Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Henry Kissinger lại đến Trung Quốc để giở trò gì ?

Hiếm khi Mỹ gặp khó khăn và bế tắc như hiện nay. Thu lợi khổng lồ nhờ chiến tranh Nga - Ukraine, Mỹ ngày càng giầu có nhưng nhân dân cả thế giới đang nhìn Mỹ với con mắt khinh bỉ, trừ mấy thằng lâu la đệ tử của Mỹ là đám lãnh đạo các nước NATO. Mỹ đã phải cầu xin Trung Quốc đỡ nhiều lần, cử hết Bộ trưởng Tài chính rồi Bộ trưởng Ngoại giao... đến Bắc Kinh nhưng đều thất bại; giờ phải huy động cả ông già hơn trăm tuổi đến cúi đầu xin xỏ, nhưng tôi tin chắc chuyến đi TQ lần này của Henry Kissinger sẽ thất bại. Nga và Trung Quốc đã cam kết hợp tác quân sự dài hạn để ngăn chặn không cho chủ nghĩa đế quốc của Mỹ làm loạn thế giới như trong khoảng 1 thế kỷ gần đây.
Henry Kissinger lại đến Trung Quốc để giở trò gì ?
Là người Việt Nam, chúng ta hẳn không thể quên chuyến thăm bí mật Trung Quốc của ông Henry Kissinger vào ngày 8/7/1971. Chuyến đi này đã dọn đường cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972. Mở ra một chương mới trong quan hệ Trung Quốc và Mỹ. Kết quả chuyến đi của ông Richard Nixon đã để lại hậu quả nặng nề cho Việt Nam ta nói riêng, hệ thống XHCN thế giới nói chung.

Sau 52 năm, cũng vẫn là tháng 7, nhưng năm 2023, ông Henry Kissinger khi đã tròn trăm tuổi lại lên đường đến Bắc Kinh với sứ mệnh mà không ai rõ nhưng cũng đủ hiểu.

Tuy nhiên, chắc chắn nước Mỹ sẽ lại kỳ vọng ở chuyến đi này như 52 năm trước.

Có lẽ, giấc mơ của người Mỹ sẽ không thành hiện thực, khi mà Trung Quốc ngày nay không còn là Trung Quốc của năm 1971. Thế giới đa cực đang hình thành bởi sự liên kết của khối BRICS với trụ cột là Trung Quốc và Nga. Kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã đủ mạnh, để không cần sự trợ giúp của nước Mỹ.

Cứ nhìn những bức ảnh đủ hiểu vị thế của Trung Quốc trước một siêu cường đang trên đà suy yếu. Đó là bức ảnh chụp Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đón tiếp ông Henry Kissinger hôm 18/7 vừa qua tại Bắc Kinh...

19/7/2023 Ông Vương Nghị: Không thể kiềm chế hoặc bao vây Trung Quốc

Ông Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc "không thể bị kiềm chế, bao vây" và yêu cầu Mỹ "khôn ngoan trong chính sách với Bắc Kinh", khi gặp cựu ngoại trưởng Kissinger.

"Sự phát triển của Trung Quốc có động lực nội sinh mạnh mẽ và logic lịch sử không thể tránh khỏi, do đó không thể tìm cách biến đổi Trung Quốc, càng không thể bao vây và kiềm chế Trung Quốc", nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị nói với cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh hôm nay.

Ông Kissinger, 100 tuổi, từng là ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Ông đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vào những năm 1970 và thường xuyên đến thăm Trung Quốc cũng như gặp gỡ quan chức Trung Quốc từ khi rời nhiệm sở.


Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp ông Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 19/7. Ảnh: China Daily

Trong chuyến thăm lần này, Kissinger cho biết ông đến "với tư cách một người bạn của Trung Quốc". Ông Vương Nghị ca ngợi tình bạn với Kissinger, cũng như "những đóng góp lịch sử của ông cho sự phát triển của quan hệ Trung - Mỹ".

"Chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ là tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc cần sự khôn ngoan ngoại giao kiểu Kissinger và can đảm chính trị kiểu Nixon", ông Vương nói, đề cập cố tổng thống Richard Nixon, người đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Ông Vương cũng nhấn mạnh rằng Mỹ nên vạch ranh giới rõ ràng với "các hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Loan" nếu thực sự hy vọng về ổn định trên eo biển Đài Loan.

Trước đó cùng ngày, ông Kissinger đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Theo ông Lý, một số người ở Mỹ không đi cùng hướng với Trung Quốc, dẫn đến quan hệ xuống mức thấp kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao .

Ông Kissinger đáp lại rằng Mỹ và Trung Quốc nên xóa bỏ hiểu lầm, cùng tồn tại hòa bình và tránh đối đầu. "Lịch sử và thực tiễn đã liên tục chứng minh rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể coi nhau như kẻ thù", ông cho hay.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller hôm 18/7 nói rằng Washington đã biết về chuyến thăm Trung Quốc của Kissinger, song nhấn mạnh ông đến với tư cách công dân bình thường và không đại diện cho chính phủ Mỹ.

Chuyến đi của ông Kissinger tới Trung Quốc trùng thời điểm chuyến thăm của đặc phái viên khí hậu John Kerry, và sau các chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng như Ngoại trưởng Antony Blinken, trong bối cảnh Washington nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.

https://vnexpress.net/ong-vuong-nghi-khong-the-kiem-che-hoac-bao-vay-trung-quoc-4631264.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét