Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Câu nói hay nhất và ngu nhất lịch sử tố tụng VN

Trước đây mình chỉ biết tới câu nói hay nhất trong lịch sử tố tụng VN là của bác Chánh án TAND Tối Cao Trịnh Hồng Dương phát biểu ngay trước diễn đàn Quốc hội năm 2000. Bác Dương nói “Ở nước ta án dân sự xử thế nào cũng được”. Bác có bằng Tiến sĩ luật hình sự, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1979 tại Liên Xô chứ không phải tại VN; điều này chứng tỏ bác cũng có trình độ chứ không phải là dốt và được người khác bê lên đặt vào cái ghế Chánh án. Có thể ý của bác chỉ đơn giản cho là do hệ thống luật pháp dân sự của VN lúc đó (năm 2000) còn sơ sài và mâu thuẫn nên thẩm phán xử sao cũng được, nhưng vấn đề làm bác trở nên rất nổi tiếng là câu đó đã mô tả hết sức chính xác cách xử án của VN thời XHCN: Án bỏ túi, xử theo lệnh tùy tiện của cấp trên chứ không căn cứ bằng chứng pháp lý và theo chính... luật. Từ ngày 8/5/2020 (nhớ mãi vì đây là ngày tòa án chính quyền huyện Sóc Sơn xử hai người chiến binh phản đối BOT Bẩn Bắc Thăng Long - Nội Bài tổng cộng 57 tháng tù), lại biết thêm câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng VN cũng là của một bác Chánh án TAND Tối Cao, nhưng tên là Nguyễn Hòa Bình. Bình thì chính xác là ngu thật, đại ngu (bản thân Bình tự mình xuất chinh, ngồi ghế chủ tọa đã là ngu vì vi phạm pháp luật). Ngu vì đây là câu được hắn ta coi là át chủ bài, được hắn ta chuẩn bị từ vài tháng trước khi xử, đã học thuộc lòng và lúc xử đã đem ra áp dụng cho cả 4 tình huống quan trọng nhất để trên cơ sở đó ra phán quyết tử hình Hồ Duy Hải.
Câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam
fb Vũ Hữu Sự 30-5-2020 - Trong bản án giám đốc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở Bưu điện Cầu Voi năm 2008, do ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án TANDTC, chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, tuyên vào ngày 8/5/2020, có câu “trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án có một số sai sót, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án”. Nhận định đó là một yếu tố quan trọng để dẫn đến quyết định của bản án giám đốc thẩm: Bác kháng nghị của VKSNDTC, giữ nguyên hình phạt tử hình mà hai bản án sơ, phúc thẩm đã tuyên đối với Hồ Duy Hải.
bavai
Câu nói đó được cộng đồng mạng xã hội, nhất là giới luật sư và chuyên gia luật, đánh giá là câu nói ngu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam từ cổ chí kim, nhưng cũng là câu nói nguy hiểm nhất của ông Nguyễn Hòa Bình, có tác dụng “bật đèn xanh” cho toàn ngành tòa án cả nước từ nay cứ việc làm sai, cứ việc vi phạm Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Và thật không ai ngờ nó lại được nói ra bởi người đứng đầu ngành tòa án, người mà đáng lẽ ra phải là “khuôn vàng thước ngọc” cho hoạt động tố tụng.

Vì sao như vậy?

Xin hãy đọc điều 2 (hiệu lực của bộ luật TTHS) của BLTTHS năm 2003. Điều này quy định rất rõ ràng rằng “mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam phải được tiến hành theo quy định của bộ luật này” (vụ án ở Bưu điện Cầu Voi xẩy ra năm 2008, nên quá trình tố tụng phải được tiến hành theo quy định của BLTTHS năm 2003). Điều đó có nghĩa là tất cả mọi hoạt động TTHS đều phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng những quy định trong bộ luật TTHS, không được phép sai sót. Bất cứ một sai sót nào cũng là vi phạm pháp luật. BLTTHS năm 2003 cũng như tất cả các bộ luật khác đương thời, không có điều nào cho phép những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng công nhận những “sai sót” trong khi tiến hành hoạt động TTHS. Cũng không có điều nào quy định những sai sót nào có thể “làm thay đổi bản chất của vụ án”? và những sai sót nào “không làm thay đổi bản chất của vụ án”? Điều đó có nghĩa là bất cứ một sai sót nào cũng làm thay đổi bản chất của vụ án, dẫn đến những bản án oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Vụ án “giết người” và “cướp tài sản” diễn ra ở bưu điện Cầu Voi, trong quá trình tố tụng, đã có rất nhiều “sai sót” (sai sót chỉ là cách nói của ông Nguyễn Hòa Bình để biện hộ cho cấp dưới. Thực chất đó là những vi phạm tố tụng). Chỉ xin dẫn ra một vài “sai sót” đã được rất nhiều luật sư, nhà báo nêu ra.


Thứ nhất, một số bút lục đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án. Bút lục không thể tự ra khỏi hồ sơ, nó chỉ có thể được các điều tra viên lấy ra khỏi tập hồ sơ để mang bỏ nơi khác. Đây là hành vi cố ý chứ hoàn toàn không phải vô ý. Vậy điều tra viên cố ý rút những bút lục đó ra khỏi hồ sơ, làm sai lệch hồ sơ vụ án để làm gì? câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu VKSNDTC, theo thẩm quyền của mình, khởi tố vụ án “làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo điều 375 BLHS năm 2015.

Thứ hai, cái thớt, con dao và cái ghế là vật chứng của vụ án, trên đó đều có dính máu, đã không được thu thập và giám định theo đúng quy định tại các điều 74; 75 BLTTHS năm 2003. Thớt và dao đã bị tiêu hủy rồi được điều tra viên ra chợ mua cái khác thay vào. Cái ghế cũng được đổi bằng ghế khác.Việc thay đổi những vật chứng đó nhằm mục đích gì?

Chỉ cần hai điều đó thôi, cũng đủ nói lên trong quá trình tố tụng vụ án, những người tiến hành tố tụng đã có những “sai sót” lớn đến thế nào. Và những “sai sót” đó rõ ràng đã làm thay đổi bản chất của vụ án. Khi thừa nhận rằng trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án trên đã có một số “sai sót”. Nhưng lại nói rằng những “sai sót” đó không làm thay đổi bản chất của vụ án, thì ông Nguyễn Hòa Bình đã căn cứ vào điều nào? của bộ luật nào?


Như đã chứng minh ở những bài trước, khi ngồi ghế chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ án bưu điện Cầu Voi, ông Nguyễn Hòa Bình đã lạm quyền (không phải thẩm phán những vẫn ngồi xét xử) và vi phạm các điều 21; 49; 53 BLTTHS năm 2015. Và bằng câu nói liều “có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án”, ông lại thêm một lần nữa vi phạm BLTTHS. Vì, như đã nói ở trên, BLTTHS không có điều nào cho phép người tiến hành tố tụng chấp nhận những “sai sót” trong quá trình tiến hành tố tụng cả.

Cũng không có điều nàoquy định rằng những “sai sót” nào “làm thay đổi bảnchất của vụ án” và những “sai sót” nào thì “không làm thay đổi bản chất của vụ án”. Câu nói đó của ông Nguyễn Hòa Bình còn vô cùng nguy hiểm, bởi nó cho phép những người tiến hành tố tụng hình sự ở mọi cấp toà trên cả nước, từ nay cứ việc làm liều, cứ việc ngồi xổm lên BLTTHS, để rồi chỉ việc lấp liếm bằng câu “những sai sót đó không làm thay đổi bản chất của vụ án” là xong. Có thể nói bằng việc ngồi chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ án bưu điện Cầu Voi mới rồi, ông Nguyễn Hòa Bình đã tự mình vô hiệu hóa BLTTHS và “bật đèn xanh” cho các tòa án cấp dưới làm việc đó./.

3 nhận xét:

  1. Từ thời K...ách mạng mùa thu,
    Thằng Bình ngu nhất đám ngu Ba Đình!
    Ca dao...cạo

    Trả lờiXóa
  2. Nó không ngu đâu! Mà nó được lệnh bằng mọi giá phải xử chết Hồ Duy Hải để thế mạng cho con/cháu của cấp trên đã nắm gáy hồ sơ tham nhũng với gần một tá biệt thự triệu đô đứng tên NHB ở HN, cướp đất của dân QN, mà báo chí đang đề nghị làm củi cho lò ông Trọng. Chắc chắn một điều là nó sẽ vượt qua mọi cửa ải bất chấp dư luận đúng sai để vào TW. “Còn đảng-còn mình” mà! Đảng đâu có thể nào loại bỏ tay chân mình.
    Còn nhớ vụ con bé Kim Anh giết người tình là trên xe Lexus. Công an HN được thưởng 200 triệu vnd nhờ thiên tài điều tra ra con dao gọt trái cây của Thái Lan mà “cô liễu yếu đào tơ” KA ra tay: một vết cắt dài 12cm, sâu 2,5cm, vết hở miệng rộng tương xứng với loại dao có bề dày như lưỡi lê quân đội (theo tài liệu nội bộ tiết lộ). Tới chừng báo lề Dân điều tra nhân thân của KA mới phát hiện ra ả là vợ sắp cưới của Nông Đức Dũng, con Nông Đức Tuấn, cháu nội TBT đương thời lúc đó là NĐM. Nghe nói là con bé được hứa là sẽ được cưới sau khi ra tù (lời hứa danh dự của người cs) nên đứng ra thế thân. May mà ả không “tự chết” trong tù.

    Trả lờiXóa
  3. Thì ra 17 tay “Thấm Phân” đồng giơ cao biểu quyết án chết cho HDH, chẳng có bàn tay nào mà không dính “kít”.
    Có LƯƠNG mà chẳng có TÂM,
    Có tài LƯƠNG LẸO mà TẦM thì không!

    Trả lờiXóa