Quan hệ Nga - Châu Phi và Nga sẵn sàng tìm cách giải quyết xung đột Ukraina
Ngày 28 tháng 7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc gặp với phái đoàn các nước châu Phi về Ukraina: nước Nga luôn sẵn sàng tìm cách giải quyết hòa bình cuộc xung đột Ukraina, Moskva chưa bao giờ từ bỏ quá trình đàm phán.“Hôm nay chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi đang vi phạm hiến chương của Liên Hợp Quốc. Tôi không nghĩ vậy. Ngược lại, tôi chắc chắn rằng chúng tôi đang hành động hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”.
Ông lưu ý rằng Hiến chương Liên Hợp Quốc cần được các quốc gia khác tôn trọng, không áp dụng tiêu chuẩn kép, các biện pháp trừng phạt đơn phương và không mưu toan đảm bảo an ninh của đát nước mình bằng tổn thất của quốc gia khác.
Tổng thống Nga cũng cho rằng các quốc gia phương Tây chỉ nhớ đến luật pháp quốc tế khi sử dụng nó chống lại Moskva hoặc bất kỳ ai đó khác.
Nhà lãnh đạo Nga nói thêm rằng đối với nước Nga thì cốt lõi vấn đề là tính trung lập của Ukraina, điều được thể hiện trong tuyên bố độc lập của nước này.
Ông Putin nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn không rõ lắm vì sao phương Tây lại lôi kéo Ukraina vào NATO”. (Trước đó ông Putin đã nhiều lần nói rằng mỗi quốc gia đều có quyền chọn cách bảo đảm an ninh cho mình nhưng không được chọn cách làm xâm phạm đến an ninh của quốc gia khác...).
Putin cũng nói rằng cách tiếp cận của phái đoàn châu Phi đối với cuộc xung độ Ukraina gần giống như kế hoạch hòa bình của Trung Quốc.
Về phía mình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong cuộc họp nói rằng cuộc xung đột ở Ukraina cần phải kết thúc một cách hòa bình, cả hai bên đều quan tâm đến điều này.
Cần lưu ý rằng đây là cuộc gặp thứ hai của Vladimir Putin với các nhà lãnh đạo các nước châu Phi về Ukraina trong mùa hè này. Vào tháng 6, ông đã cho các đồng nghiệp của mình xem dự thảo thỏa thuận Istanbul, vốn đã được các phái đoàn Nga và Ukraina ký tắt trước đó. Tổng thống nhắc lại rằng Kiev, theo lệnh của giới lãnh đạo phương Tây, đã “ném dự thảo hiệp ước vào thùng rác lịch sử” ngay sau khi Liên bang Nga rút quân khỏi thủ đô Ukraina.
Putin đã từng tuyên bố quân Nga rút khỏi Kiev vào tháng 3.2022 là theo yêu cầu của phía Ukraina để "ký" hoà ước Istanbul.
Thật ra điều ông Putin và dân Nga cần là cái sự đảm bảo an ninh cho nước Nga, người Nga ở Nga và người Nga và người gốc Nga ở các nước chứ không có nhu cầu chiếm Kiev, nhất là khi chưa cần và khi điều kiện chưa chín mùi!
Các nước MỸ, EU, NATO… AI ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHƯ NGA CHO CHÂU PHI?
- Xóa nợ 23 tỷ USD cho các nước châu Phi
- Phân bổ thêm khoảng 100 triệu USD cho các mục đích phát triển (theo đề nghị của các quốc gia châu Phi).
- Chịu trách nhiệm vận tải và cung cấp toàn bộ lương thực, phân bón mà châu Phi bị thiếu với giá rẻ hơn thị trường, trong đó có phần không nhỏ là miễn phí, cho không.
- Cùng Wargner giúp châu Phi ổn định an ninh chính trị, quốc phòng, ngăn chặn xung đột vũ trang hoặc chiến tranh.
- Hàng năm đào tạo miễn phí cho nhiều nghìn thanh niên sinh viên châu Phi từ Đại học và cao hơn cho tất cả các lĩnh vực mà châu Phi đang thiếu, đang cần.
Đó là những điểm nổi bật mà V. Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi, từ ngày 27 đến 28/7/2023 vừa qua tại St. Petersburg.
Nguồn Источник: Trang Web của Tổng thống LB Nga Саммит Россия – Африка
Владимир Путин принял участие в пленарных сессиях второго саммита Россия – Африка.
28 июля 2023 года 13:50Санкт-Петербург. kremlin.ru
Diễn đàn cấp cấp Nga- Châu Phi làm khởi sắc không chỉ các vấn đề chính trị quốc tế, mà còn cả chủ đề hợp tác kinh tế.
- Tại diễn đàn, Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự với hơn 40 quốc gia châu Phi.
- Các nước châu Phi đang xem xét khả năng ký kết các thỏa thuận đổi hàng trong lĩnh vực năng lượng.
- Các công ty nhiên liệu và năng lượng của Nga đang tích cực tìm kiếm các dự án đầy triển vọng ở châu Phi. Liên bang Nga đang thảo luận về hơn 30 dự án chung mới trong lĩnh vực dầu khí và điện lực ở 16 quốc gia châu Phi.
- Bộ Giáo dục và Khoa học Nga sẵn sàng tổ chức mạng lưới các chương trình cấp bằng kép với các trường đại học châu Phi, sự hợp tác như vậy có thể diễn ra với Ai Cập, Zimbabwe, Mali, Mozambique và Uganda.
- AvtoVAZ có kế hoạch phục hồi lắp ráp xe con LADA ở Ai Cập. Công ty kỳ vọng rằng Ai Cập có thể trở thành một trung tâm vận chuyển và hậu cần cho toàn bộ lục địa châu Phi.
- Nga công nhận văn bằng và học vị của các nước châu Phi. Năm nay, Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga đã tăng gấp đôi số lượng chỗ học do nhà nước Nga tài trợ cho sinh viên châu Phi - từ 2,1 nghìn lên 4,7 nghìn.
- Học viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính công của Tổng thống Liên bang Nga đang thảo luận về việc thực hiện các chương trình chung mới với các trường đại học của Ethiopia và Guinea Xích đạo, hiện trường đại học đã có bản ghi nhớ với các tổ chức giáo dục ở Ai Cập và Maroc.
- Một thỏa thuận giữa chính phủ Nga và Zimbabwe về hợp tác duy trì an ninh thông tin quốc tế đã được ký kết trong hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi. Như Bộ này nói thêm, "thỏa thuận này là một ví dụ sinh động và thuyết phục về thành quả của những nỗ lực nhất quán của Nga và Zimbabwe nhằm tăng cường an ninh thông tin quốc gia và quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi."
- Gần 35.000 sinh viên từ Châu Phi học tập tại Nga và số lượng của họ không ngừng tăng. Nga có kế hoạch tăng tuyển sinh người châu Phi vào các trường đại học sư phạm.
- Công việc đang được tiến hành để mở phương tiện truyền thông Nga ở Châu Phi.
Tăng cường sự hợp tác nhiều mặt với châu Phi sẽ là một trọng tâm của chính sách đối ngoại của Nga, hướng tới một thế giới đa cực.
Vị tướng Đức phàn nàn về việc cuộc phản công của Ukraine bị Nga làm gián đoạn.
“Việc “mở cửa” khu vực do người Nga bảo vệ hiện đang diễn ra với cái giá phải trả là rất nhiều xương máu của các đơn vị Ukraine. Đôi khi những người rà phá bom mìn phải nằm sấp bò qua các bãi mìn và rà phá hết quả mìn này đến quả mìn khác, làm công việc nguy hiểm đến tính mạng bằng tay. Họ thường xuyên phải hứng chịu hỏa lực của kẻ thù”, Tướng Christian Freuding, người đứng đầu trung tâm tình huống về Ukraine tại Bộ Quốc phòng Đức cho biết.
Do sự kháng cự của Nga, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề về hàng ngũ chuyên gia rà phá bom mìn, nhiều người bị thương trong vài tuần đầu tiên của cuộc phản công. Vị tướng Đức dẫn số liệu từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, diện tích có khả năng bị cài mình ở Ukraine bằng một nửa lãnh thổ nước Đức.
Theo Freiding, việc tuân theo nguyên tắc của NATO trong cuộc chiến chống mìn, tức là bỏ qua chúng, trở nên bất khả thi với quy mô bãi mìn như vậy.
TÊN LỬA ISKANDER CỦA NGA PHÁ HỦY TRỤ SỞ SBU Ở DNEPROPETROVSK !!!
Báo "Mùa xuân Nga" đưa tin, vào ngày 28/7, 01 tên lửa Iskander của Nga đã tấn công đánh sập toàn bộ tòa nhà (08 tầng) là trụ sở khu vực của cơ quan an ninh quốc gia Ukraine (SBU) ở trong thành phố Dnepropetrovsk. Hiện chưa có thông tin chính thức về thiệt hại.(Chắc cũng kha khá).
Ông Rogov, Chủ tịch phong trào công cộng khu vực Zaporozhye cho biết: "tên lửa đã xuyên tận tầng hầm và hàng chục sĩ quan đã thiệt mạng dưới đống đổ nát". Theo một số nguồn tin có nhiều chuyên gia Nato cũng có mặt ở đó.
* Vào lúc 22⁰⁰ ngày 28/7, Kiev thừa nhận rằng tên lửa của Nga đã đánh trúng tòa nhà của SBU ( cơ quan an ninh) Dnepropetrovsk. Các nhà chức trách của Dnepropetrovsk chính thức thông báo rằng có 5 thường dân bị thương. Tất cả đều nhận được sự hỗ trợ MÀ KHÔNG CẦN NHẬP VIỆN.
Vậy xe cứu thương có còi báo động hối hả rời tòa nhà SBU đi đâu? Chở ai ?
Thực tế , các cuộc trò chuyện kín của giới quân sự của Ukraina đã lộ ra rằng, tên lửa Iskander của Nga đã bắn trúng tòa nhà một tầng phía trước tòa nhà chính của Cơ quan An ninh Ukraine, nơi đặt nhà hàng.
Và trong nhà hàng này, hôm nay đã diễn ra một cuộc gặp gỡ của các cố vấn phương Tây, sau đó, tất nhiên, có một bữa tiệc linh đình.
Với nhiều sỹ quan của phương Tây và Ukraina, đó là bữa tiệc cuối cùng trong đời họ.
Tin thêm về “ dân thường “ bị hại trong toà nhà SBU ở Dneropetrovsk.
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, trích dẫn các nguồn Ukraine của họ, viết rằng lời kêu gọi hiến máu khẩn cấp ở Dnepropetrovsk cho thấy tòa nhà SBU bị tấn công không hoàn toàn trống rỗng và các cuộc tấn công trước đó của Nga vào Ukraine cũng đã thành công.
Theo quan sát của họ, các máy bay trực thăng và xe cứu thương đã bay đến và đi từ các căn cứ của Ba Lan dọc biên giới Ukraine sau một cuộc tấn công bằng tên lửa tàn bạo của Nga.
Nếu chỉ là mươi người bị thương trong các bệnh viện ở Dnepropetrovsk, sẽ không cần hiến máu khẩn cấp và quan trọng nhất là sẽ không có việc sơ tán khẩn cấp binh lính và sĩ quan Ukraine ra nước ngoài.
Trong số đã được sơ tán, có lẽ là nhân viên NATO từ trụ sở dưới lòng đất hoặc căn cứ không quân.
Như phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý, những diễn biến quan trọng vẫn tiếp tục diễn ra, cho thấy phía Nga đã nghiêm túc tăng cường năng lực tình báo, điều này ngay lập tức gây ra tổn thất nghiêm trọng cho quân đội NATO và Ukraine.
CHẾ ĐỘ KIEV LẠI TẤN CÔNG KHỦNG BỐ LÃNH THỔ NGA !!!
Vào ngày 28/7, Chế độ Kiev đã thực hiện 03 cuộc tấn công khủng bố vào lãnh thổ LB Nga, trong bối cảnh cuộc phản công lần 2 đang thất bại nặng nề.
BQP Nga cho biết, lưc lượng phòng không Nga đã bắn hạ 01 UAV của Ukraine ở gần Thủ đô Moscow vào buổi sáng, không có thiệt hại nào xảy ra.
Vào buổi chiều, AFU sử dụng 01 tên lửa S 200 đã chuyển đổi, tấn công một khu dân cư gần Taganrog vùng Rostov, tên lửa này đã bị bắn hạ trên không, các mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống lãnh thổ Taganrog làm một số nhà cửa hư hại và làm 15 người dân bị thương nhẹ và họ đang được điều trị.
Vài phút sau cuộc tấn công vào Taganrog, 01 tên lửa S 200 khác đã bị đánh chặn trên bầu trời Azov ở vùng Rostov, mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống khu vực không có người ở. (Ntth).
Không có lẽ Erdogan cũng bị lạc ra ngoài vùng phủ sóng, nên điện mãi không thấy V. Putin cầm máy.
Tin Tổng thống Thổ nhăm nhe điện đàm với Putin để thuyết phục gia hạn thỏa thuận ngũ cốc đã hơn tuần nay. Báo chí Thổ và cả Báo Mỹ Thời báo phố Uol đều cho biết về “nghẽn mạng”.
Hiện Tổng thống Nga chưa lên lịch trao đổi với Ẻdogan.
Hãy để ông ấy đặt nhà máy sản xuất Bairactar ở Ukraina, ủng hộ Ukraina vào Nato… Hạ tầng kho và cầu cảng xuất ngũ cốc cũng đã bị phá tan tành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét