Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Hà Nội xây cầu để làm gì ?

Hà Nội xây cầu để làm gì ?
Sáng hôm qua, chơi thể thao ở Câu lạc bộ Ba Đình xong, tôi đến Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam năm cạnh Hồ Tây để dự "Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của Giáo sư Hoàng Tụy". Tôi đến rất sớm, nhưng hóa ra GSTSKH Hoàng Xuân Phú còn đến sớm hơn. Trong khi chờ đợi, chúng tôi lên quán cà phê tầng 11 ngắm Hồ Tây, nhân thể trao đổi về phát triển giao thông và làm cầu đường ở VN. 
Hóa ra quan điểm của chúng tôi khá giống nhau. Riêng về xây cầu, chúng tôi rất không tán thành việc Nhà nước chủ trương xây quá nhiều cầu cho Hà Nội, trong khi thiếu quan tâm tới đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt chúng tôi phê phán việc xây cầu Tứ Liên xuyên sông Hồng đâm thẳng vào phủ Tây Hồ và chính giữa Hồ Tây. 

Chúng tôi không hiểu tại sao phải xây cây cầu này, vì nhu cầu đi lại từ bên kia sông sang bên này sông rất thấp. Hơn nữa, sang đến Tứ Liên, vướng Hồ Tây thì xe cộ lại phải rẽ trái về đường Thanh Niên hay xa hơn xuống cầu Long Biên và Chương Dương; hoặc rẽ phải ra đường Lạc Long Quân gần cầu Nhật Tân. Trái phải đều đã có các cầu, chỉ cần tổ chức giao thông hợp lý thì ách tắc giao thông sẽ được giải quyết, cầu Tứ Liên là thừa; số tiền xây cây cầu này nên dùng làm việc khác cấp bách hơn, ví dụ như xây thêm cầu cho đồng bằng sông Cửu Long. 

Dưới đây là thông tin về những bất cập trong việc xây cầu ở Hà Nội và đồng bằng sông Cửu Long tôi lấy từ báo chính thống.

1. Hà Nội: Cầu xây xong nhưng không có đường dẫn để đi


Cây cầu Xuân Cẩm-Bắc Phú xây dựng xong từ năm 2020 cho đến nay một bên phía Hà Nội vẫn thiếu đường dẫn lên cầu – Ảnh cắt từ video của Tiền Phong

Cầu Xuân Cẩm – Bắc Phú, bắc qua sông Cầu, nối Hà Nội với Bắc Giang, đã xây dựng xong mặt cầu bê tông từ năm 2020 nhưng đến nay một bên vẫn thiếu đường dẫn lên xuống, trở thành cầu cụt.

Bên thiếu đường dẫn thuộc địa phận huyện Sóc Sơn (Hà Nội), vì vậy người dân hai bên bờ sông vẫn phải dùng đò để đi lại.

Cây cầu do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bắc Giang làm chủ đầu tư và thực hiện từ năm 2017, có tổng chiều dài 479.5m, bề rộng mặt cầu 12m, đã được trải thảm bê tông nhựa, sơn vạch kẻ đường và có thành cầu hoàn chỉnh.

Dự án có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách tỉnh Bắc Giang, nối đường vành đai 4 (tỉnh Bắc Giang) với Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên. Mặc dù đã hoàn thành xây dựng hơn ba năm qua nhưng không hiểu lý do vì sao một bên cầu (phía Hà Nội) vẫn thiếu đường dẫn lên xuống, phải dùng rào chắn chặn lại với bảng cấm lên xuống.

Ảnh: Người dân mỏi mòn trông có cầu để không phải đi lại bằng đò nguy hiểm, nhưng quan Hà Nội chưa vội – Ảnh cắt từ video của Tiền Phong

Tiền Phong ngày 21 Tháng Bảy dẫn lời ông Nguyễn Văn Tình ở thôn Cẩm Hà, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, bực bội phát biểu: “Khi bắt đầu xây dựng cầu, chúng tôi ai cũng phấn khởi mong chờ. Từ năm 2020 khi cầu xây xong, chúng tôi thất vọng vì cầu cụt, không có đường dẫn lên. Chúng tôi muốn sang bên kia sông vẫn phải đi đò, hiện đang vào mùa lũ rồi, đi bằng đò rất nguy hiểm, hơn ba năm rồi vẫn chưa có tiến triển gì thêm”.

Hiện nay, bến đò Cẩm Hà cách chân cầu khoảng 400m vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi ngày đưa hàng trăm lượt người qua lại sông Cầu. Còn cây cầu thiếu đường dẫn một bên chơ vơ phơi nắng phơi mưa mà chẳng ai xót của, tội người dân, đúng là… “Hà Nội không vội được đâu”!

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Bá Hoàng, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn, không giải thích lý do tại sao hơn ba năm qua xây cái đường dẫn mãi vẫn chưa xong, mà chỉ cho biết: “Hiện tại phía đầu cầu Hà Nội đang hoàn thiện mặt bằng để làm đường dẫn, dự kiến Tháng Tám này sẽ cơ bản hoàn thành (?) Hiện tại đang mùa mưa bão nên thi công tiến độ có chậm hơn, cuối năm 2023 sẽ hoàn thành toàn bộ tuyến đường dẫn”(!)

2. Hà Nội: Nơi chưa cần thì xây cầu để thành nơi chứa rác


Ảnh: Cầu vòm sắt bắc qua hồ Linh Đàm dưới gầm đường Vành Đai 3 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội xây xong hiếm người qua lại – Ảnh: Tiền Phong

Trong khi cái đường dẫn lên xuống cầu ở huyện Sóc Sơn làm hơn ba năm vẫn chưa xong, khiến người dân phải dùng đò để qua sông, thì ngay tại quận Hoàng Mai, Hà Nội xây dựng một cây cầu vòm sắt bắc qua hồ Linh Đàm (nằm bên dưới gầm đường Vành Đai 3) dành cho xe gắn máy, xe đạp… đi lại thì hoàn toàn thưa vắng, hầu như không ai buồn sử dụng!

Tiền Phong ngày 4 Tháng Bảy 2023 phản ảnh, cây cầu này xây dựng từ năm 2021 và đã hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2022, với mức đầu tư 65 tỷ đồng nhưng hiện nay thi thoảng mới có một chiếc xe đạp hoặc xe gắn máy đi qua, một phần mặt cầu đã trở thành nơi chứa rác!

Khi bị báo chí trong nước chất vấn thì ông Đỗ Việt Hải, phó Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội cho biết, việc xây dựng cây cầu này là để “đi trước đón đầu, phục vụ cho nhu cầu đi lại trong tương lai”(?!) vì khu vực quận Hoàng Mai dự báo sẽ ngày càng đông dân trong thời gian tới (?)

Theo người dân tại đây, lý do vắng người qua lại trên cây cầu vòm sắt này vì nếu lên cầu thì hành trình di chuyển xa hơn đường bên ngoài, mặt khác, việc lên xuống cầu không thuận tiện.

Bà Minh, một người dân sinh sống gần cây cầu cho biết: “Từ ngày cầu đưa vào sử dụng, chưa bao giờ tôi thấy đông đúc cả, mật độ lưu thông vắng lắm, cây cầu trở thành điểm lý tưởng cho tôi đi xe đạp tập thể dục hằng ngày”.



Hình ảnh đối lập của hai cây cầu: Nơi cần thì xây dở dang để dân trông mỏi mòn, nơi không cần thì xây trước “để đi tắt, đón đầu tương lai” rồi trở thành nơi chứa rác, cho thấy cách Hà Nội sử dụng ngân sách tùy tiện và hoang phí đến cỡ nào!

3. Hà Nội: Nhiều cầu, bố trí địa điểm và sử dụng bất hợp lý nên vẫn ách tắc và vẫn muốn xây thêm nhiều cầu mới

Sợ thật: Theo Quy hoạch giao thông vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thủ đô Hà Nội sẽ có 17 cây cầu bắc qua sông Hồng. Ngoài 7 cầu qua sông Hồng đã có, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thăng Long, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, TP Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu được triển khai theo quy hoạch, trong đó có 4 cầu có kế hoạch triển khai xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Gồm: Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên và Trần Hưng Đạo.

TPO - Bốn cây cầu vượt sông Hồng, gồm: Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên và Trần Hưng Đạo vừa được tư vấn hoàn thành thiết kế khảo sát, dựng hình ảnh thiết kế, chuẩn bị khởi công xây dựng trong thời gian tới. Đây là bốn cây cầu giúp thành phố Hà Nội giảm ùn tắc, hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải của thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thủ đô Hà Nội sẽ có 17 cây cầu bắc qua sông Hồng. Ngoài 7 cầu qua sông Hồng đã có, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thăng Long, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, TP Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu được triển khai theo quy hoạch, trong đó có 4 cầu có kế hoạch triển khai xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Gồm: Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên và Trần Hưng Đạo

Dự án cầu Vân Phúc và xây dựng tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) có tổng mức đầu tư đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2022-2027 vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về phê duyệt dự án.

Theo UBND thành phố (chủ đầu tư), cầu Vân Phúc bắc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 dài 7,7 km. Điểm đầu tại vị trí giao cắt quốc lộ 32, thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; điểm cuối ở ranh giới của Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.

Phần cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội rộng 20,5 m, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Phần đường nối từ quốc lộ 32 đến cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc rộng 32 m, quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.


UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc xây cầu Vân Phúc nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh thành lân cận trong vùng thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Dự án xây cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu nằm trên đường Vành đai 3,5. Hiện dự án đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định với tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỉ đồng. Hiện Sở Kế hoạch - Đầu tư đã lấy ý kiến thẩm định về chủ trương đầu tư. Hiện tuyến đường Vành đai 3,5 trên cạn kết nối với cầu Thượng Cát đang được giao cho Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội và UBND huyện Hoài Đức thực hiện thi công ở hiện trường.


Dự án đã được UBND TP phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc ngày 30/3/2020. Theo quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc, địa điểm xây dựng cầu sẽ nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh; kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với quốc lộ 5 kéo dài, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.

Phạm vi dự kiến có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao quốc lộ 5, tổng chiều dài theo tuyến thẳng khoảng 4,8 km. Với 5 nút giao trong đoạn tuyến gồm: Nút giao Nghi Tàm; nút giao Hữu Hồng; nút giao kết nối bãi giữa; nút giao Tả Hồng; nút giao quốc lộ 5 kéo dài.

Dự án cầu đã có kết quả thi tuyển phương án kiến trúc và hoàn thành công tác trưng bày, triển lãm và tham vấn ý kiến cộng đồng về kết quả thi tuyển. Về hình thức đầu tư, UBND TP đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT để trình cấp có thẩm quyền thẩm định.

Cầu có kiến trúc dạng vòm, nhịp chính dài 900 m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp.

Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên địa bàn thành phố sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 7 cầu được xây dựng gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh.

10 đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 (đang xây dựng), cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.

https://tienphong.vn/4-cau-vuot-song-hong-chuan-bi-khoi-cong-xay-dung-post1510534.tpo

4. Trong khi đồng bằng sông Cửu Long chỉ có vẻn vẹn 10 cầu

Đồng bằng sông Cửu Long (còn được gọi là Tây Nam Bộ, Cửu Long, hay miền Tây) là vùng cực nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ. Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 40.577,6 km², trong khi thành phố Hà Nội có diện tích 3.360 km², tức là diện tích 
Đồng bằng sông Cửu Long gấp 6,1 lần, nhưng số km cầu hiện nay chỉ tương đương với Hà Nội, trong tương lai thì sẽ thua xa.

Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dọc ngang kênh rạch, sông ngòi chằng chịt 28.000 km, nên không thể so với Đồng bằng sông Hồng về nhu cầu vận tải qua sông. Đây cũng là vùng sản xuất khối lượng hàng hóa cực lớn của nền kinh tế. Sản phẩm hàng hóa của vùng này là chủ yếu là nông thủy sản tuy có giá trị không cao nhưng cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của người dân cả nước và có trọng lượng, thể tích lớn nên nhu cầu vận chuyển qua cầu rất cao.

Theo TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia hàng đầu về kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, hiện chưa có những con số thống kê chính xác và chính thức về số cầu tương đối lớn đã xây ở vùng này, nhưng theo TS theo dõi, thì có thể thấy chủ yếu chỉ có các cầu lớn vượt sông Tiền, sông Hậu và các con sông Vàm Cỏ (các sông lớn), trong đó một số cây cầu lớn xây sau 2000 như Mỹ Thuận, Rạch Miễu và sau năm 2010 như Cần Thơ, Cao Lãnh, Hàm Luông, Đầm Cùng (Cà Mau), cầu Châu Đốc (An Giang, đang thi công đến nay mới được 56% khối lượng) đã có đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng cầu Đại Ngãi (Sóc Trăng- Trà Vinh) khởi công năm 2013 đến nay vẫn còn nằm im, cầu Mỹ Thuận 2 đang trễ tiến độ, cầu Rạch Miễu 2 đang vướng vấn đề GPMB...

Theo thống kê sơ bộ của tôi, đến nay, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 13 cây cầu tương đối lớn, gồm: 

(i) Cầu Rạch Miễu nằm trên Quốc lộ 60, bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) với tỉnh Bến Tre; 

(ii) Cầu Năm Căn vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn-Ngọc Hiển (Cà Mau). 

(iii) Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nằm trên Quốc lộ 1A, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam. 

(iv) Cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ, nối liền Quốc lộ 50, huyện Cần Đước (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang). 

(v) Cầu Hàm Luông nằm trên tuyến Quốc lộ 60, nối liền thành phố Bến Tre (Cù Lao Bảo) với huyện Mỏ Cày Bắc (Cù Lao Minh). 

(vi) Cầu Cao Lãnh nối thành phố Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, là cây cầu thứ 2 bắc qua sông Tiền sau cầu Mỹ Thuận. 

(vii) Cầu Cần Thơ là cầu dây văng đầu tiên xây dựng qua dòng sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (550m). 

(viii) Cầu Cổ Chiên nối 2 tỉnh Bến Tre-Trà Vinh, là một trong 4 cầu lớn trên Quốc lộ 60 và là điểm kết nối quan trọng giữa quốc lộ này với các tuyến thuộc hành lang duyên hải phía Đông miền Tây. 

(ix) Cầu Vàm Cống khởi công tháng 9/2013, hoàn thành năm 2017, là cây cầu thứ hai sau cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, thành phP Cần Thơ.

(x) Cầu Đầm Cùng bắc qua sông Bảy Háp nối liền huyện Cái Nước và huyện Năm Căn thuộc địa phận tỉnh Cà Mau. Cầu được khởi công ngày 5 tháng 1 năm 2009 với tổng mức đầu tư trên 351 tỷ đồng. Điểm đầu cầu Đầm Cùng thuộc xã Trần Thới, huyện Cái Nước, điểm cuối thuộc địa phận xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Cầu có quy mô 2 làn xe, chiều rộng bề mặt 12m, chiều dài tuyến 2050 m, trong đó chiều dài cầu 668 m và đường hai đầu cầu dài 1380m, quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.
-------------------

GS. Hoàng Xuân Phú nghiên cứu về lý thuyết điều khiển và tối ưu, giải tích số cũng như ứng dụng của các lĩnh vực này. Ông bảo vệ luận án tiến sỹ (1983) và tiến sỹ khoa học (1987) tại Đại học Leipzig, Đức.

Ông là tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics và là ủy viên của Ủy ban Các nước đang phát triển, Liên đoàn Toán học quốc tế (CDC-IMU).

GS. Hoàng Xuân Phú cũng là viện sỹ thông tấn của Viện hàn lâm Khoa học và Nhân văn Heidelberg và Viện hàn lâm Khoa học và Nhân văn Bavaria, Đức, và cũng là viện sỹ Viện hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba (TWAS).

GS hiện cũng đang là uỷ viên Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét