Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Thế giới chào tạm biệt kỷ nguyên toàn cầu hóa

Thế giới tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan. Lịch sử ngàn đời đã diễn ra như thế. Trong lĩnh vực kinh tế, kể từ khi Adam Smith đưa ra thuyết lợi thế tuyệt đối (1776) rồi David Ricardo đưa ra thuyết lợi thế so sánh (1817), thế giới đã được định hướng phát triển theo kinh tế thị trường (bàn tay vô hình) và thương mại tự do. Theo các nhà kinh tế cổ điển vĩ đại này, thương mại tự do đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Lợi ích đầu tiên dễ thấy là mỗi bên sẽ được tiêu dùng nhiều loại sản phẩm hơn so với số lượng sản phẩm bản thân họ tự sản xuất ra. Tuy nhiên, lợi ích thứ 2 mới là quan trọng. Đó là nhờ thương mại và qua đó là phân công, hợp tác lao động quốc tế (thông qua các cơ chế từ trao đổi hàng hóa và dịch vụ đến xây dựng các chuỗi giá trị toàn cầu), năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập của các quốc gia đều tăng thêm. Trong thực tế, những giai đoạn đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế đều là những giai đoạn các nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhất. Nhưng ở đây xuất hiện mâu thuẫn là theo thời gian, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia thay đổi. Các quốc gia mới nổi muốn thách thức lại địa vị thống trị của các siêu cường cũ, như Trung Quốc đang thách thức lại Mỹ hiện nay. Mâu thuẫn ngày càng lớn dẫn đến chiến tranh khu vực và chiến tranh thế giới để lập lại trật tự thương mại mới. Thế là thế giới lại tan. Gần đây nhất, thế giới tan rã sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945), hình thành hai khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa thực hiện chiến tranh lạnh (bất hợp tác toàn diện) với nhau kéo dài 45 năm (1945-1990). Sau tan thì là hợp. Thế giới đã có 30 năm hợp tác gắn bó (1991-2020). Và nay kỷ nguyên tan lại bắt đầu... Kỷ nguyên này sẽ kéo dài bao nhiêu thập kỷ ? Điều này không ai biết, nhưng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của xã hội hiện đại, thì có thể dự báo kỷ nguyên "quốc gia trên hết" hay là "tự sản tự tiêu"..., sẽ ngắn hơn các kỷ nguyên khác.
Thế giới chào tạm biệt kỷ nguyên toàn cầu hóa
22/05/20• Trật tự thế giới sau đại dịch sẽ rất khác, khi mà nhiều chính phủ rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa, đã định hình trật tự kinh tế thế giới trong vài thập kỷ gần đây, đã gặp rắc rối từ trước khi xảy ra đại dịch. Với sự xuất hiện của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), sự rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành một nhu cầu mạnh mẽ, bắt đầu một trật tự thế giới mới mà được kỳ vọng là sẽ phát triển trong nhiều thập kỷ.

Các container vận chuyển của Trung Quốc được xếp bên cạnh một lá cờ Mỹ sau khi chúng được dỡ xuống tại cảng Los Angeles ở Long Beach, California, vào ngày 14 tháng 5 năm 2019. (MARK RALoston / AFP qua Getty Images).

Tổng thống Donald Trump nói rằng những bài học rút ra từ đại dịch đã chứng minh cho chính sách “America First” (Nước Mỹ trên hết) của ông.
Trong khi ông bị chỉ trích vì lập trường bảo hộ của mình, điều đã gây ra sự thay đổi cơ bản trong trật tự thương mại thế giới trong vài năm qua, đại dịch đã chứng minh rằng ông đã đúng và những người theo chủ nghĩa toàn cầu đã sai, Tổng thống nói.

Ông nói với Fox Business vào ngày 14/5 rằng: “Theo nhiều cách, chúng ta đã học được rất nhiều, và chúng ta sẽ mang sản xuất trở lại - điều mà chúng ta chưa bao giờ có thể làm được nếu không có lần đại dịch này. Rất nhiều người đang nói rằng ‘Trump đã đúng’. Tôi đã nói về điều này trong một thời gian dài”.

Ông nói rằng “các chuỗi cung ứng ngớ ngẩn” có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và cũng lưu ý rằng “một mảnh nhỏ của thế giới trở nên tồi tệ, và rồi toàn bộ mọi thứ sẽ rối tung lên”.

Tổng thống Trump tin tưởng rằng kỷ nguyên của “những người theo chủ nghĩa toàn cầu” - những người muốn “làm thế giới giàu có” bằng chi phí của người Mỹ - đang đi tới hồi kết.

“Tôi thậm chí còn chẳng biết những người này từ đâu ra. Nhưng những ngày đó đã qua rồi. Trải qua 2 tháng vừa rồi, nó đã được chứng minh là đúng đắn”.

Với đại dịch, quan điểm của công chúng đã thay đổi chống lại toàn cầu hóa. Người dân tại Hoa Kỳ đã rất bối rối khi phát hiện ra rằng sức khỏe của họ phụ thuộc vào Trung Quốc, nhà cung cấp thống trị đối với thiết bị bảo hộ và các loại thuốc quan trọng.

Quá phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất đối với các loại thuốc và thiết bị cứu mạng trong đại dịch đã làm bộc lộ rõ điểm yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó cũng làm dấy lên câu hỏi về sự nguyên chất và tính an toàn của hàng ngàn loại thuốc đang được sản xuất tại Trung Quốc.

Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew trong tháng 3 cho thấy khoảng hai phần ba người Mỹ hiện có một cái nhìn không thiện cảm về Trung Quốc. Và trong những tuần gần đây, ngày càng nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh cần phải chịu trách nhiệm về phản ứng ban đầu của chính quyền này đối với sự bùng phát dịch bệnh.

Thế giới sau đại dịch

Trật tự sau đại dịch sẽ rất khác, khi mà nhiều chính phủ trên khắp thế giới cùng từ bỏ toàn cầu hóa và nói về việc tách rời khỏi Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xuất hiện trên truyền hình nhà nước vào hôm 12/5 đã thông báo về gói kích thích mới của mình, với một tham vọng sẽ tạo ra “một Ấn Độ tự lực”. Kế hoạch này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy sáng kiến “Made in India” và khả năng sản xuất của đất nước.

Tháng trước, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo rằng chính phủ của ông đang dành hơn 2 tỷ USD để giúp đỡ các doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron nói với Financial Times vào 16/4 rằng đại dịch “sẽ thay đổi bản chất của toàn cầu hóa mà chúng ta đã chung sống trong 40 năm qua”. Ông cũng nói thêm rằng "rõ ràng là loại toàn cầu hóa này đã đi đến cuối chu kỳ của nó, nó đã làm suy yếu nền dân chủ".

Kế hoạch phục hồi kinh tế được Liên minh Châu Âu phác thảo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng “sự tự chủ chiến lược” trong các chuỗi cung ứng thiết yếu và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước thứ ba.

“Chúng ta đã tiêu diệt toàn cầu hóa một cách rất hiệu quả”, Michael O’Sullivan, tác giả của cuốn sách “The Levelling: What’s Next After Globalization” (tạm dịch: San bằng: Điều gì tiếp sau toàn cầu hóa) nói với The Epoch Times.

Ông cho biết, thông thường, trong khủng hoảng kiểu này, các quốc gia có khuynh hướng tạo ra một nhóm điều phối quốc tế “để cứu vớt thế giới”.

Tuy nhiên, thay vào đó, hiện nay các cường quốc lại đang tranh chấp với nhau, tranh giành các nguồn cung cấp y tế và đua nhau cấm xuất khẩu máy thở, khẩu trang và các thiết bị bảo vệ cá nhân khác, ông nói.

Trong thế giới hậu đại dịch, toàn bộ ý tưởng về một thế giới đa cực sẽ trở nên tập trung hơn, ông cũng cho biết.

O’Sullivan, trong cuốn sách của mình, mô tả trật tự thế giới mới trong kỷ nguyên hậu toàn cầu hóa, trong đó 3 người chơi chính sẽ thống trị địa chính trị: châu Á (trung tâm là Trung Quốc), châu Mỹ và châu Âu.

Giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc


Tương tự như cách các quốc gia khác nhau phản ứng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chính quyền Trump đã tăng cường nỗ lực để làm cho Hoa Kỳ trở nên “độc lập, tự chủ và kiên cường hơn”.

Vào ngày 14/5, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp trao cho Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ các quyền hạn mới để hỗ trợ các nhà sản xuất tại Mỹ.

Cơ quan đầu tư nước ngoài này thường đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế ở các nước khác. Với sắc lệnh mới này, nó cũng sẽ giúp các ngành công nghiệp chính sản xuất các hàng hóa và dịch vụ quan trọng ở Hoa Kỳ.

Vào ngày 18/5, chính quyền Trump đã ký một hợp đồng trị giá 354 triệu USD với Phlow Corp., một công ty có trụ sở tại Virginia, để sản xuất các loại thuốc và thành phần thuốc quan trọng để sử dụng trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán.

Phlow sẽ làm việc với một nhóm các đối tác công nghiệp tư nhân để sản xuất tại các cơ sở ở Hoa Kỳ, bao gồm một cơ sở mới sẽ được xây dựng ở Virginia.

Tổng thống Trump trước đó đã dự đoán rằng Hoa Kỳ có thể tự túc về thuốc “trong vòng hai năm”.

Nhà Trắng cũng đang lên kế hoạch đưa ra một sắc lệnh mà sẽ yêu cầu các cơ quan liên bang mua các sản phẩm y tế do Mỹ sản xuất. Sắc lệnh này được kỳ vọng sẽ giúp tạo ra một thị trường cho các nhà sản xuất đầu tư và sản xuất tại Hoa Kỳ.

Có một sự thúc đẩy mạnh mẽ của lưỡng đảng đối với việc đưa ra các luật nhằm giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào các sản phẩm của Trung Quốc, chiếm gần 18% lượng hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2019.

Virus đã làm các chuỗi cung ứng bị sốc, buộc các hội đồng công ty phải suy nghĩ lại về những rủi ro liên quan đến mô hình kinh doanh của họ.

Như là một chiến thắng rõ ràng trong những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm mang sản xuất về Mỹ, Công ty bán dẫn Đài Loan, nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, vào ngày 14/5 đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất ở Arizona.

Công ty cho biết họ sẽ đầu tư khoảng 12 tỷ USD cho nhà máy, dự kiến ​​khai trương vào năm 2024. Công ty dự định sẽ thuê khoảng 1.600 nhân viên trong khi gián tiếp tạo ra hàng ngàn việc làm khác.

Các công ty sẽ phải đối mặt với áp lực từ các cổ đông, cơ quan quản lý và chính phủ để làm cho chuỗi cung ứng trở nên địa phương hơn và kiên cường hơn để ngăn chặn các cú sốc trong tương lai. Tuy nhiên, việc di chuyển các chuỗi cung ứng có thể mất nhiều thời gian hơn dự đoán, theo ông Jim Reid, chiến lược gia của Deutsche Bank.

"Việc tháo gỡ các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ củng cố vị thế của người lao động trong các nền kinh tế phương Tây", ông viết trong một báo cáo. "Nếu công nhân phương Tây là nạn nhân chính của toàn cầu hóa, thì họ sẽ được hưởng lợi từ việc phản toàn cầu hóa. Nhưng phải mất tới hàng thập kỷ, chứ không chỉ là một vài năm để có thể thấy được kết quả”.

Thanh Hương
Theo The Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét