Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phản đối tư cách thành viên NATO của Thụy Điển ?
John Haughey • Các Bộ trưởng quốc phòng và quan chức cấp cao từ 31 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp tại Vilnius, Litva, từ ngày 11/7 đến ngày 12/7 để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO. Đây là hội nghị được cho là sẽ quyết định thế kỷ tiếp theo của liên minh 75 tuổi này.
1. Ukraine hay Thụy Điển sẽ là mục quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh NATO ?
Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm kế hoạch chiến đấu cập nhật đầu tiên của NATO kể từ khi Liên Xô sụp đổ, thảo luận về mức tài trợ của các thành viên, đề xuất tư cách thành viên của Thụy Điển và làm rõ "lộ trình" để Ukraine gia nhập NATO trong khi nhận được sự ủng hộ của mọi thành viên (chứ không phải bản thân liên minh) trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.
Mặc dù không có thành viên nào từ chính phủ Ukraine được chính thức mời tham dự, song ông Sean Monaghan, Nghiên cứu viên về Châu Âu, Nga và Á - Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tin rằng "Ukraine sẽ là mục quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới".
Ông Monaghan đưa ra nhận định trên trong "cuộc thảo luận trực tuyến" kéo dài 90 phút về an ninh và khả năng răn đe của NATO tổ chức tại Washington hôm 6/7.
“Mục đích của tất cả những nỗ lực này là tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của NATO để giúp Ukraine và các đồng minh NATO”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng lấp lửng của Ukraine trong NATO “cho phép các đồng minh NATO viện trợ cho Ukraine, cung cấp hỗ trợ quân sự mà không sợ bị trả thù. Vì vậy bảo vệ vì lợi ích của NATO cũng là vì lợi ích của Ukraine” và ngược lại.
Phần lớn bài thuyết trình tập trung vào Kế hoạch Tác chiến Sửa đổi của NATO, bản cập nhật đầu tiên kể từ những năm 1980, và việc CSIS ra mắt một báo cáo của ông Monaghan và Cố vấn cấp cao của Chương trình An ninh Quốc tế CSIS Mark F. Cancian có tiêu đề: “Đẩy lùi, không trục xuất: Tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của NATO ở các quốc gia Vùng Baltic”.
Tuy nhiên, các câu hỏi về việc Ukraine gia nhập NATO, vốn đã bị lấp lửng kể từ năm 2008, và yêu cầu gia nhập gần đây của Thụy Điển chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự chú ý nhất trong hội nghị thượng đỉnh.
Tuy nhiên, những câu hỏi về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO, vẫn chưa rõ ràng kể từ năm 2008, và đơn xin gia nhập NATO gần đây của Thụy Điển chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý nhiều nhất tại hội nghị thượng đỉnh.
2. Ukraine không được mời dự hội nghị thượng đỉnh
Các quốc gia thành viên Đông Âu muốn hội nghị thượng đỉnh đưa ra một "lộ trình" phác thảo các bước cụ thể mà Ukraine có thể thực hiện để gia nhập NATO.
Đặc biệt, họ ủng hộ đề xuất của Anh nhằm làm rõ những điều mơ hồ trong Kế hoạch hành động về tư cách thành viên mà liên minh xuyên Đại Tây Dương đã soạn thảo cho Ukraine vào năm 2008.
Kế hoạch trên nói rằng Kyiv cuối cùng sẽ trở thành thành viên của NATO, nhưng không đề cập đến một lời mời chính thức hay lịch trình cụ thể về lộ trình gia nhập liên minh của Ukraine.
Trong khi đó, các quốc gia khác trong liên minh NATO, trong đó có Mỹ và Đức, cho rằng cách tiếp cận công khai như vậy vào thời điểm này sẽ phản tác dụng trong việc thuyết phục Nga rằng việc Ukraine gia nhập NATO không phải là mối đe dọa đối với an ninh của Moscow.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhiều lần tuyên bố rằng ông phản đối bất kỳ sự cân nhắc nào tại hội nghị thượng đỉnh về việc Ukraine gia nhập liên minh trong khi nước này đang có xung đột với Nga.
Trên thực tế, NATO thậm chí còn chưa gửi thư mời chính thức tới chính phủ Ukraine để nước này cử đại diện tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Tuy nhiên, sẽ có "một số người mong đợi hội nghị thượng đỉnh Vilnius đưa ra một số cam kết về việc Ukraine có thể trở thành thành viên NATO", bà Rebeccah Heinrichs, thành viên cao cấp tại Viện Hudson cho biết.
"Tôi vẫn tin rằng hãy còn quá sớm”, bà nhận định.
"Tôi không cho rằng liên minh NATO bây giờ đủ táo bạo - để khẳng đinh rằng Ukraine giành chiến thắng [trong cuộc xung đột với Nga] - và tôi tin rằng các cuộc thảo luận về việc Ukraine gia nhập NATO đơn giản là quá sớm cho đến khi Ukraine đẩy lùi quân Nga ra khỏi lãnh thổ của mình và giành lại đất nước”.
Trong khi đó, cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về Chính sách Châu Âu và NATO Michael C. Ryan cho biết, "Điều này khá đơn giản - có quá nhiều điều không chắc chắn để không phòng ngừa rủi ro" trước đề xuất gia nhập NATO năm 2008 của Ukraine.
"Vì vậy, chiến lược tốt nhất là phòng ngừa rủi ro”, ông giải thích.
"Tình hình chiến sự ở Ukraine vẫn chưa ngã ngũ. Có sự nghi ngờ về khả năng ra quyết định của ông Putin, cũng như sự mong manh trong chính quyền của ông ấy”.
"Và nếu quý vị đang ở trong một tình huống không mấy chắc chắn, thì phòng ngừa rủi ro là chiến lược tốt nhất”.
3. Ukraine được đảm bảo an ninh theo kiểu Israel
Tuy nhiên, theo ông Ryan, có một số điều NATO có thể dám chắc.
“Chỉ có một số điều không chắc chắn. Ông Putin đã sẵn sàng so găng", ông nói thêm, đồng thời gọi Nga là một "nhà nước theo chủ nghĩa xét lại bạo lực" mà NATO, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ phải đối phó bằng cách xây dựng một hệ thống phòng thủ tích hợp, nhiều lớp, bắt đầu bằng việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga.
Các nhà lãnh đạo NATO dự kiến sẽ thảo luận về đảm bảo an ninh cho Ukraine mặc dù các cam kết sẽ đến từ từng quốc gia chứ không phải từ chính liên minh.
Tuy nhiên, theo ông Ryan, có một số điều NATO có thể dám chắc.
“Chỉ có một số điều không chắc chắn. Ông Putin đã sẵn sàng so găng", ông nói thêm, đồng thời gọi Nga là một "nhà nước theo chủ nghĩa xét lại bạo lực" mà NATO, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ phải đối phó bằng cách xây dựng một hệ thống phòng thủ tích hợp, nhiều lớp, bắt đầu bằng việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga.
Các nhà lãnh đạo NATO dự kiến sẽ thảo luận về đảm bảo an ninh cho Ukraine mặc dù các cam kết sẽ đến từ từng quốc gia chứ không phải từ chính liên minh.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trong cuộc họp báo cuối cùng vào ngày thứ hai của cuộc họp của Hội đồng Châu Âu tại Tòa nhà Europa ở Brussels, Bỉ, hôm 30/6/2023. (Ảnh: John Thys/AFP/Getty Images)
Ông Ryan lập luận rằng những đảm bảo an ninh và hỗ trợ quân sự như vậy phải được xử lý sao cho Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO hoặc ít nhất là một thành viên của liên minh này.
Ông nói thêm: “Những gì tôi muốn thấy, những gì tôi hy vọng thấy - không có nghĩa là điều này sẽ xảy ra - là sự tăng tốc của các cơ chế để biến quân đội Ukraine thành quân đội của NATO”.
"Nói cách khác, tăng cường mức độ hợp tác lập kế hoạch, tăng cường mức độ hợp tác công nghiệp quốc phòng, để NATO có thể bắt đầu chuyển đổi ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine thành một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại hơn, phương Tây hơn, để Ukraine có khả năng sản xuất các loại thiết bị có thể tương tác với NATO mà họ sẽ cần vào ngày họ trở thành thành viên sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến”.
Đề cập đến cam kết bền vững của Hoa Kỳ đối với Ukraine, ông Monaghan cho biết không thể nói liệu nó có giống với những đảm bảo “kiểu Israel” hay không, nhưng nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine do Mỹ dẫn đầu sẽ duy trì cam kết này và đảm bảo rằng nó vẫn “nằm ngoài cấu trúc NATO”.
Ông Ryan lập luận rằng những đảm bảo an ninh và hỗ trợ quân sự như vậy phải được xử lý sao cho Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO hoặc ít nhất là một thành viên của liên minh này.
Ông nói thêm: “Những gì tôi muốn thấy, những gì tôi hy vọng thấy - không có nghĩa là điều này sẽ xảy ra - là sự tăng tốc của các cơ chế để biến quân đội Ukraine thành quân đội của NATO”.
"Nói cách khác, tăng cường mức độ hợp tác lập kế hoạch, tăng cường mức độ hợp tác công nghiệp quốc phòng, để NATO có thể bắt đầu chuyển đổi ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine thành một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại hơn, phương Tây hơn, để Ukraine có khả năng sản xuất các loại thiết bị có thể tương tác với NATO mà họ sẽ cần vào ngày họ trở thành thành viên sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến”.
Đề cập đến cam kết bền vững của Hoa Kỳ đối với Ukraine, ông Monaghan cho biết không thể nói liệu nó có giống với những đảm bảo “kiểu Israel” hay không, nhưng nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine do Mỹ dẫn đầu sẽ duy trì cam kết này và đảm bảo rằng nó vẫn “nằm ngoài cấu trúc NATO”.
4. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phản đối Thụy Điển gia nhập NATO
Trong hơn một thập kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khăng khăng rằng Thụy Điển cung cấp nơi ẩn náu và "môi trường hoạt động tự do" cho những phần tử bất đồng chính kiến mà nước này liệt vào danh sách khủng bố.
Trong số đó có các thành viên của phong trào Gülen, một tổ chức tôn giáo mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính vào năm 2016 để gây bất ổn cho chính phủ của Tổng thống Erdogan; cũng như các chính trị gia người Kurd tham gia vào một cuộc nổi dậy chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự phẫn nộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với chính sách tị nạn của Thụy Điển đã trở thành tâm điểm gây tranh cãi khi người Thụy Điển, sau hơn 200 năm giữ thái độ trung lập không liên kết, đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022. Để trở thành thành viên NATO, cần phải có sự nhất trí của tất cả 31 quốc gia thành viên của liên minh này.
Trong khi đó, Ankara đã phản đối việc Thụy Điển gia nhập NATO, viện dẫn chính sách di cư của nước này. Hungary cũng từ chối tư cách thành viên của Thụy Điển để phản đối các khoản phạt tham nhũng và các hình phạt khác của Liên minh châu Âu.
Để giải quyết các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển đã đồng ý dẫn độ những nghi phạm khủng bố bị Thổ Nhĩ Kỳ truy nã, mặc dù nhiều trường hợp vẫn bị trì hoãn do phán quyết của tòa án.
Thụy Điển cũng đã sửa đổi Hiến pháp và củng cố các quy định chống khủng bố như một phần của một loạt các biện pháp mới có hiệu lực vào ngày 1/6.
Ngày 6/7, ông Stoltenberg đã hội đàm với các Ngoại trưởng và quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan tại Brussels, Bỉ.
Phát biểu trước báo giới ngày 4/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết nếu Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ, Hungary sẽ không cản trở tiến trình này nữa.
Trong một cuộc họp báo khác vào ngày 6/7, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nhấn mạnh rằng Thụy Điển cần phải thực thi các sửa đổi đối với luật chống khủng bố của nước này.
Phát biểu trước báo giới hôm 4/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thái độ thì Hungary sẽ không cản trở quá trình này nữa.
Ông Stoltenberg cho biết ông sẽ gặp ông Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson trước hội nghị thượng đỉnh để đưa ra lời kêu gọi vào phút chót về việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO.
Sau đó, ông Erdogan có thể tìm kiếm sự phê chuẩn của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Monaghan cho rằng sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ có được giải quyết hay không là "câu hỏi triệu đô" của hội nghị thượng đỉnh.
"Quyết định tiếp theo phụ thuộc vào ông Erdogan. Tôi cho rằng không ai biết rõ đáp án”.
Ngoài ra, bà Heinrichs cho biết nhiều người tin rằng ông Erdogan sẽ dễ dàng chấp nhận Thụy Điển gia nhập liên minh sau sự đồng thuận và cuộc tái đắc cử gần đây của ông, nhưng kịch bản này khó có thể xảy ra.
Bà nói: “Tôi chưa bao giờ thực sự lạc quan đến mức cho rằng ông Erdogan sẽ rút lại những phản đối sau cuộc bầu cử hoặc cho rằng “Thụy Điển sẽ dễ dàng gia nhập [NATO]”.
Bà nói thêm rằng bà là người lạc quan ở miền Trung Tây nhưng ngay cả bà cũng không biết những diễn biến tiếp theo về lộ trình gia nhập NATO của Thụy Điển.
Bà cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “cố giành thêm nhượng bộ từ liên minh NATO" trước khi chấp thuận tư cách thành viên của Thụy Điển.
Ông Monaghan lập luận rằng việc từ chối tư cách thành viên của Thụy Điển "sẽ là một thất bại lớn đối với NATO" trong nỗ lực chống lại Nga, đặc biệt là ở Vùng Baltic.
Ông nói rằng, “mặt khác", đó sẽ là minh chứng rằng NATO là một liên minh thực thụ "dựa trên sự đồng thuận. Đó gần như là đặc điểm nổi bật của NATO.
"Và điều này chứng tỏ sự đồng thuận và hành động rằng NATO tôn trọng các quan điểm khác nhau của tất cả 31 thành viên - hy vọng sắp có thành viên thứ 32 - và điều này đang diễn ra trước mắt công chúng, và đó là một điểm mạnh của NATO, không phải là điểm yếu".
Đề cập đến lộ trình gia nhập NATO của Thụy Điển, ông Monaghan nói rằng: "Hy vọng điều này sẽ hoàn tất tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét