Tại sao không nên dễ dàng cho vay tiền ?
Thế giới đang chạy theo danh lợi và hầu hết mọi người đều có mối quan hệ về lợi ích, trong đó tiền thường được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá một con người.Người ta thường cho rằng vay tiền đã khó, nhưng đòi lại còn khó hơn.
Bởi đôi khi, thứ bạn cho đi là sự tin tưởng, nhưng khi nhận lại lại là sự hận thù. Người nợ tiền thì đôi khi như chủ nợ, còn người cho vay tiền thì lại giống như con nợ.
Vậy nếu không khéo léo, biết cách từ chối trong việc tiền bạc thì bạn sẽ làm mất lòng và đánh mất các mối quan hệ một cách đáng tiếc. Chính vì vậy, tiền không thể tùy tiện vay mượn, lòng tin không thể tùy tiện cho đi!
1. Vay tiền là bạn, đòi nợ là thù
Người xưa đã nói: “Cho người khác vay tiền sẽ khiến bạn mất cả tiền lẫn bạn, còn vay tiền của người khác sẽ khiến bạn tiêu xài hoang phí”.
Vay tiền là phép thử lòng người, biết bao nhiêu người chỉ vì vay tiền mà tan vỡ tình bạn, cuối cùng lại thành ra kẻ thù. Vậy nên người mượn tiền có nhiều lý do nhưng người khác lại không có nghĩa vụ cho bạn mượn tiền.
Trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tôi là Yu Hua Shui", Yu Huan Shui đã cho người bạn tốt Lu Meng mượn 130.000 nhân dân tệ mà mẹ anh để lại.
Sau đó, Yu Huan Shui lại muốn mua một chiếc ô tô cho vợ nên đã hỏi Lu Meng số tiền 130.000 nhân dân tệ kia. Kết quả là Lu Meng đã lừa dối anh ta nhiều lần và từ chối trả lại tiền. Câu chuyện trên cho thấy Yu Huan Shui đã bị một người bạn tốt phản bội, bị vợ bỏ rơi và cuộc đời anh từng rơi vào vực thẳm chỉ vì anh dễ dàng cho bạn vay một số tiền lớn.
Trên thực tế, những trường hợp tương tự không phải là hiếm.
Chúng ta thường nghe những câu như thế này: “Anh giàu quá, cho tôi mượn một ít thì sao? Không phải chỉ mượn một ít tiền thôi sao, bạn có phải tiêu gì gấp đâu? Bạn thật nhỏ mọn!”
Đối với những người không có khái niệm biết ơn, sự giúp đỡ của bạn được coi là điều hiển nhiên trong mắt người ấy, và họ thậm chí sẽ còn leo thang sự trơ trẽn này.
Trong một chương trình âm nhạc, ngôi sao Dương Mịch được hỏi về "khái niệm vay tiền", cô chia sẻ rằng mình không thích cho vay tiền.
Cô nói: “Vay tiền là một vấn đề rất nhạy cảm. Mọi người sẽ nghĩ, cô là diễn viên lớn như vậy, cô sẽ không đòi lại tôi 20.000 nhân dân tệ chứ?”
Không nên đánh đồng mối quan hệ với tiền bạc, cho vay thì dễ nhưng cuối cùng lại có thể mất mối quan hệ.
Một số người có thể cảm thấy rằng hành xử như vậy hơi lạnh lùng, nhưng cách xử lý này có thể có lợi hơn cho việc duy trì tình bạn.
Trong "Zeng Guang Xian Wen" có một câu nói: “vay tiền giống như cho, thu nợ giống như xin”
Có nghĩa là: Vay tiền thì như bố thí, còn khi đòi nợ thì lại như đi ăn xin.
Vậy nên bạn cần thận trọng khi vay tiền của người khác, đồng thời bạn cũng cần xử lý một cách khôn ngoan khi cho người khác vay tiền!
Người xưa đã nói: “Cho người khác vay tiền sẽ khiến bạn mất cả tiền lẫn bạn, còn vay tiền của người khác sẽ khiến bạn tiêu xài hoang phí”.
Vay tiền là phép thử lòng người, biết bao nhiêu người chỉ vì vay tiền mà tan vỡ tình bạn, cuối cùng lại thành ra kẻ thù. Vậy nên người mượn tiền có nhiều lý do nhưng người khác lại không có nghĩa vụ cho bạn mượn tiền.
Trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tôi là Yu Hua Shui", Yu Huan Shui đã cho người bạn tốt Lu Meng mượn 130.000 nhân dân tệ mà mẹ anh để lại.
Sau đó, Yu Huan Shui lại muốn mua một chiếc ô tô cho vợ nên đã hỏi Lu Meng số tiền 130.000 nhân dân tệ kia. Kết quả là Lu Meng đã lừa dối anh ta nhiều lần và từ chối trả lại tiền. Câu chuyện trên cho thấy Yu Huan Shui đã bị một người bạn tốt phản bội, bị vợ bỏ rơi và cuộc đời anh từng rơi vào vực thẳm chỉ vì anh dễ dàng cho bạn vay một số tiền lớn.
Trên thực tế, những trường hợp tương tự không phải là hiếm.
Chúng ta thường nghe những câu như thế này: “Anh giàu quá, cho tôi mượn một ít thì sao? Không phải chỉ mượn một ít tiền thôi sao, bạn có phải tiêu gì gấp đâu? Bạn thật nhỏ mọn!”
Đối với những người không có khái niệm biết ơn, sự giúp đỡ của bạn được coi là điều hiển nhiên trong mắt người ấy, và họ thậm chí sẽ còn leo thang sự trơ trẽn này.
Trong một chương trình âm nhạc, ngôi sao Dương Mịch được hỏi về "khái niệm vay tiền", cô chia sẻ rằng mình không thích cho vay tiền.
Cô nói: “Vay tiền là một vấn đề rất nhạy cảm. Mọi người sẽ nghĩ, cô là diễn viên lớn như vậy, cô sẽ không đòi lại tôi 20.000 nhân dân tệ chứ?”
Không nên đánh đồng mối quan hệ với tiền bạc, cho vay thì dễ nhưng cuối cùng lại có thể mất mối quan hệ.
Một số người có thể cảm thấy rằng hành xử như vậy hơi lạnh lùng, nhưng cách xử lý này có thể có lợi hơn cho việc duy trì tình bạn.
Trong "Zeng Guang Xian Wen" có một câu nói: “vay tiền giống như cho, thu nợ giống như xin”
Có nghĩa là: Vay tiền thì như bố thí, còn khi đòi nợ thì lại như đi ăn xin.
Vậy nên bạn cần thận trọng khi vay tiền của người khác, đồng thời bạn cũng cần xử lý một cách khôn ngoan khi cho người khác vay tiền!
2. Cứu người nguy kịch, chứ không cứu người nghèo bằng tiền
Mượn tiền cũng cần có nghệ thuật, ông cha ta đã dạy rằng làm người cần phải thiện lương nhưng không phải tất cả trường hợp đều có thể ra tay giúp được. Bởi vì điều đó có thể tiếp tay cho những thói hư tật xấu và giúp kẻ ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván.
Kiếm tiền không dễ vậy nên hãy trân trọng đồng tiền mình kiếm được, cân nhắc thật kỹ trước khi cho vay. Nhưng nếu có người thật sự gặp nguy cấp thì giúp đỡ họ kịp thời là điều nên làm.
Nhưng nếu bạn giúp đỡ một người nghèo và lười biếng, anh ta sẽ không khá lên nhờ điều đó mà sẽ phụ thuộc vào bạn, chính điều đó sẽ làm hại anh ta.
Thuở xưa, có một gia đình giàu có, sẵn sàng bố thí cho người nghèo. Gia đình này luôn giúp đỡ những người khó khăn, cho họ cơm ăn áo mặc, thậm chí còn chu cấp cho họ cả chỗ ở. Lâu dần, mọi người trong thị trấn gọi gia đình này là “Bồ Tát sống” cứu khổ cứu nạn.
Sau đó, một người nước ngoài chạy trốn đến đây. Người đàn ông giàu có đưa anh ta về nhà, cho anh ta quần áo mới và một số lượng bạc để duy trì cuộc sống.
Trong vài năm sau đó, người đàn ông tiếp tục xin tiền người giàu và ngày càng trở nên tham lam, lười biếng.
Cuối cùng, người nhà giàu không cho anh ta tiền nữa! Sau đó anh ta tức giận hét lên: "Ông thật là đạo đức giả. Ông nói là làm việc thiện mà lại không cho tôi tiền nữa!"
Thấy vậy, phú ông liền thu hồi hết số tiền đã giúp, và từ đó đưa ra một quy định trong gia đình: không giúp đỡ người nghèo!
Qua câu chuyện trên cho thấy, bạn không bao giờ có thể lấp đầy hố dục vọng không đáy của người khác, bạn cũng không thể tiếp tay một trái tim vô ơn.
Đối với một người nghèo, dù được giúp đỡ nhiều về mặt vật chất đến đâu mà không có lòng biết ơn, thì họ có thể trở mặt mà thù ghét cả người đã từng là ân nhân.
3. Nếu bạn cho người vô ơn vay tiền, thì đừng mong lấy lại được
Ông Qian Zhongshu đã có một cách xử lý rất khôn ngoan, nếu ai đó hỏi ông ấy vay 20.000 nhân dân tệ, ông ấy sẽ cho người đó mượn 10.000 NDT. Cuối cùng ông ấy nói không cần trả lại để thử lòng người vay.
Người thật sự có lòng biết ơn thì dù bạn không đòi cũng sẽ nghĩ đến việc đền đáp cho bạn, còn người không giữ lời hứa thì bạn có đi đòi, đi xin lại thì họ cũng chẳng trả.
Vậy, khi bạn cho người vô ơn vay tiền, thứ bạn mất cuối cùng không chỉ mỗi tiền, mà còn là tình bạn với họ.
Ông Qian Zhongshu đã có một cách xử lý rất khôn ngoan, nếu ai đó hỏi ông ấy vay 20.000 nhân dân tệ, ông ấy sẽ cho người đó mượn 10.000 NDT. Cuối cùng ông ấy nói không cần trả lại để thử lòng người vay.
Người thật sự có lòng biết ơn thì dù bạn không đòi cũng sẽ nghĩ đến việc đền đáp cho bạn, còn người không giữ lời hứa thì bạn có đi đòi, đi xin lại thì họ cũng chẳng trả.
Vậy, khi bạn cho người vô ơn vay tiền, thứ bạn mất cuối cùng không chỉ mỗi tiền, mà còn là tình bạn với họ.
4. Đưa tiền tùy nhân cách, không để bạn thất vọng
Cổ nhân có câu: “Lấy lợi ích thử lòng người!”
Tiền là phương tiện của cuộc sống không thể thiếu. Trong đó cho vay tiền là trao niềm tin, nhưng cũng chỉ vì tiền mà có thể khiến con người ta biến chất và làm tổn thương lẫn nhau.
Người xưa đã từng nói: Khó khăn nhất là gì? Cho mượn tiền đúng người!
Người sẵn sàng cho bạn vay tiền nhất định phải là người trân trọng bạn.
Người sẵn sàng cho bạn vay tiền không phải vì họ có thừa tiền mà là vì bạn quan trọng hơn tiền bạc. Họ không đành lòng nhìn bạn gặp khó khăn, nên người này đã dùng hết tấm lòng của mình để giúp bạn trong trường hợp khẩn cấp.
Còn những kẻ mượn tiền mà không trả đã đánh mất lòng tin của người khác và tự làm hỏng nhân cách của mình. Họ không có khái niệm biết ơn và liêm sỉ, những người như vậy cần tránh xa và không nên kết bạn.
Rõ ràng không ai có nghĩa vụ phải cho bạn mượn tiền vô điều kiện, vậy nên nếu có người thực sự giúp đỡ bạn thì hãy nên ghi nhớ và trân trọng điều đó.
Tiền cũng có thể gắn kết được tình cảm giữa con người với nhau nhưng cũng là con dao hai lưỡi làm hỏng các mối quan hệ.
Vậy mới thấy, tiền có thể nhìn ra được sự chân thành trong một mối quan hệ. Bởi vì thông qua việc vay tiền có thể nhìn rõ được tính cách của một người là tốt hay xấu và anh ta có phải người biết giữ lời hứa hay không.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể làm việc thiện bằng cách bố thí hoặc cho ai đó tiền nhưng nhất định không nên tiếp tay cho những kẻ chỉ biết dựa dẫm vào người khác hoặc người lươn lẹo không đáng tin.
Lòng tốt của bạn nên dành cho những người xứng đáng và thực sự quan tâm đến bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét