BRICS đang góp phần thay đổi cấu trúc của thế giới
Gregory Copley • Điều đáng chú ý là, sự vận động mới nhất của BRICS là một phần của sự thay đổi hoặc biến đổi của cấu trúc toàn cầu. Phương Tây nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một phong cảnh quen thuộc, nhưng điều này là một sự lừa dối.Các nhà lãnh đạo của BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS/SCO ở Ufa, Nga, vào ngày 10/07/2015. (Ảnh: Alexander Vilf/Ria Novosti qua Getty Images)
Cân bằng chiến lược toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các kế hoạch của các quốc gia BRICS nhằm tạo ra một khuôn khổ kinh tế hoặc thị trường, thứ trong tương lai có thể được hỗ trợ bởi một hệ thống tiền tệ độc lập?
Khối BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (PRC) và Nam Phi - ban đầu là một từ viết tắt do các nhà đầu tư New York tạo ra vào năm 2001. Nhưng sau đó, nó đã có một sự phát triển riêng biệt thông qua các thỏa thuận giữa chính phủ của các quốc gia “thành viên” sau khoảng năm 2006. Theo nhiều cách, các quốc gia này không tương thích lẫn nhau với tư cách là đối tác chiến lược, nhưng vào năm 2023 đã có cuộc thảo luận về việc tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới để cho phép các thành viên giao dịch với nhau trôi chảy hơn - và không cần sử dụng USD.
Ý tưởng về một loại tiền tệ mới của BRICS vẫn còn xa vời vào năm 2023, nhưng một khối thương mại bên ngoài khu vực đồng USD cũng sẽ được ủng hộ - một phần hoặc toàn bộ - bởi một số quốc gia khác, những người lo lắng về việc Mỹ có thể đe dọa trừng phạt kinh tế vì không tuân theo mệnh lệnh của Washington. Trớ trêu thay, BRICS được hình thành như một mục tiêu cho đầu tư nước ngoài của Mỹ, nhưng đến năm 2023, lại nổi lên như một khối thù địch với Mỹ ở các mức độ khác nhau và vì những lý do khác nhau.
Khía cạnh thống nhất của BRICS là tất cả các quốc gia thành viên đều có nhu cầu tăng cường thương mại và đầu tư, và sẵn sàng giao dịch với Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) bằng đồng tiền của họ - đồng rúp (RUB) và nhân dân tệ (CNY) - cũng như bằng các đồng tiền khác của các quốc gia thành viên khác, nằm ngoài sự kiểm soát chính trị của Washington. Đáng chú ý, khối này không ngăn cản các quốc gia thành viên thực hiện các giao dịch bằng đồng USD, nhưng đang bắt đầu xây dựng một khu vực kinh tế lớn không phụ thuộc vào đồng USD.
Một nhân viên ngân hàng Trung Quốc đếm tờ 100 nhân dân tệ và tờ 100 đô la Mỹ tại quầy giao dịch ngân hàng ở Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc vào ngày 06/08/2019. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
Điều này là khá đáng kể, vì tất cả các quốc gia thành viên BRICS đều là thành viên của G20: 20 nền kinh tế hàng đầu trên toàn cầu, được xếp hạng dựa trên tổng sản phẩm quốc nội. Cùng với nhau, dường như họ có tổng GDP vào năm 2022 là khoảng 26 nghìn tỷ USD (mặc dù 17,96 nghìn tỷ USD của CHND Trung Hoa có thể là con số cao gấp đôi con số thực); so với GDP năm 2022 của Mỹ là 25,46 nghìn tỷ USD. Và các thành viên BRICS có tổng dân số khoảng 3,24 tỷ người - hơn một phần ba tổng dân số thế giới.
Đây sẽ là những thống kê có ý nghĩa nếu BRICS đại diện cho một khu vực địa chính trị tự trị, nhưng thực tế không phải vậy. Đúng vậy, các thành viên BRICS có thể phát triển một thị trường bằng cách giao dịch bằng các loại tiền tệ không phải là đồng USD và thông qua trao đổi ưu đãi và thương mại đối lưu, nhưng hiện tại, ngoại trừ Nga, họ không bị tách rời khỏi giao dịch với phương Tây.
Điều này là khá đáng kể, vì tất cả các quốc gia thành viên BRICS đều là thành viên của G20: 20 nền kinh tế hàng đầu trên toàn cầu, được xếp hạng dựa trên tổng sản phẩm quốc nội. Cùng với nhau, dường như họ có tổng GDP vào năm 2022 là khoảng 26 nghìn tỷ USD (mặc dù 17,96 nghìn tỷ USD của CHND Trung Hoa có thể là con số cao gấp đôi con số thực); so với GDP năm 2022 của Mỹ là 25,46 nghìn tỷ USD. Và các thành viên BRICS có tổng dân số khoảng 3,24 tỷ người - hơn một phần ba tổng dân số thế giới.
Đây sẽ là những thống kê có ý nghĩa nếu BRICS đại diện cho một khu vực địa chính trị tự trị, nhưng thực tế không phải vậy. Đúng vậy, các thành viên BRICS có thể phát triển một thị trường bằng cách giao dịch bằng các loại tiền tệ không phải là đồng USD và thông qua trao đổi ưu đãi và thương mại đối lưu, nhưng hiện tại, ngoại trừ Nga, họ không bị tách rời khỏi giao dịch với phương Tây.
Vì vậy, chúng ta không thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các siêu cường và thế giới đang phát triển như trong Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất. Và BRICS, mặc dù cung cấp nền tảng cho hợp tác, nhưng nó không đảm bảo an ninh hoặc kinh tế cho các thành viên của mình, điều mà ngay cả Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng không thể cung cấp. 3 thành viên BRICS cũng là thành viên của SCO.
Khả năng xói mòn lâu dài đối với vị thế toàn cầu của đồng USD với tư cách là một loại tiền tệ thay thế là rõ ràng, mặc dù hiện tại Mỹ và các loại tiền tệ liên kết với đồng USD khác vẫn chiếm ưu thế. Và Mỹ càng sử dụng vũ khí chiến lược chính của mình - các biện pháp trừng phạt kinh tế - để trừng phạt các nước nhỏ hơn vì buôn bán với Nga hoặc CHND Trung Hoa, thì càng có nhiều khả năng nhiều nước sẽ chuyển sang một khối như BRICS, vốn không cố gắng áp đặt các chính sách của họ.
Có thể cấu trúc BRICS sẽ không thể chịu đựng được áp lực khổng lồ để khiến họ trở thành đồng minh chiến lược gắn kết. Họ quá khác biệt về chính trị và lợi ích. Tuy nhiên, trong hơn khoảng 15 năm qua, họ đã bắt đầu hài hòa hóa các chính sách và thông tin liên lạc nội khối trong nhiều lĩnh vực, và điều này đã mở đường cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các thành viên.
Khả năng xói mòn lâu dài đối với vị thế toàn cầu của đồng USD với tư cách là một loại tiền tệ thay thế là rõ ràng, mặc dù hiện tại Mỹ và các loại tiền tệ liên kết với đồng USD khác vẫn chiếm ưu thế. Và Mỹ càng sử dụng vũ khí chiến lược chính của mình - các biện pháp trừng phạt kinh tế - để trừng phạt các nước nhỏ hơn vì buôn bán với Nga hoặc CHND Trung Hoa, thì càng có nhiều khả năng nhiều nước sẽ chuyển sang một khối như BRICS, vốn không cố gắng áp đặt các chính sách của họ.
Có thể cấu trúc BRICS sẽ không thể chịu đựng được áp lực khổng lồ để khiến họ trở thành đồng minh chiến lược gắn kết. Họ quá khác biệt về chính trị và lợi ích. Tuy nhiên, trong hơn khoảng 15 năm qua, họ đã bắt đầu hài hòa hóa các chính sách và thông tin liên lạc nội khối trong nhiều lĩnh vực, và điều này đã mở đường cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các thành viên.
BRICS mang lại điều gì?
Sáng kiến vĩ đại của Nga, Hành lang Giao thông Bắc - Nam Quốc tế (INSTC), thứ đảm bảo cho hoạt động vận chuyển đường bộ và đường sông từ St. Petersburg ở phía tây bắc nước Nga xuống bờ biển Ấn Độ Dương của Iran, thực sự kết nối thương mại của Nga qua Ấn Độ Dương với Mumbai, Ấn Độ. Và toàn bộ khuôn khổ của BRICS - trừ Ấn Độ - cũng giúp Bắc Kinh củng cố khối thương mại Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), giúp xây dựng các thị trường và nguồn lực mới cho CHND Trung Hoa bằng cách thay thế một số hoạt động thương mại và đầu tư từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Động lực trong BRICS (bao gồm cả việc mở rộng thành viên tiềm năng) đã là yếu tố thúc đẩy các cấu trúc “Chiến tranh Lạnh mới”, đảm bảo rằng trong cuộc Chiến tranh Lạnh này, “Phương Đông” (hoặc nhóm bên ngoài khối phương Tây) đang dần liên kết đan xen về kinh tế với nhiều quốc gia “miền Nam” theo những cách đơn giản là không thể thực hiện được trong Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất.
Động lực trong BRICS (bao gồm cả việc mở rộng thành viên tiềm năng) đã là yếu tố thúc đẩy các cấu trúc “Chiến tranh Lạnh mới”, đảm bảo rằng trong cuộc Chiến tranh Lạnh này, “Phương Đông” (hoặc nhóm bên ngoài khối phương Tây) đang dần liên kết đan xen về kinh tế với nhiều quốc gia “miền Nam” theo những cách đơn giản là không thể thực hiện được trong Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất.
Đối với Nga, đây là việc xây dựng một mô hình triển khai sức mạnh và kinh tế toàn cầu mạnh mẽ. Đối với CHND Trung Hoa, nó ngăn chặn sự sụp đổ của một BRI yếu kém và có thể mang lại một mức độ kích thích nào đó cho nền kinh tế CHND Trung Hoa, do đó duy trì thêm sức sống hoặc khả năng tồn tại cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tương tự như vậy, khuôn khổ BRICS có thể mang lại sức sống cho nền kinh tế Nam Phi đang sụp đổ nhanh chóng, mặc dù chính phủ ở đó dường như có ý định phá hủy khả năng tồn tại của nền kinh tế, xua đuổi đầu tư và hạn chế năng suất công nghiệp và nông nghiệp.
Điều quan trọng về Brazil và Nam Phi là về cơ bản họ là những nhà cung cấp tài nguyên quan trọng cho các quốc gia BRICS. Khuôn khổ BRICS đã đảm bảo rằng Brazil và Nam Phi, vào năm 2023, sẽ tăng xuất khẩu ngũ cốc, đặc biệt là ngô. Điều này rất quan trọng đối với Trung Quốc, quốc gia đang lo lắng tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc sống còn của mình vào Mỹ đối với nguồn cung cấp thực phẩm, thứ ban đầu được đảm bảo bởi thỏa thuận thương mại năm 2020 đã ký với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sự sụp đổ của ảnh hưởng từ phương Tây ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi một khối BRICS rời rạc thành một thứ có khả năng tồn tại về mặt chiến lược. Nó cũng làm suy yếu tầm quan trọng của Liên Hợp Quốc với tư cách là một tổ chức toàn cầu gắn kết. Mặc dù, Liên Hợp Quốc cuối cùng đã trở nên ít bị Mỹ/phương Tây kiểm soát hơn, nhưng ít nhất nó đã mang lại sự tin cậy cho cái gọi là trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Người ta có thể đặt niềm tin vào việc, ở một mức độ nào đó, các thành viên BRICS có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Điều đáng chú ý là, sự vận động mới nhất của BRICS là một phần của sự thay đổi hoặc biến đổi của cấu trúc toàn cầu. Phương Tây nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một phong cảnh quen thuộc, nhưng điều này là một sự lừa dối.
Mọi thứ đã thay đổi, từng viên gạch một đều thay đổi
Tương tự như vậy, khuôn khổ BRICS có thể mang lại sức sống cho nền kinh tế Nam Phi đang sụp đổ nhanh chóng, mặc dù chính phủ ở đó dường như có ý định phá hủy khả năng tồn tại của nền kinh tế, xua đuổi đầu tư và hạn chế năng suất công nghiệp và nông nghiệp.
Điều quan trọng về Brazil và Nam Phi là về cơ bản họ là những nhà cung cấp tài nguyên quan trọng cho các quốc gia BRICS. Khuôn khổ BRICS đã đảm bảo rằng Brazil và Nam Phi, vào năm 2023, sẽ tăng xuất khẩu ngũ cốc, đặc biệt là ngô. Điều này rất quan trọng đối với Trung Quốc, quốc gia đang lo lắng tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc sống còn của mình vào Mỹ đối với nguồn cung cấp thực phẩm, thứ ban đầu được đảm bảo bởi thỏa thuận thương mại năm 2020 đã ký với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sự sụp đổ của ảnh hưởng từ phương Tây ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi một khối BRICS rời rạc thành một thứ có khả năng tồn tại về mặt chiến lược. Nó cũng làm suy yếu tầm quan trọng của Liên Hợp Quốc với tư cách là một tổ chức toàn cầu gắn kết. Mặc dù, Liên Hợp Quốc cuối cùng đã trở nên ít bị Mỹ/phương Tây kiểm soát hơn, nhưng ít nhất nó đã mang lại sự tin cậy cho cái gọi là trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Người ta có thể đặt niềm tin vào việc, ở một mức độ nào đó, các thành viên BRICS có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các tổ chức quốc tế quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Điều đáng chú ý là, sự vận động mới nhất của BRICS là một phần của sự thay đổi hoặc biến đổi của cấu trúc toàn cầu. Phương Tây nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một phong cảnh quen thuộc, nhưng điều này là một sự lừa dối.
Mọi thứ đã thay đổi, từng viên gạch một đều thay đổi
(BRICK by BRICK - brick trong tiếng Anh có nghĩa là viên gạch).
Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là The New Total War of the 21st Century and the Trigger of the Fear Pandemic (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21 và yếu tố kích hoạt đại dịch sợ hãi).
Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là The New Total War of the 21st Century and the Trigger of the Fear Pandemic (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 21 và yếu tố kích hoạt đại dịch sợ hãi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét