Tin liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine
1. "Sự bất mãn tăng lên." Điều này có thể dẫn đến xung đột xã hội ở UkrainaSự bất mãn trong hàng ngũ của các lực lượng vũ trang Ukraina có thể làm nảy sinh xung đột trong nước. “Tôi sẽ không che giấu sự thật rằng trong hàng ngũ quân đội đang dần hình thành tâm lý bất mãn, và không ít binh sĩ bắt đầu tự hỏi tại sao một số người Ukraina chiến đấu còn những người khác thì không''.
Theo vị bác sĩ quân y, nếu chính phủ của Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky không thay đổi cách thức tham gia của mỗi người dân Ukraina trong cuộc xung đột vũ trang, thì điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn trong nước, vì các binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraina không hài lòng với sự bất công, khi mà không phải tất cả công dân đều phục vụ trong quân đội hoặc đóng góp bằng cách nào đó.
Ông cũng chỉ ra rằng các chiến binh của Lực lượng vũ trang Ukraina cảm thấy kiệt quệ về tinh thần và thể chất, vì nhiều người trong số họ đã ra tiền tuyến được một năm.
Trước đó, một lính đánh thuê người Úc cho biết sự độc đoán của các chỉ huy trong hàng ngũ của Lực lượng Vũ trang Ukraina đang làm binh sĩ bất mãn.
2. Nước cờ của ông Putin gây thêm những tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraina
Chuyên gia Mỹ bất ngờ vì nước cờ của ông Putin chống Ukraine. Nhà bình luận Michael Birnbaum của The Washington Post viết, quân đội Nga đang gây thiệt hại lớn cho Lực lượng vũ trang Ukraine bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn.
"Tính đặc biệt trong hệ thống phòng thủ hiện tại của Nga là các UAV phổ biến khắp nơi cung cấp cho quân đội thông tin chi tiết về vị trí của binh sĩ Ukraina trong thời gian thực, cho phép họ thực hiện các cuộc tấn công lớn bằng máy bay không người lái kamikaze hoặc thực hiện các cuộc tấn công vào từng địa điểm".
Ngay cả các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cũng chưa từng phải đối mặt với thách thức như vậy từ kẻ thù, bất chấp tất cả kinh nghiệm chiến đấu của họ trong những thập kỷ gần đây, nhà bình luận viết.
Những nỗ lực của Lực lượng Vũ trang Ukraina nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga bằng các đơn vị thiết giáp đã vấp phải hỏa lực tàn khốc của pháo binh, tên lửa chống tăng, đạn tuần kích và các cuộc tấn công từ trực thăng. Điều này dẫn đến tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraina về nhân lực và thiết bị.
3. Ukraina đã sử dụng bom chùm từ một tuần nay
Ukraina đã sử dụng bom, đạn chùm do Mỹ chuyển giao từ một tuần nay và đang báo cáo với Washington về hiệu quả của chúng.
"Chúng (bom, đạn chùm) đã có mặt trên chiến trường từ khoảng một tuần trước. Chúng tôi đang nhận phản hồi từ người Ukraina, họ đang sử dụng chúng khá hiệu quả với cách thức phù hợp".
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 7/7 đã công bố quyết định bắt đầu chuyển giao bom, đạn chùm cho chế độ Kiev. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng việc cung cấp như vậy gây nguy hiểm cho dân thường và nhằm mục đích kéo dài khủng hoảng.
Bom, đạn chùm không có cơ chế tự hủy. Theo số liệu của các quân nhân Mỹ, từ 5% đến 14% số đạn này có thể không phát nổ ngay do nằm lâu trong kho. Trong trường hợp đó chúng sẽ là những quả mìn đe dọa dân thường thậm chí cả sau khi xung đột kết thúc. Ngay trong Quốc hội Hoa Kỳ cũng có ý kiến phản đối việc cung cấp loại vũ khí như vậy cho Ukraina. Các nghị sĩ cùng Đảng Dân chủ Hoa Kỳ với ông Biden đang chuẩn bị sửa đổi luật quốc phòng cấm chuyển giao bom, đạn chùm. Theo bà Ilhan Omar, thành viên Hạ viện Hoa Kỳ từ bang Minnesota, việc sử dụng loại vũ khí này vi phạm nhân quyền.
Tổ chức phi chính phủ quốc tế Human Rights Watch cho rằng việc chuyển giao loại vũ khí này cho Kiev chắc chắn sẽ dẫn đến những khổ ải lâu dài cho dân thường và khiến cho sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với việc sử dụng chúng trở nên vô tác dụng.
4. Mỹ tiếc nuối về chuyến thăm của ông Henry Kissinger
Ông Kissinger đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chào đón nồng nhiệt như một "người bạn cũ". Ông Kissinger từng là người đứng sau nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vào thập niên 1970 với tư cách là ngoại trưởng Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền các cố Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
Nhà Trắng cho biết họ đã biết về chuyến đi của ông Kissinger nhưng đó là chuyến thăm cá nhân của một công dân Mỹ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Kissinger, 100 tuổi, cũng gặp nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, người đến nay vẫn từ chối đối thoại trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Theo hãng tin Reuters, ông Lý đã bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt từ năm 2018 và các quan chức Trung Quốc từng nhiều lần yêu cầu Washington dỡ bỏ lệnh trừng phạt để để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại.
Ông John Kirby, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói rằng: "Thật không may khi một công dân có thể gặp bộ trưởng quốc phòng và trao đổi còn chính phủ Mỹ thì không thể. Đó là điều mà chúng tôi muốn giải quyết. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục cố gắng mở lại các kênh liên lạc quân sự bởi nếu không có kết nối đó giữa thời điểm căng thẳng và nguy cơ tính toán sai lầm gia tăng thì rủi ro sẽ nhiều hơn".
Ông Kirby nói rằng các quan chức chính quyền Mỹ mong muốn được nghe tin từ cựu Ngoại trưởng Kissinger khi ông ấy trở về, để lắng nghe những gì ông ấy đã nghe, những gì ông ấy đã biết, những gì ông ấy đã thấy.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng vì một loạt vấn đề, bao gồm chiến sự ở Ukraine, Đài Loan (Trung Quốc) và các hạn chế thương mại. Washington đã nỗ lực thiết lập lại các kênh liên lạc về những vấn đề này cũng như nhiều vấn đề khác thông qua các hoạt động ngoại giao cấp cao gần đây.
Ông John Kerry, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về khí hậu, vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh hôm 19-7 và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Bắc Kinh vào tháng trước.
Xen giữa 2 chuyến thăm này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng tới Mỹ bàn về các vấn đề kinh tế.
5. Rò rỉ dữ liệu mật về đề xuất của phương Tây đối với Nga
Mới đây đã xảy ra vụ rò rỉ dữ liệu mật về đề xuất của phương Tây đối với Nga liên quan đến việc duy trì thỏa thuận ngũ cốc.
Do một vụ rò rỉ dữ liệu từ phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, một tài liệu đã được gửi qua e-mail tới người đứng đầu bộ phận thương mại quốc tế của Vương quốc Anh.
Văn bản trên mô tả lời đề nghị mà phương Tây có thể đưa ra cho Nga, để đổi lấy việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc bị hủy bỏ.
Bức thư chỉ trích ý tưởng của Tổng thống Ukraine Zelensky về việc vận chuyển ngũ cốc ngoài khơi bờ biển Bulgaria và Romania, với sự tham gia của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Bản chất thỏa thuận mới do phương Tây đề xuất là tạo ra hành lang ngũ cốc của Nga và Ukraine - sẽ hoạt động dưới sự giám sát của Liên hợp quốc. Đồng thời, các sản phẩm nông nghiệp của Nga cũng sẽ được bán thông qua một số ngân hàng được phép giao dịch với hệ thống SWIFT.
Phương Tây đang có toan tính gì với Nga khi đưa ra đề xuất về một thỏa thuận ngũ cốc mới?
Nhiều khả năng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tích cực vận động hành lang cho kế hoạch này, bởi vì nếu nó được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành một trung tâm ngũ cốc hùng mạnh trong khu vực.
Ngoài ra một “đề xuất” như vậy cũng có nghĩa là rút phần phía tây của Biển Đen khỏi sự kiểm soát của Liên bang Nga và bảo tồn các cảng của Ukraine - nơi có thể được sử dụng cho mục đích kép.
Mặc dù vậy theo một số nhà phân tích, đây có thể là một cái bẫy khác của phương Tây dành cho Liên bang Nga và Moskva sẽ phải cân nhắc thật kỹ thiệt hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngay cả các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cũng chưa từng phải đối mặt với thách thức như vậy từ kẻ thù, bất chấp tất cả kinh nghiệm chiến đấu của họ trong những thập kỷ gần đây, nhà bình luận viết.
Những nỗ lực của Lực lượng Vũ trang Ukraina nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga bằng các đơn vị thiết giáp đã vấp phải hỏa lực tàn khốc của pháo binh, tên lửa chống tăng, đạn tuần kích và các cuộc tấn công từ trực thăng. Điều này dẫn đến tổn thất nặng nề cho quân đội Ukraina về nhân lực và thiết bị.
3. Ukraina đã sử dụng bom chùm từ một tuần nay
Ukraina đã sử dụng bom, đạn chùm do Mỹ chuyển giao từ một tuần nay và đang báo cáo với Washington về hiệu quả của chúng.
"Chúng (bom, đạn chùm) đã có mặt trên chiến trường từ khoảng một tuần trước. Chúng tôi đang nhận phản hồi từ người Ukraina, họ đang sử dụng chúng khá hiệu quả với cách thức phù hợp".
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 7/7 đã công bố quyết định bắt đầu chuyển giao bom, đạn chùm cho chế độ Kiev. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh rằng việc cung cấp như vậy gây nguy hiểm cho dân thường và nhằm mục đích kéo dài khủng hoảng.
Bom, đạn chùm không có cơ chế tự hủy. Theo số liệu của các quân nhân Mỹ, từ 5% đến 14% số đạn này có thể không phát nổ ngay do nằm lâu trong kho. Trong trường hợp đó chúng sẽ là những quả mìn đe dọa dân thường thậm chí cả sau khi xung đột kết thúc. Ngay trong Quốc hội Hoa Kỳ cũng có ý kiến phản đối việc cung cấp loại vũ khí như vậy cho Ukraina. Các nghị sĩ cùng Đảng Dân chủ Hoa Kỳ với ông Biden đang chuẩn bị sửa đổi luật quốc phòng cấm chuyển giao bom, đạn chùm. Theo bà Ilhan Omar, thành viên Hạ viện Hoa Kỳ từ bang Minnesota, việc sử dụng loại vũ khí này vi phạm nhân quyền.
Tổ chức phi chính phủ quốc tế Human Rights Watch cho rằng việc chuyển giao loại vũ khí này cho Kiev chắc chắn sẽ dẫn đến những khổ ải lâu dài cho dân thường và khiến cho sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với việc sử dụng chúng trở nên vô tác dụng.
4. Mỹ tiếc nuối về chuyến thăm của ông Henry Kissinger
Ông Kissinger đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chào đón nồng nhiệt như một "người bạn cũ". Ông Kissinger từng là người đứng sau nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vào thập niên 1970 với tư cách là ngoại trưởng Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia dưới thời chính quyền các cố Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
Nhà Trắng cho biết họ đã biết về chuyến đi của ông Kissinger nhưng đó là chuyến thăm cá nhân của một công dân Mỹ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Kissinger, 100 tuổi, cũng gặp nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, người đến nay vẫn từ chối đối thoại trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Theo hãng tin Reuters, ông Lý đã bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt từ năm 2018 và các quan chức Trung Quốc từng nhiều lần yêu cầu Washington dỡ bỏ lệnh trừng phạt để để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại.
Ông John Kirby, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói rằng: "Thật không may khi một công dân có thể gặp bộ trưởng quốc phòng và trao đổi còn chính phủ Mỹ thì không thể. Đó là điều mà chúng tôi muốn giải quyết. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục cố gắng mở lại các kênh liên lạc quân sự bởi nếu không có kết nối đó giữa thời điểm căng thẳng và nguy cơ tính toán sai lầm gia tăng thì rủi ro sẽ nhiều hơn".
Ông Kirby nói rằng các quan chức chính quyền Mỹ mong muốn được nghe tin từ cựu Ngoại trưởng Kissinger khi ông ấy trở về, để lắng nghe những gì ông ấy đã nghe, những gì ông ấy đã biết, những gì ông ấy đã thấy.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng vì một loạt vấn đề, bao gồm chiến sự ở Ukraine, Đài Loan (Trung Quốc) và các hạn chế thương mại. Washington đã nỗ lực thiết lập lại các kênh liên lạc về những vấn đề này cũng như nhiều vấn đề khác thông qua các hoạt động ngoại giao cấp cao gần đây.
Ông John Kerry, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về khí hậu, vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh hôm 19-7 và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Bắc Kinh vào tháng trước.
Xen giữa 2 chuyến thăm này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng tới Mỹ bàn về các vấn đề kinh tế.
5. Rò rỉ dữ liệu mật về đề xuất của phương Tây đối với Nga
Mới đây đã xảy ra vụ rò rỉ dữ liệu mật về đề xuất của phương Tây đối với Nga liên quan đến việc duy trì thỏa thuận ngũ cốc.
Do một vụ rò rỉ dữ liệu từ phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, một tài liệu đã được gửi qua e-mail tới người đứng đầu bộ phận thương mại quốc tế của Vương quốc Anh.
Văn bản trên mô tả lời đề nghị mà phương Tây có thể đưa ra cho Nga, để đổi lấy việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc bị hủy bỏ.
Bức thư chỉ trích ý tưởng của Tổng thống Ukraine Zelensky về việc vận chuyển ngũ cốc ngoài khơi bờ biển Bulgaria và Romania, với sự tham gia của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Bản chất thỏa thuận mới do phương Tây đề xuất là tạo ra hành lang ngũ cốc của Nga và Ukraine - sẽ hoạt động dưới sự giám sát của Liên hợp quốc. Đồng thời, các sản phẩm nông nghiệp của Nga cũng sẽ được bán thông qua một số ngân hàng được phép giao dịch với hệ thống SWIFT.
Phương Tây đang có toan tính gì với Nga khi đưa ra đề xuất về một thỏa thuận ngũ cốc mới?
Nhiều khả năng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tích cực vận động hành lang cho kế hoạch này, bởi vì nếu nó được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành một trung tâm ngũ cốc hùng mạnh trong khu vực.
Ngoài ra một “đề xuất” như vậy cũng có nghĩa là rút phần phía tây của Biển Đen khỏi sự kiểm soát của Liên bang Nga và bảo tồn các cảng của Ukraine - nơi có thể được sử dụng cho mục đích kép.
Mặc dù vậy theo một số nhà phân tích, đây có thể là một cái bẫy khác của phương Tây dành cho Liên bang Nga và Moskva sẽ phải cân nhắc thật kỹ thiệt hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét