Tin tức Nga - Ukraine 25/7/2023
1. Báo Mỹ nói Nga đóng hoàn toàn 'cửa sau' đối với ngũ cốc UkraineNgũ cốc Ukraine khó lòng xuất khẩu âm thầm khi Nga đã bịt hầu như toàn bộ mọi lỗ hổng sau khi rút khỏi thỏa thuận.Nga đã đóng tất cả các lỗ hổng ngăn chặn việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, bao gồm cả “cửa sau” thông qua sông Danube bằng sức mạnh quân sự vượt trội của mình.
Tạp chí Politico đưa ra nhận định trên sau khi đánh giá về các cuộc tấn công gần đây do Lực lượng Vũ trang Nga thực hiện nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng biển của Ukraine.
Bài báo lưu ý rằng bằng cách tấn công hệ thống cảng của Ukraine ở cửa sông Danube, trên bờ phía Tây của Biển Đen, "Nga dường như có ý định ngăn cản nỗ lực của Ukraine nhằm thiết lập một tuyến đường xuất khẩu thay thế".Nga nhiều lần khẳng định họ chỉ nối lại thỏa thuận ngũ cốc nếu phương Tây chấp thuận những điều kiện mà Moskva đưa ra, trong đó bao gồm dỡ bỏ xuất khẩu một số mặt hàng đặc biệt và cho phép kết nối lại với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế (SWIFT).
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cam kết sẽ duy trì nguồn cung lương thực cho thế giới, đặc biệt là những quốc gia châu Phi, nhưng chưa rõ biện pháp cụ thể được Moskva thực hiện.
Đáng chú ý, bài phân tích của tờ Politico đã vạch trần thực tế đó là hầu hết lương thực thông qua "thỏa thuận ngũ cốc" (hiện không còn tồn tại) đã không đến tay các quốc gia nghèo nhất, mà ngược lại, chúng đến với các cường quốc không hề gặp khó khăn về lương thực.
Điều này đã được công nhận ngay cả ở phương Tây.
Nhưng hiện tại, hành động của Nga vẫn "gặp phải sự đồng loạt lên án từ các nhà lãnh đạo phương Tây", đây có thể là sức ép nhằm thông qua một thỏa thuận bất lợi cho Liên bang Nga.
2. Ngày 25/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Versinin nhấn mạnh việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc là không thể khi thiếu sự tham gia của Nga, đồng thời nhấn mạnh việc thực thi thỏa thuận không liên quan đến chống nạn đói.
Phát biểu bên lề hội nghị Liên hợp quốc về các hệ thống lương thực diễn ra tại thủ đô Roma của Italy, ông Versinin khẳng định lập trường của Nga là rõ ràng. Sau ngày 17/7, thỏa thuận ngũ cốc không được gia hạn.
Từ kinh nghiệm thực thi thỏa thuận trong một năm qua, Nga phản đối việc gia hạn thỏa thuận này. Hiện các cuộc đàm phán về nối lại thỏa thuận vẫn chưa diễn ra.
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh việc xuất khẩu ngũ cốc trong khuôn khổ thỏa thuận, trong đó chủ yếu là thức ăn cho gia súc không có liên quan gì tới cuộc chiến chống nạn đói.Ông cũng nhắc lại rằng phần 2 của thỏa thuận, tức bản ghi nhớ với Liên hợp quốc yêu cẩu hỗ trợ xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga đã không được thực hiện.
Phát biểu bên lề hội nghị trên, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nói: "Chúng tôi cho rằng phải tìm kiếm một thỏa thuận vì vấn đề không phải là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine mà là các quốc gia châu Phi đang bị bỏ mặc không có ngũ cốc. Chúng tôi ủng hộ mọi sáng kiến, của Thổ Nhĩ Kỳ, hay bất kỳ sáng kiến trung gian nào."
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian, nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, cho phép ngũ cốc bị chặn lại trong cuộc chiến ở Ukraine được xuất khẩu an toàn.
Thỏa thuận này đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua. Nga không gia hạn thỏa thuận với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được thực hiện. Moskva tuyên bố ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết, Nga sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận.
3. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố tiếp tục tấn công cầu Crimea
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksei Reznikov cho biết, Kiev sẽ tiếp tục tấn công cầu Crimea, bất chấp thực tế là cây cầu này không được sử dụng với mục đích quân sự.Chia sẻ với CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksei Reznikov cho biết, việc phá hủy cầu Crimea đồng nghĩa với việc phá hủy các tuyến hậu cần của Nga, nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế đạn dược, nhiên liệu, lương thực, là một chiến thuật thông thường.
Vào đêm 17/7, hai máy bay không người lái của Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công cầu Crimea, khiến hai người lớn thiệt mạng và một trẻ em bị thương. Tổng thống Putin cáo buộc Kiev đứng sau vụ tấn công. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định đây là một tội ác phi nghĩa, theo quan điểm quân sự, bởi cây cầu Crimea từ lâu đã được sử dụng cho mục đích dân sự.
Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine ngày 17/7 cũng xác nhận, tàu không người lái (USV) đã được sử dụng để tấn công cầu Crimea, hay còn gọi là cầu Kerch, kết nối lục địa Nga với bán đảo, khiến một nhịp cầu hư hỏng nặng.
Kể từ khi được khánh thành vào tháng 4/2018, cầu Crimea trở thành biểu tượng cho bản sắc và quyền lực của Nga nói chung và Tổng thống Vladimir Putin nói riêng. Với Nga, cây cầu cũng trở thành chốt chặn quan trọng nằm giữa Biển Đen và Biển Azov, mắt xích trọng yếu trong tuyến hậu cầu để Nga đưa lực lượng, khí tài, xăng dầu, đạn dược phục vụ mũi tấn công vào miền Nam Ukraine.
Vậy nên, Tổng thống Putin luôn nhấn mạnh, cây cầu Crimea là một “lằn ranh đỏ” của Nga, và mọi nỗ lực tấn công khu vực này sẽ hứng chịu sự đáp trả tương xứng.
4. Doanh thu dầu khí của Nga sẽ sớm đạt 88 tỷ USD
Theo Bộ Tài chính Nga, nước này hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 88 tỷ USD từ doanh thu dầu khí trong năm 2023.
Điều này đã được công nhận ngay cả ở phương Tây.
Nhưng hiện tại, hành động của Nga vẫn "gặp phải sự đồng loạt lên án từ các nhà lãnh đạo phương Tây", đây có thể là sức ép nhằm thông qua một thỏa thuận bất lợi cho Liên bang Nga.
2. Ngày 25/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Versinin nhấn mạnh việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc là không thể khi thiếu sự tham gia của Nga, đồng thời nhấn mạnh việc thực thi thỏa thuận không liên quan đến chống nạn đói.
Phát biểu bên lề hội nghị Liên hợp quốc về các hệ thống lương thực diễn ra tại thủ đô Roma của Italy, ông Versinin khẳng định lập trường của Nga là rõ ràng. Sau ngày 17/7, thỏa thuận ngũ cốc không được gia hạn.
Từ kinh nghiệm thực thi thỏa thuận trong một năm qua, Nga phản đối việc gia hạn thỏa thuận này. Hiện các cuộc đàm phán về nối lại thỏa thuận vẫn chưa diễn ra.
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh việc xuất khẩu ngũ cốc trong khuôn khổ thỏa thuận, trong đó chủ yếu là thức ăn cho gia súc không có liên quan gì tới cuộc chiến chống nạn đói.Ông cũng nhắc lại rằng phần 2 của thỏa thuận, tức bản ghi nhớ với Liên hợp quốc yêu cẩu hỗ trợ xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga đã không được thực hiện.
Phát biểu bên lề hội nghị trên, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nói: "Chúng tôi cho rằng phải tìm kiếm một thỏa thuận vì vấn đề không phải là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine mà là các quốc gia châu Phi đang bị bỏ mặc không có ngũ cốc. Chúng tôi ủng hộ mọi sáng kiến, của Thổ Nhĩ Kỳ, hay bất kỳ sáng kiến trung gian nào."
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian, nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, cho phép ngũ cốc bị chặn lại trong cuộc chiến ở Ukraine được xuất khẩu an toàn.
Thỏa thuận này đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua. Nga không gia hạn thỏa thuận với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được thực hiện. Moskva tuyên bố ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết, Nga sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận.
3. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố tiếp tục tấn công cầu Crimea
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksei Reznikov cho biết, Kiev sẽ tiếp tục tấn công cầu Crimea, bất chấp thực tế là cây cầu này không được sử dụng với mục đích quân sự.Chia sẻ với CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksei Reznikov cho biết, việc phá hủy cầu Crimea đồng nghĩa với việc phá hủy các tuyến hậu cần của Nga, nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế đạn dược, nhiên liệu, lương thực, là một chiến thuật thông thường.
Vào đêm 17/7, hai máy bay không người lái của Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công cầu Crimea, khiến hai người lớn thiệt mạng và một trẻ em bị thương. Tổng thống Putin cáo buộc Kiev đứng sau vụ tấn công. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định đây là một tội ác phi nghĩa, theo quan điểm quân sự, bởi cây cầu Crimea từ lâu đã được sử dụng cho mục đích dân sự.
Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine ngày 17/7 cũng xác nhận, tàu không người lái (USV) đã được sử dụng để tấn công cầu Crimea, hay còn gọi là cầu Kerch, kết nối lục địa Nga với bán đảo, khiến một nhịp cầu hư hỏng nặng.
Kể từ khi được khánh thành vào tháng 4/2018, cầu Crimea trở thành biểu tượng cho bản sắc và quyền lực của Nga nói chung và Tổng thống Vladimir Putin nói riêng. Với Nga, cây cầu cũng trở thành chốt chặn quan trọng nằm giữa Biển Đen và Biển Azov, mắt xích trọng yếu trong tuyến hậu cầu để Nga đưa lực lượng, khí tài, xăng dầu, đạn dược phục vụ mũi tấn công vào miền Nam Ukraine.
Vậy nên, Tổng thống Putin luôn nhấn mạnh, cây cầu Crimea là một “lằn ranh đỏ” của Nga, và mọi nỗ lực tấn công khu vực này sẽ hứng chịu sự đáp trả tương xứng.
4. Doanh thu dầu khí của Nga sẽ sớm đạt 88 tỷ USD
Theo Bộ Tài chính Nga, nước này hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 88 tỷ USD từ doanh thu dầu khí trong năm 2023.
Sputnik dẫn thông báo của Bộ Tài chính Nga cho biết, doanh thu từ hoạt xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga ước tính sẽ đạt 8.000 tỷ rúp (hơn 88 tỷ USD) trong năm 2023 dựa trên giá dầu thô hiện tại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov thậm chí còn tự tin cho rằng mục tiêu đạt doanh thu dầu khí 88 tỷ USD của Nga hoàn toàn khả thi với giá dầu 60 USD/thùng.
Ông Siluanov cũng cho biết, dự báo doanh thu dầu khí của Nga trong năm 2023 ước tính khoảng 8,900 tỷ rub. Trong đó 8 nghìn tỷ rúp sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản chi tiêu ngân sách, còn 900 tỷ rúp sẽ được chuyển vào quỹ tài sản quốc gia của Nga.Trước đó, ngày 23/7, tờ Wall Street Journal cho biết giá dầu Ural của Nga đã vượt qua mức giá áp trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt lên hoạt động xuất khẩu năng lượng của Moskva. Điều này cho thấy Nga đã thắng trong cuộc chiến giành ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Theo nhận định của Wall Street Journal, giá cao hơn có thể thúc đẩy doanh thu xuất khẩu dầu Nga, trong tháng trước đã giảm xuống chỉ bằng một nửa so với một năm trước. Mức giá áp trần, lệnh cấm vận dầu Nga ở châu Âu và xuất khẩu bị sụt giảm gần đây đã làm giảm khoản thu thuế từ năng lượng của Nga trong năm nay, khiến ngân sách bị thâm hụt.
Dù vậy Nga có thể giảm bớt áp lực do mức chiết khấu của dầu Urals so với dầu Brent đã giảm xuống còn 20 USD/thùng. Tuy nhiên, khoảng cách vẫn còn xa so với trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Ảnh: Tượng đài Mẹ Tổ Quốc - Vinh danh các bà mẹ Nga trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Tượng đài thật đẹp, rất hoành tráng, thể hiện sự vĩ đại và sức mạnh vĩnh cửu của dân tộc Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét