'Mù mờ khái niệm sở hữu toàn dân'
Luật sư Thuận nói nhiều nông dân 'không còn gì để sống'
Một đảng viên lâu năm và cựu quan chức Quốc hội Việt Nam nói các lãnh đạo Việt Nam cần "tỉnh ra" để hiểu rằng chỉ có thay đổi "thể chế" mới có thể giải quyết được các vấn đề hiện nay trong đó có các bức xúc liên quan tới đất đai.Tại Việt Nam, từ 25 đến 26/9, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ bàn thảo về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua Dự án Luật này tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội, khai mạc từ hôm 21/10.Nói chuyện với BBC hôm 24/9, luật sư Trần Quốc Thuận nói các đề nghị sửa đổi Luật Đất đai hiện nay không giải quyết tận gốc vấn đề và bình luận: "Đất đai của Việt Nam mà cứ là sở hữu toàn dân, cứ do nhà nước quản lý thì nó dẫn đến những vấn đề, hậu quả không lường được. "Cho nên giải quyết như thế là không cơ bản."Cái cơ bản chính là quyền sở hữu đất đai.
Dĩ nhiên không phải toàn diện nhưng phải có nhiều hình thức sở hữu khác nhau."
Ông Thuận nói chuyện cả Hiến Pháp và Luật Đất đai sửa đổi vẫn cho phép thu hồi và giải tỏa đất đai để phát triển kinh tế xã hội là "rất dễ sợ" và là "mối lợi vô cùng lớn" khiến nhiều người giàu lên.
Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói việc sửa đổi mà ông cho rằng không tận gốc này sẽ khó chấm dứt những khiếu kiện về đất đai vốn chiếm tới 70% tổng số các vụ khiếu kiện và dẫn tới những vụ nổ súng như của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.
"Không biết những người cầm quyền có tỉnh ra không, hay là cứ đi vào con đường như thế thì rất là nguy hiểm."
Con cháu giàu sụ
Ông Thuận, đảng viên với 45 tuổi Đảng, nói đang có tình trạng quan chức lợi dụng quyền quyết định về đất đai để làm giàu cho "gia đình".
"Từ lâu chúng tôi nói rằng đất đai là sở hữu toàn dân là cái khái niệm mù mờ. Tiếp theo nữa do nhà nước quản lý cũng chưa được rõ lắm...
"Cho nên cách giải thích và cách giao quyền đó không khéo đất đai chỉ giao vào một số người, chừng vài trăm người trên đất nước này thì nó xé mỏng ra.
"Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả. Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra.""Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả."
"Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra.
"...Bản chất của đất, theo nhận thức của chúng tôi, đó là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm chiếm đoạt cái lợi về cho mình, cho gia tộc của mình, cho con cháu của mình, cho gia đình của mình.
"...Những tiếng nói không dính đến quyền lợi đó chỉ lẻ tẻ, không đáng kể."
Ông Thuận nói ông hy vọng trong các ủy viên Bộ Chính trị 'cũng có người tỉnh ra, cũng có người có tấm lòng vì dân vì nước."
Vị đảng viên lâu năm cũng nói ông và nhiều người khác đã kiến nghị lên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội đề nghị để 5-10%, tức 25-50 đại biểu độc lập để "chống tham nhũng, chống cường quyền" nhưng kiến nghị đã gây những "e ngại" từ giới lãnh đạo.
"Những cái từ bỏ đó là chia sẻ bớt và phải tỉnh người ra và đặt lợi ích dân tộc lên trên."
Thay đổi thể chế
"Từ lâu chúng tôi nói rằng đất đai là sở hữu toàn dân là cái khái niệm mù mờ. Tiếp theo nữa do nhà nước quản lý cũng chưa được rõ lắm...
"Cho nên cách giải thích và cách giao quyền đó không khéo đất đai chỉ giao vào một số người, chừng vài trăm người trên đất nước này thì nó xé mỏng ra.
"Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả. Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra.""Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả."
"Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra.
"...Bản chất của đất, theo nhận thức của chúng tôi, đó là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm chiếm đoạt cái lợi về cho mình, cho gia tộc của mình, cho con cháu của mình, cho gia đình của mình.
"...Những tiếng nói không dính đến quyền lợi đó chỉ lẻ tẻ, không đáng kể."
Ông Thuận nói ông hy vọng trong các ủy viên Bộ Chính trị 'cũng có người tỉnh ra, cũng có người có tấm lòng vì dân vì nước."
Vị đảng viên lâu năm cũng nói ông và nhiều người khác đã kiến nghị lên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội đề nghị để 5-10%, tức 25-50 đại biểu độc lập để "chống tham nhũng, chống cường quyền" nhưng kiến nghị đã gây những "e ngại" từ giới lãnh đạo.
"Những cái từ bỏ đó là chia sẻ bớt và phải tỉnh người ra và đặt lợi ích dân tộc lên trên."
Thay đổi thể chế
Vị luật sư, vốn cũng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong 14 năm, nói người Việt Nam đã có 60, 70 năm "đổ xương máu" cũng là để hướng đến "khát vọng tự do dân chủ".
Ông đặt câu hỏi liệu Đảng có thấy những khát vọng đó của người dân hay không "hay cứ bo bo địa vị quyền lợi của mình".
Ông bình luận: "Con đường lớn nhất là phải thay đổi thể chế chính trị.
"Chính bản chất của thể chế chính trị dẫn đến những hậu quả mà suy diễn ra trong đó có sở hữu toàn dân về đất đai, chuyên chính vô sản, áp chế dân chủ và tùy tiện trong vấn đề điều hành đất nước, dẫn đến quốc nạn là tệ nạn tham nhũng không cứu chữa được.
"Tất cả những cái đó nguyên nhân sâu xa vẫn là thể chế chính trị, vẫn là ở đây không có tự do báo chí, không có những tiếng nói độc lập để can ngăn những việc làm sai trái.
"Đất nước này cần có sự thay đổi mềm, thay đổi trong hòa bình và thay đổi một chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ."
Luật sư Thuận nói nếu không có những thay đổi căn bản sẽ vẫn có những người "liều" như Đặng Ngọc Viết khi "không còn gì để sống".
(BBC)
Luật sư Thuận nói cần 'thay đổi thế chế' để cải thiện xã hội
Ông bình luận: "Con đường lớn nhất là phải thay đổi thể chế chính trị.
"Chính bản chất của thể chế chính trị dẫn đến những hậu quả mà suy diễn ra trong đó có sở hữu toàn dân về đất đai, chuyên chính vô sản, áp chế dân chủ và tùy tiện trong vấn đề điều hành đất nước, dẫn đến quốc nạn là tệ nạn tham nhũng không cứu chữa được.
"Tất cả những cái đó nguyên nhân sâu xa vẫn là thể chế chính trị, vẫn là ở đây không có tự do báo chí, không có những tiếng nói độc lập để can ngăn những việc làm sai trái.
"Đất nước này cần có sự thay đổi mềm, thay đổi trong hòa bình và thay đổi một chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ."
Luật sư Thuận nói nếu không có những thay đổi căn bản sẽ vẫn có những người "liều" như Đặng Ngọc Viết khi "không còn gì để sống".
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét