Nhân đọc bài "Kỷ nguyên tân tự do đang kết thúc Tiếp theo là gì ?" của Rutger Bregman, mình lưu lại thêm bài này của Joseph E. Stiglitz, chủ nhân giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001, giáo sư tại Đại học Columbia, để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa kinh tế tân tự do. Chủ nghĩa kinh tế tân tự do được xây dựng dựa trên tư tưởng toàn cầu hóa không quản lý. Các quốc gia hợp tác với nhau dựa trên các quy tắc đồng thuận, trong đó không có nước lớn nào đóng vai trò thống trị và có khả năng áp đặt luật chơi cho các nước còn lại. Tuy nhiên trên thực tế luôn luôn có những nước vi phạm các quy tắc đồng thuận mà thế giới không có chế tài xử lý; điển hình là Trung Quốc, làm cho Mỹ cũng phải đau đầu và quyết định rút khỏi cuộc chơi ngay khi D. Trump lên nắm quyền. Khi tham gia vào thế giới quá rộng lớn và không có luật chơi, mỗi quốc gia và cá nhân trở thành một hạt cát nhỏ giữa bão tố sa mạc và không còn có thể thể kiểm soát được số phận của mình nữa. Vì vậy, chủ nghĩa kinh tế tân tự do chết là xứng đáng. Con đường duy nhất tiến về phía trước, cách duy nhất để cứu hành tinh và nền văn minh của chúng ta, là sự tái sinh của lịch sử. Chúng ta phải hồi sinh thời kỳ Khai sáng và tôn vinh các giá trị tự do, tôn trọng kiến thức và dân chủ.
Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã viết một bài tiểu luận nổi tiếng có tên “Sự cáo chung của lịch sử?” Việc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, ông lập luận, sẽ xóa bỏ trở ngại cuối cùng ngăn chia toàn bộ thế giới khỏi mục tiêu dân chủ tự do và kinh tế thị trường. Nhiều người đồng ý.
Ngày nay, khi chúng ta phải đối mặt với sự rút lui khỏi trật tự toàn cầu tự do dựa trên luật lệ, với các nhà lãnh đạo độc đoán và những kẻ mị dân dẫn dắt các quốc gia hàng đầu, nơi hơn một nửa dân số thế giới sinh sống, ý tưởng của Fukuyama có vẻ kỳ quặc và ngây thơ. Nhưng nó củng cố cho học thuyết kinh tế tân tự do[1] đã tồn tại trong 40 năm qua.
Niềm tin của chủ nghĩa tân tự do vào các thị trường không bị ràng buộc như là con đường chắc chắn nhất dẫn đến thịnh vượng của xã hội hiện đang mất uy tín và hấp hối. Nó cũng nên đáng bị như vậy. Sự suy yếu đồng thời của niềm tin vào chủ nghĩa tân tự do và dân chủ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mối tương quan. Chủ nghĩa tân tự do đã phá hoại nền dân chủ trong 40 năm qua.
Hình thức toàn cầu hóa được ủng hộ bởi chủ nghĩa tân tự do đã khiến các cá nhân và toàn xã hội không thể kiểm soát được một phần quan trọng số phận của họ, như Dani Rodrik của Đại học Harvard đã giải thích rất rõ ràng, và như tôi đã lập luận trong cuốn sách gần đây Globalization and Its Discontents Revisited và People, Power, and Profits. Tác động của tự do hóa thị trường vốn là đặc biệt khó chịu: Nếu một ứng cử viên tổng thống hàng đầu tại một thị trường mới nổi làm mất lòng Phố Wall, các ngân hàng sẽ rút tiền ra khỏi nước đó. Cử tri sau đó phải đối mặt với một sự lựa chọn rõ ràng: Phải nhượng bộ Phố Wall hoặc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Cứ như thể Phố Wall có quyền lực chính trị nhiều hơn công dân nước đó.
Ngay cả ở những nước giàu, người dân bình thường thường được bảo, “Bạn không thể theo đuổi các chính sách mà bạn muốn” – dù là bảo trợ xã hội đầy đủ, tiền lương xứng đáng, thuế lũy tiến hay hệ thống tài chính được quản lý tốt – “vì đất nước sẽ mất khả năng cạnh tranh, việc làm sẽ biến mất, và bạn sẽ trở thành nạn nhân”.
Ở các nước giàu cũng như nước nghèo, giới tinh hoa hứa hẹn rằng các chính sách tân tự do sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và lợi ích sẽ hướng tới mọi người, giúp cuộc sống của kể cả những người nghèo nhất cũng tốt hơn. Nhưng để đạt được điều đó, người lao động sẽ phải chấp nhận mức lương thấp hơn, và mọi công dân sẽ phải chấp nhận cắt giảm các chương trình quan trọng của chính phủ.
Giới tinh hoa tuyên bố rằng những lời hứa của họ dựa trên các mô hình kinh tế khoa học và “nghiên cứu dựa trên bằng chứng.” Nhưng, sau 40 năm, con số đã cho thấy kết quả: tốc độ tăng trưởng chậm lại và thành quả của tăng trưởng tập trung quá mức vào một số ít ở đỉnh xã hội. Khi tiền lương bị đình trệ và thị trường chứng khoán tăng vọt, thu nhập và sự giàu có chảy ngược lên trên, thay vì chảy xuống các tầng lớp phía dưới xã hội.
Làm thế nào mà hạn chế tiền lương – để đạt được hoặc duy trì khả năng cạnh tranh – và các chương trình của chính phủ bị cắt giảm có thể giúp cải thiện mức sống người dân? Người dân bình thường cảm thấy như họ đã được bán cho một hóa đơn hàng hóa. Họ đã đúng khi cảm thấy bị lừa.
Bây giờ chúng ta đang phải nếm trải những hậu quả chính trị của sự lừa dối vĩ đại này: sự mất lòng tin vào giới tinh hoa, vào khoa học kinh tế, nền tảng của chủ nghĩa tân tự do, và vào hệ thống chính trị bị hủy hoại bởi tiền bạc, điều khiến những hậu quả này xảy ra.
Thực tế là, bất chấp tên gọi của nó, thời đại của chủ nghĩa tân tự do còn lâu mới tự do. Nó áp đặt một chính thống tri thức chính thống mà những người bảo vệ nó hoàn toàn không khoan dung với các ý kiến bất đồng. Các nhà kinh tế có quan điểm khác biệt đã bị coi là những kẻ dị giáo bị xa lánh, hoặc bị đẩy vào một vài tổ chức bị cô lập. Chủ nghĩa tân tự do không có nhiều tương đồng với “xã hội mở” mà Karl Popper đã ủng hộ. Như George Soros đã nhấn mạnh, Popper nhận ra rằng xã hội của chúng ta là một hệ thống phức tạp, không ngừng biến đổi, trong đó chúng ta càng học hỏi thì kiến thức của chúng ta càng thay đổi hành vi của hệ thống.
Không ở đâu sự không khoan dung này lớn hơn trong ngành kinh tế vĩ mô, nơi các mô hình thịnh hành loại trừ khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng năm 2008. Khi điều không thể tưởng tượng được lại xảy ra, nó lại được coi như một trận lụt 500 năm mới xảy ra một lần – một sự kiện kỳ lạ mà không có mô hình nào có thể dự đoán được. Ngay cả ngày nay, những người ủng hộ các lý thuyết này từ chối chấp nhận rằng niềm tin của họ vào thị trường tự điều chỉnh và việc họ coi các hậu quả là không tồn tại hoặc không quan trọng đã dẫn đến các chính xác tự do hóa vốn là yếu tố then chốt thúc đẩy cuộc khủng hoảng. Lý thuyết này tiếp tục tồn tại, với những nỗ lực lớn để làm cho nó phù hợp với thực tế. Điều này chứng thực cho một điều rằng những ý tưởng tồi tệ, một khi được thiết lập vững chắc, thường phải mất nhiều thời gian mới bị phế bỏ.
Nếu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không thể khiến chúng ta nhận ra rằng các thị trường hoàn toàn tự do sẽ không hiệu quả, thì cuộc khủng hoảng khí hậu chắc chắn nên làm chúng ta tỉnh ngộ: chủ nghĩa tân tự do sẽ thực sự chấm dứt nền văn minh của chúng ta. Nhưng rõ ràng là những kẻ mị dân, những người sẽ khiến chúng ta quay lưng lại với khoa học và sự khoan dung, sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Con đường duy nhất tiến về phía trước, cách duy nhất để cứu hành tinh và nền văn minh của chúng ta, là sự tái sinh của lịch sử. Chúng ta phải hồi sinh thời kỳ Khai sáng và tôn vinh các giá trị tự do, tôn trọng kiến thức và dân chủ.
————-
[1] Trong kinh tế học, chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) chỉ phong trào trong những năm 1970-80 quay lại với tư tưởng thị trường tự do thời thế kỷ 19. Các chính sách mà chủ nghĩa tân tự do ủng hộ là tư nhân hóa, thắt lưng buộc bụng, phi điều tiết hóa, thương mại tự do, giảm chi tiêu chính phủ nhằm tăng vai trò của thành phần tư nhân trong nền kinh tế và xã hội. Các học giả và chính trị gia tiêu biểu ủng hộ chủ nghĩa tân tự do có Friedrich Hayek, Milton Friedman, James M. Buchanan, Margaret Thatcher, Ronald Reagan, Alan Greenspan… (ND)
Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do
Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The End of Neoliberalism and the Rebirth of History”, Project Syndicate, 04/11/2019. Biên dịch: Phan NguyênNgày nay, khi chúng ta phải đối mặt với sự rút lui khỏi trật tự toàn cầu tự do dựa trên luật lệ, với các nhà lãnh đạo độc đoán và những kẻ mị dân dẫn dắt các quốc gia hàng đầu, nơi hơn một nửa dân số thế giới sinh sống, ý tưởng của Fukuyama có vẻ kỳ quặc và ngây thơ. Nhưng nó củng cố cho học thuyết kinh tế tân tự do[1] đã tồn tại trong 40 năm qua.
Niềm tin của chủ nghĩa tân tự do vào các thị trường không bị ràng buộc như là con đường chắc chắn nhất dẫn đến thịnh vượng của xã hội hiện đang mất uy tín và hấp hối. Nó cũng nên đáng bị như vậy. Sự suy yếu đồng thời của niềm tin vào chủ nghĩa tân tự do và dân chủ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mối tương quan. Chủ nghĩa tân tự do đã phá hoại nền dân chủ trong 40 năm qua.
Hình thức toàn cầu hóa được ủng hộ bởi chủ nghĩa tân tự do đã khiến các cá nhân và toàn xã hội không thể kiểm soát được một phần quan trọng số phận của họ, như Dani Rodrik của Đại học Harvard đã giải thích rất rõ ràng, và như tôi đã lập luận trong cuốn sách gần đây Globalization and Its Discontents Revisited và People, Power, and Profits. Tác động của tự do hóa thị trường vốn là đặc biệt khó chịu: Nếu một ứng cử viên tổng thống hàng đầu tại một thị trường mới nổi làm mất lòng Phố Wall, các ngân hàng sẽ rút tiền ra khỏi nước đó. Cử tri sau đó phải đối mặt với một sự lựa chọn rõ ràng: Phải nhượng bộ Phố Wall hoặc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Cứ như thể Phố Wall có quyền lực chính trị nhiều hơn công dân nước đó.
Ngay cả ở những nước giàu, người dân bình thường thường được bảo, “Bạn không thể theo đuổi các chính sách mà bạn muốn” – dù là bảo trợ xã hội đầy đủ, tiền lương xứng đáng, thuế lũy tiến hay hệ thống tài chính được quản lý tốt – “vì đất nước sẽ mất khả năng cạnh tranh, việc làm sẽ biến mất, và bạn sẽ trở thành nạn nhân”.
Ở các nước giàu cũng như nước nghèo, giới tinh hoa hứa hẹn rằng các chính sách tân tự do sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và lợi ích sẽ hướng tới mọi người, giúp cuộc sống của kể cả những người nghèo nhất cũng tốt hơn. Nhưng để đạt được điều đó, người lao động sẽ phải chấp nhận mức lương thấp hơn, và mọi công dân sẽ phải chấp nhận cắt giảm các chương trình quan trọng của chính phủ.
Giới tinh hoa tuyên bố rằng những lời hứa của họ dựa trên các mô hình kinh tế khoa học và “nghiên cứu dựa trên bằng chứng.” Nhưng, sau 40 năm, con số đã cho thấy kết quả: tốc độ tăng trưởng chậm lại và thành quả của tăng trưởng tập trung quá mức vào một số ít ở đỉnh xã hội. Khi tiền lương bị đình trệ và thị trường chứng khoán tăng vọt, thu nhập và sự giàu có chảy ngược lên trên, thay vì chảy xuống các tầng lớp phía dưới xã hội.
Làm thế nào mà hạn chế tiền lương – để đạt được hoặc duy trì khả năng cạnh tranh – và các chương trình của chính phủ bị cắt giảm có thể giúp cải thiện mức sống người dân? Người dân bình thường cảm thấy như họ đã được bán cho một hóa đơn hàng hóa. Họ đã đúng khi cảm thấy bị lừa.
Bây giờ chúng ta đang phải nếm trải những hậu quả chính trị của sự lừa dối vĩ đại này: sự mất lòng tin vào giới tinh hoa, vào khoa học kinh tế, nền tảng của chủ nghĩa tân tự do, và vào hệ thống chính trị bị hủy hoại bởi tiền bạc, điều khiến những hậu quả này xảy ra.
Thực tế là, bất chấp tên gọi của nó, thời đại của chủ nghĩa tân tự do còn lâu mới tự do. Nó áp đặt một chính thống tri thức chính thống mà những người bảo vệ nó hoàn toàn không khoan dung với các ý kiến bất đồng. Các nhà kinh tế có quan điểm khác biệt đã bị coi là những kẻ dị giáo bị xa lánh, hoặc bị đẩy vào một vài tổ chức bị cô lập. Chủ nghĩa tân tự do không có nhiều tương đồng với “xã hội mở” mà Karl Popper đã ủng hộ. Như George Soros đã nhấn mạnh, Popper nhận ra rằng xã hội của chúng ta là một hệ thống phức tạp, không ngừng biến đổi, trong đó chúng ta càng học hỏi thì kiến thức của chúng ta càng thay đổi hành vi của hệ thống.
Không ở đâu sự không khoan dung này lớn hơn trong ngành kinh tế vĩ mô, nơi các mô hình thịnh hành loại trừ khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng năm 2008. Khi điều không thể tưởng tượng được lại xảy ra, nó lại được coi như một trận lụt 500 năm mới xảy ra một lần – một sự kiện kỳ lạ mà không có mô hình nào có thể dự đoán được. Ngay cả ngày nay, những người ủng hộ các lý thuyết này từ chối chấp nhận rằng niềm tin của họ vào thị trường tự điều chỉnh và việc họ coi các hậu quả là không tồn tại hoặc không quan trọng đã dẫn đến các chính xác tự do hóa vốn là yếu tố then chốt thúc đẩy cuộc khủng hoảng. Lý thuyết này tiếp tục tồn tại, với những nỗ lực lớn để làm cho nó phù hợp với thực tế. Điều này chứng thực cho một điều rằng những ý tưởng tồi tệ, một khi được thiết lập vững chắc, thường phải mất nhiều thời gian mới bị phế bỏ.
Nếu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không thể khiến chúng ta nhận ra rằng các thị trường hoàn toàn tự do sẽ không hiệu quả, thì cuộc khủng hoảng khí hậu chắc chắn nên làm chúng ta tỉnh ngộ: chủ nghĩa tân tự do sẽ thực sự chấm dứt nền văn minh của chúng ta. Nhưng rõ ràng là những kẻ mị dân, những người sẽ khiến chúng ta quay lưng lại với khoa học và sự khoan dung, sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Con đường duy nhất tiến về phía trước, cách duy nhất để cứu hành tinh và nền văn minh của chúng ta, là sự tái sinh của lịch sử. Chúng ta phải hồi sinh thời kỳ Khai sáng và tôn vinh các giá trị tự do, tôn trọng kiến thức và dân chủ.
————-
[1] Trong kinh tế học, chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) chỉ phong trào trong những năm 1970-80 quay lại với tư tưởng thị trường tự do thời thế kỷ 19. Các chính sách mà chủ nghĩa tân tự do ủng hộ là tư nhân hóa, thắt lưng buộc bụng, phi điều tiết hóa, thương mại tự do, giảm chi tiêu chính phủ nhằm tăng vai trò của thành phần tư nhân trong nền kinh tế và xã hội. Các học giả và chính trị gia tiêu biểu ủng hộ chủ nghĩa tân tự do có Friedrich Hayek, Milton Friedman, James M. Buchanan, Margaret Thatcher, Ronald Reagan, Alan Greenspan… (ND)
thu goi
Trả lờiXóa