Buồn vì chuyện “ngăn sông cấm chợ” thời ông Phạm Minh Chính
Quảng Ninh và Hải Phòng giành du khách: Nước sông không phạm nước giếng! Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) cùng chung một vùng biển, thế nhưng nhiều năm qua, du khách không thể chọn đi một tour hai vịnh. Tàu du lịch trên vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) không thể chạy sang vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và ngược lại, dù chung một vùng biển.Đồ họa của Tuổi Trẻ về việc “ngăn sông
cấm chợ” giữa hai tỉnh chung một vùng biển
Nghĩa là du khách sau khi tham quan vịnh Lan Hạ xong, muốn đi tiếp sang Hạ Long phải đi đường bộ từ Hải Phòng sang cảng Tuần Châu (Quảng Ninh) tốn thêm nửa ngày. VnExpress và Tuổi Trẻ gọi đây là tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, kéo dài từ 2014 đến nay.Ngày 10 Tháng Bảy 2023, VnExpress nhắc lại tình trạng này nhân việc ông Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng, yêu cầu Quảng Ninh và Hải Phòng phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề cử quần thể vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà là di sản thế giới. Tuy hai danh lam thắng cảnh này khác tỉnh nhưng chung một vùng biển, được xem là quần thể nối liền, thế nhưng ranh giới quản lý không nhân nhượng giữa Quảng Ninh và Hải Phòng gây khó khăn cho tàu du lịch và du khách nhiều năm qua.
Hiện các tàu du lịch chạy tuyến vịnh Lan Hạ phải neo đậu ở bến Gia Luận, thuộc Hải Phòng, bến nhỏ, sức chứa có hạn và đi lại bất tiện. Để ra bến Gia Luận, khách phải di chuyển bằng phà Gót và phải chờ vài tiếng. Nếu đi xe hơi, du khách phải chịu thêm chi phí nếu đưa xe hơi qua phà.
Còn tàu chạy tuyến vịnh Hạ Long có thể neo đậu ở ba bến, bao gồm cảng Tuần Châu, cảng Hạ Long, cảng tàu VinaShin Hòn Gai, cả ba đều có sức chứa lớn hơn Gia Luận.
Trong thời gian có dịch COVID-19, các tàu chạy tuyến Lan Hạ được cho phép neo đậu ở Hạ Long nhưng nay Quảng Ninh không cho phép, nên các chủ tàu Lan Hạ tìm cách “đi đường vòng”, bằng cách sử dụng tàu cao tốc chạy theo để đưa khách từ Tuần Châu ra chỗ tàu chạy tuyến Lan Hạ neo đậu.
Tuy nhiên, nơi tàu chạy tuyến vịnh Lan Hạ neo đậu để đón khách từ tàu cao tốc thỉnh thoảng lại rơi vào “điểm chồng lấn” ranh giới hai tỉnh trên biển, nên ban quản lý vịnh, chủ tàu các bên đã xảy ra tranh cãi, bên nào cũng cho mình đúng, thật đến khổ, vì hai tỉnh cùng một nước chứ có phải hai quốc gia đâu mà “xâm phạm lãnh hải”!
Ông Nguyễn Duy Phú, Chủ tịch Hội Du thuyền Lan Hạ, bực bội nói với VnExpress: “Bây giờ tôi lái xe từ Hải Phòng sang Hạ Long có bị cấm không? Nếu không, tại sao lại gây khó dễ trên biển?”.
Theo ông Phú, ranh giới trên biển giữa hai vịnh có thể đo bằng tọa độ nhưng không thể nhìn rõ bằng mắt thường. Đã nhiều lần, tàu của ông Phú cũng như tàu của các hội viên trong Hội Du thuyền Lan Hạ bị một số cán bộ bên phía vịnh Hạ Long làm khó vì “vượt ranh giới”?! Tình huống này khiến các chủ tàu thật khó giải thích cho du khách hiểu!
Ông Phú mong mỏi các tàu đi tuyến Lan Hạ có thể xuất phát từ một số bến ở Hạ Long, giúp hành trình của du khách thuận lợi hơn và giảm được chi phí khoảng 180,000 đồng/người.
Đại diện một công ty kinh doanh tàu du lịch ngủ đêm trên vịnh Hạ Long lẫn Lan Hạ, nói chuyện “ngăn sông cấm chợ” giữa hai vịnh khiến cả công ty lẫn du khách gặp khó. Công ty này phải sử dụng cùng lúc hai du thuyền khác nhau, vì kinh doanh du lịch cả vịnh Hạ Long lẫn vịnh Lan Hạ và quần đảo Cát Bà.
Sau khi đưa khách tham quan, nghỉ một đêm trên vịnh Hạ Long, du thuyền của công ty này sẽ quay về bến Tuần Châu. Từ đây, khách được chuyển lên một chiếc tàu cao tốc, chạy sang khu vực nơi du thuyền chạy tuyến Lan Hạ neo đậu ở vùng nước thuộc Gia Luận.
Nếu hai tỉnh thỏa thuận được với nhau, thời gian để tàu từ vịnh Hạ Long sang Cát Bà chỉ mất khoảng 30 phút. Do hành trình lòng vòng, khách phải mất nửa ngày mới tham quan được hai nơi.
Ông Phạm Hà, Giám đốc điều hành Lux Group, đơn vị khai thác tàu du lịch 5 sao, đề nghị: “Tôi mong các tàu có thể xuất phát từ cả hai bến. Tàu xuất phát ở đâu, trả tiền ở đấy. Ngủ ở đâu, trả tiền ở đấy”.
Một bài báo khác của VnExpress ra ngày 7 Tháng Sáu 2020 dẫn ý kiến một du khách Hà Nội là ông Nguyễn Ngọc Sơn (45 tuổi), phàn nàn: “Khoảng gần 10 năm trước, tôi đã đi tham quan và ngủ đêm trên vịnh Hạ Long. Lúc đó, du thuyền đi qua Cát Bà khá dễ dàng, không bị ngăn cản như bây giờ.
Đợt này, tôi chọn vịnh Lan Hạ là điểm khởi đầu, với mong muốn sẽ được khám phá trở lại vịnh Hạ Long trong cùng một hành trình như ngày xưa nhưng không thể”.
Ông Sơn cho biết hiện nay nếu du khách muốn tham quan nhiều vịnh trong hành trình phải mua nhiều tour riêng lẻ chứ không có đơn vị nào bán một tour đi ba vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ.
Một tàu chạy tuyến Lan Hạ bị kiểm tra vì “vi phạm ranh giới” – Ảnh: VnExpress
Ông Nguyễn Quốc An, Đại diện tập đoàn Aclass Cruises, một trong những đơn vị kinh doanh du thuyền ngủ đêm trên vịnh cho biết, từ khi Quảng Ninh không cho đóng mới tàu du lịch hoạt động kinh doanh ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, các công ty khai thác dịch vụ này đã chuyển sang vịnh Lan Hạ để đóng mới và hoạt động.
Đáp ứng yêu cầu của du khách, tại vịnh Lan Hạ có khoảng 70-80% du thuyền đạt tiêu chuẩn 5 sao được đóng mới mang biển kiểm soát Hải Phòng, phục vụ khách du lịch tham quan và ngủ đêm trên vịnh, thế nhưng các du thuyền mang số hiệu HP (Hải Phòng) không được đưa khách sang vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) bằng đường thủy thông nhau giữa các vịnh!
Ông Nguyễn Quốc An, Đại diện tập đoàn Aclass Cruises, một trong những đơn vị kinh doanh du thuyền ngủ đêm trên vịnh cho biết, từ khi Quảng Ninh không cho đóng mới tàu du lịch hoạt động kinh doanh ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, các công ty khai thác dịch vụ này đã chuyển sang vịnh Lan Hạ để đóng mới và hoạt động.
Đáp ứng yêu cầu của du khách, tại vịnh Lan Hạ có khoảng 70-80% du thuyền đạt tiêu chuẩn 5 sao được đóng mới mang biển kiểm soát Hải Phòng, phục vụ khách du lịch tham quan và ngủ đêm trên vịnh, thế nhưng các du thuyền mang số hiệu HP (Hải Phòng) không được đưa khách sang vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) bằng đường thủy thông nhau giữa các vịnh!
Tàu neo đậu để khách ngủ đêm ở vịnh Lan Hạ, ngay ranh giới giữa hai vịnh – Ảnh: VnExpress
Ngày 9 Tháng Bảy 2020, Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Minh Đức, Chuyên viên phòng Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam khẳng định: Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long là tài nguyên của quốc gia, không phải tài nguyên của riêng Quảng Ninh.
Đó là tài nguyên của đất nước được giao cho một địa phương quản lý, nên địa phương có trách nhiệm quản lý tốt để mang lại lợi ích tối đa cho địa phương mình nhưng phải bảo đảm lợi ích bền vững của quốc gia. Thậm chí lợi ích chung của quốc gia cần phải được đặt trên câu chuyện lợi ích cục bộ của một tỉnh.
Ông Phú còn cho rằng mỗi tỉnh đều đưa ra lý do có vẻ hợp lý của mình để giải thích cho việc chậm trễ hợp tác, nhưng bản chất ở đây là câu chuyện các địa phương không vượt được lên trên lợi ích cục bộ địa phương của mình.
Ví dụ như Quảng Ninh đưa ra lý do bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản để hạn chế tàu từ vịnh Lan Hạ sang vịnh Hạ Long. Thế nhưng, nhìn vào cách mà Quảng Ninh giải quyết ở những khu vực khác thì nhiều người sẽ nghi ngờ lý do này. Có thể chuyện ách tắc lâu nay giữa hai vịnh là do hai địa phương không thống nhất được trong việc phân chia nguồn lợi với nhau chứ không phải lý do bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản!
Từ câu chuyện kỳ lạ này, có thể thấy nạn cát cứ ở từng địa phương của Việt Nam là có thật. Trung ương bảo kệ Trung ương, các “lãnh chúa” địa phương vẫn hành xử theo luật của mình.
Ngày 9 Tháng Bảy 2020, Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Minh Đức, Chuyên viên phòng Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam khẳng định: Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long là tài nguyên của quốc gia, không phải tài nguyên của riêng Quảng Ninh.
Đó là tài nguyên của đất nước được giao cho một địa phương quản lý, nên địa phương có trách nhiệm quản lý tốt để mang lại lợi ích tối đa cho địa phương mình nhưng phải bảo đảm lợi ích bền vững của quốc gia. Thậm chí lợi ích chung của quốc gia cần phải được đặt trên câu chuyện lợi ích cục bộ của một tỉnh.
Ông Phú còn cho rằng mỗi tỉnh đều đưa ra lý do có vẻ hợp lý của mình để giải thích cho việc chậm trễ hợp tác, nhưng bản chất ở đây là câu chuyện các địa phương không vượt được lên trên lợi ích cục bộ địa phương của mình.
Ví dụ như Quảng Ninh đưa ra lý do bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản để hạn chế tàu từ vịnh Lan Hạ sang vịnh Hạ Long. Thế nhưng, nhìn vào cách mà Quảng Ninh giải quyết ở những khu vực khác thì nhiều người sẽ nghi ngờ lý do này. Có thể chuyện ách tắc lâu nay giữa hai vịnh là do hai địa phương không thống nhất được trong việc phân chia nguồn lợi với nhau chứ không phải lý do bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản!
Từ câu chuyện kỳ lạ này, có thể thấy nạn cát cứ ở từng địa phương của Việt Nam là có thật. Trung ương bảo kệ Trung ương, các “lãnh chúa” địa phương vẫn hành xử theo luật của mình.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét