chính trên cả khía cạnh pháp lý, thực tiễn quản lý và định hướng cải cách hành chính có chọn lọc là quyết định có căn cứ, phản ánh đúng tinh thần "cải cách không cào bằng, không hình thức".
Không phải cứ địa phương nào "nhỏ" về dân số hay diện tích cũng phải sáp nhập. Theo nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sắp xếp đơn vị hành chính chỉ bắt buộc khi đồng thời không đạt 50% cả hai tiêu chí: diện tích và dân số.
Rà soát thực tế cho thấy đa phần các tỉnh được giữ nguyên đều có nhiều đơn vị hành chính đạt hoặc tiệm cận ngưỡng chuẩn. Các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có dân số thưa nhưng diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp, khoảng cách địa lý xa giữa các xã.
Nếu sáp nhập chỉ vì thiếu dân số sẽ tạo ra những đơn vị hành chính quá rộng, khó quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp dịch vụ công và ổn định địa bàn.
Sáp nhập không chỉ là phép tính số học, mà phải đặt trong tổng thể các yếu tố chính trị, xã hội, quốc phòng và quy hoạch phát triển.
Ngoài ra, nhiều địa phương trong danh sách nói trên đã thực hiện sáp nhập ở các giai đoạn trước. Giữ nguyên bộ máy là cách giảm chi phí, giữ ổn định, không làm gián đoạn hoạt động của chính quyền cơ sở - một lựa chọn cải cách thận trọng nhưng hiệu quả.
Luật sư TRƯƠNG ANH TÚ
https://tuoitre.vn/vi-sao-giu-nguyen-11-tinh-thanh-khi-sap-nhap-20250329233813226.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét