Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

TS Chu đề xuất phương án sát nhập các Bộ

TS Nguyễn Ngọc Chu đề xuất phương án sát nhập các Bộ
fb Nguyễn Ngọc Chu 1-5-2020 - Trong ngày Thống nhất đất nước, muốn mơ về một đất nước giàu mạnh phía trước hơn là lục lại quá khứ. Không ai có thể giàu mạnh bằng gặm nhấm quá khứ. Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có một Thể chế khỏe mạnh và một Chính phủ mạnh.
V. CÁC MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA SÁT NHẬP CÁC BỘ
Bộ Nội vụ chưa để xuất tổng thể chính thức về sát nhập bộ. Nhưng đã có những đề xuất cục bộ. Chẳng hạn, ngày 19/2/2020, tại Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026”

(https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hoan-toan-co-the-sap-nhap-bo-giao-duc-voi-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-post182406.gd).

1. Mục tiêu đầu tiên của sát nhập Bộ không đơn giản về mặt cơ học, mà là để hoạt động hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu thứ hai của sát nhập Bộ là phải giảm bớt được nhân sự, xóa bỏ sự cồng kềnh của bộ máy, dẫn đến tiết kiệm được ngân sách.

3. Việc sát nhập Bộ tiến hành sao cho ít xáo trộn nhất, và không dẫn đến náo loạn.

4. Việc sát nhập phải dựa trên hiện có theo nguyên tắc bớt mà không thêm.

5. Về tham chiếu, không nhất thiết phải có tên gọi cho đủ, cũng không nhất thiết là các nước có thì Việt Nam phải có. Không viện dẫn “nước này có”, mà phải hỏi “tại sao nước kia không có” mà vẫn hoạt động hiệu quả.

VI. ĐỀ XUẤT

Dưới đây là các đề xuất gợi mở để thảo luận. Chỉ sát nhập mà không đẻ thêm bất cứ Bộ mới nào.

1. Các Bộ không đổi: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại Giao. Đây là 2 bộ có trong thành phần Chính phủ của bất cứ quốc gia độc lập nào.

2. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ hiện hành nên giữ nguyên:

– Bộ Công Thương. Bộ Công Thương quá lớn và quá quan trọng. Bao gồm 2 trụ cột của nền kinh tế quốc gia là Công nghiệp và Thương mại.

– Bộ Nông Nghiệp (nên bỏ cụm từ “Phát triển Nông thôn) cũng không thay đổi vì quá lớn và lại bao gồm 3 ngành cột sống là Lương thực, Lâm nghiệp, Thủy sản.

– Bộ Y tế.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Bộ Tư pháp.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ nên sát nhập:

– Công An và Nội vụ.

– Giáo dục và Khoa học: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội.

– Thông tin và Truyền thông: Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

– Tài Chính và Kế hoạch Đầu tư.

– Giao Thông và Xây dựng.

– LĐTBXH: Nhập Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam và Bảo hiểm xã hội vào Bộ LĐTBXH.

– Văn hóa Thể thao Du lịch: Nhập Đoàn Thanh niên vaò Bộ VH -TT- DL.

– Kiểm Toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ.

4. Các cơ quan di chuyển:

– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyển về Bộ Giáo dục và Khoa học như là một trường đại học.

– Ban quản lý Lăng giao cho trực thuộc Bộ Quốc phòng.

VII. KHÓ KHĂN

Đề xuất trên đây, tuy chỉ là gợi mở thảo luận, nhưng sẽ gặp phải phản kháng quyết liệt xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân.

1. Trước hết là sự phản kháng của các Bộ và các cơ quan phải sát nhập. Vì động chạm căn bản đến chức vụ, quyền lợi. Và sẽ xuất hiện muôn ngàn lý do để phản đối.

2. Hai là, sự liên đới về quyền lợi trong cơ cấu quyền lực hiện hành – sẽ là rào cản cho các quyết định cải cách.

Để thực hiện được Cải cách Chính phủ chỉ ở mức độ sát nhập các Bộ cũng cần 2 nhân tố.

3. Một lãnh đạo sáng suốt mạnh mẽ quyết đoán.

4. Không cầu toàn, mà quyết định dựa trên nguyên tắc loại trừ: Có hoặc Không.

Nguyên tắc loại trừ rất quan trọng cho người nhận quyết định trong trường hợp phức tạp. Vì quá phức tạp, không thể cân đo mọi thứ, nên phải dựa trên nguyên tắc loại trừ Có hoặc Không.

Có cải cách không? Có giảm bớt không? Trong 2 phải chọn 1. Chỉ có thế mới thoát khỏi hoàn cảnh mà sống sót.

Cho nên Đại hội 13 sắp tới đây, dù ‘có con mắt tinh đời’ đến đâu (theo yêu cầu của TBT Nguyễn Phú Trọng) thì cũng sẽ để lọt nhiều kẻ cơ hội. Vì cách chọn Ủy viên Trung ương dựa trên ‘con mắt tinh đời’ của cá nhân, mà không dựa trên nguyên tắc loại trừ 1 mất 1 còn của số đông.

45 năm, nếu dựa trên nguyên tắc loại trừ 1 mất 1 còn của số đông để lựa chọn lãnh đạo, thì đã tiến xa lắm rồi.

Tuy vậy, dẫu muộn, nhưng vẫn không ngừng hy vọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét