Tôi rất tán thành ý kiến của bác Vũ Trọng Kim trong bài này. Bác nói "Muốn đo được sự tín nhiệm của nhân dân thì phải có cơ chế, như việc cần thiết công khai quy hoạch nhân sự Trung ương", và "Lựa chọn cán bộ thì phải dựa vào hoạt động thực tiễn của họ ở một ngành, lĩnh vực hay ở một địa phương cụ thể, chứ không phải đưa ra những tiêu chuẩn chung chung". Tôi đã gặp bác Kim một số lần, nhìn tướng thì không thích bác, lại biết bác đi lên từ công tác Đoàn thanh niên nên càng mất cảm tình. Tuy nhiên qua tiếp xúc, nói chuyện thì tôi cảm thấy bác là người tốt. Bác Kim có tới 4 khóa làm Ủy viên trung ương Đảng (các khóa VIII, IX, X và XI), đồng thời 4 khóa làm đại biểu Quốc hội (các khóa X, XI, XIII và XIV); đúng là quá hiếm. Tuy nhiên, bác Kim có tới hàng chục năm làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tức là dù có tới 4 khóa làm UVTWĐ và 4 khóa làm ĐBQH nhưng bác chỉ dừng chân ở cấp Bộ trưởng, lại là Bộ trưởng ở thế yếu, tức là chỉ làm cấp Phó ở một cái Mặt trận tiếng là to nhưng quyền rơm vạ đá và thường bị dân chửi vì quanh năm chỉ biết xin tiền và tiêu tiền. Bác Kim thường nói về vấn đề dân chủ trong Đảng và trong xã hội, nhất là trong quá trình lựa chọn cán bộ lãnh đạo, và vấn đề người dân trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hoặc tổ chức thực sự của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là xây dựng một xã hội dân sự đúng nghĩa. Rõ ràng những quan niệm trên của bác rất đúng. Có lẽ bác nhận ra chúng vì đã có hàng chục năm tiếp xúc trực tiếp với người dân thông qua các hoạt động đoàn thể và mặt trận. Đáng tiếc, dường như quan điểm dân chủ và vì dân của bác Kim có vẻ không phù hợp với những vị lãnh đạo tối cao của Đảng (thậm chí có thể bị cho là thoái hóa biến chất), trong khi họ muốn đảm bảo chỉ có những người tuyệt đối trung thành với Đảng, tuyệt đối vâng lời họ... mới được đưa vào nắm giữ các vị trí then chốt trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Do đó, tôi thấy bác Kim lúc nào cũng có vẻ buồn, ít nói, dường như là người bất đắc chí.
"Lựa chọn cán bộ thì phải dựa vào hoạt động thực tiễn của họ ở một ngành, lĩnh vực hay ở một địa phương cụ thể, chứ không phải đưa ra những tiêu chuẩn chung chung. Cán bộ nào tốt thì sẽ bộc lộ được những phẩm chất tốt, cũng như thể hiện bằng trình độ, năng lực thực tiễn trong giải quyết công việc, tác động tích cực đến đời sống nhân dân, đến lĩnh vực được phụ trách" - ông Vũ Trọng Kim được chuyên mục chính trị của VOV trích lời, nhấn mạnh.
Hội nghị trung ương 12 vừa bế mạc tại Hà Nội tập trung vào công tác nhân sự và quy hoạch và các phương án nhân sự cấp cao của ĐCSVN hướng tới Đại hội 13 của đảng này dự kiến tổ chức vào đầu năm sau.
'Chưa bàn tứ trụ'
Hai nguồn thạo tin tại Việt Nam cho BBC biết Hội nghị Trung ương 12 chưa bàn đến ứng viên cho bốn chức danh cao nhất (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).
Hội nghị đã bổ sung thêm danh sách 40 người được quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa sau, theo hai nguồn này.
Đồng thời, hội nghị đã lấy phiếu thăm dò với 87 ủy viên trung ương Đảng khóa 12 (2016-2021) đương nhiệm, đủ điều kiện tái cử, làm cơ sở đề cử vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13.
Tuy nhiên, một người khác giấu tên, cho rằng đã có 'sơ bàn về tứ trụ' chứ không phải là không bàn, vì chẳng hạn bàn phương án nhân sự cho chức vụ Chủ tịch nước thì ông Bộ trưởng Bộ Công an và ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã được dự kiến.
Người này nhận định Hội nghị đã bổ sung danh sách 30 người để lấy phiếu chọn 24 người quy hoạch vào Bộ Chính trị khóa sau; và để quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa sau thì quy hoạch cho số mới là hơn 80 người.
Đứng đầu danh sách, theo nguồn này, sau khi lấy phiếu là ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Có thể thấy mặc dù đã giữa năm 2020, nhưng việc lựa chọn các chức danh cao nhất trong Đảng vẫn chưa xong.
Nhìn lại trước Đại hội 12 năm 2016, người ta thấy phải đến sát Đại hội, công việc nhân sự mới ngã ngũ.
Hồi 2016, ông Nguyễn Đức Hà - hàm vụ trưởng - Ban Tổ chức Trung ương - kể lại trên báo chí:
"Đến TW 13 lại bỏ phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên TW đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tái cử khóa XII.
Rồi TW xác định những trường hợp nào là trường hợp "đặc biệt"… Cuối cùng đến Hội nghị 14 TW đã bỏ phiếu giới thiệu các đồng chí có thể giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước với số phiếu rất tập trung."Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionVăn Miếu, Hà Nội ngày 14/5
Có kế hoạch riêng?
Hôm 15/5 từ Việt Nam, một nguồn quan sát chính trị Việt Nam, không muốn tiết lộ danh tính, đưa ra một số bình luận:
"Thực tế ông Nguyễn Phú Trọng nắm Tiểu ban Nhân sự Đại hội nhưng không chắc ông có thể nắm luôn tay cho đến khi có Đại hội. Các ủy viên tiểu ban khác bề ngoài có thể tỏ ra thống nhất, nghe ông phán bảo nhưng bên trong, có thể họ có kế hoạch của mình.
"Có ý kiến nói khó nhất là chọn Tổng Bí thư, vì sao vì Tổng Bí thư có thể tuyên bố từ bỏ đường lối một cách bất ngờ. Do đó họ sẽ chọn ứng viên tin cậy nhất. Đại hội 12 là ví dụ.
"Do đó không đơn giản chuyện chọn tứ trụ, mà trong tứ trụ cần có đồng thuận cao nhất giữa Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ."
Tiếp tục đề cập khía cạnh nhân sự hậu hội nghị Trung ương 12, ý kiến quan sát này nói với BBC:
"Theo những gì được biết, dù phải đợi tới Đại hội 13 sẽ rõ hơn, 8 ủy viên Bộ chính trị có năm sinh từ 1957 về sau, sẽ ứng cử khóa 13, cộng một trường hợp đặc biệt (quá tuổi), sẽ làm Tổng Bí thư."
"Ba ứng cử viên Tổng Bí thư được nhắc tới nhiều, là các ông bà Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Quốc Vượng."
"Khoảng 80 ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng khóa này sẽ ở lại khóa 13. Số bầu mới sẽ có khoảng gần 80 ủy viên."
"Ghế Tổng Bí thư, nếu ông Trần Quốc Vượng được chọn vào ghế này, thì các ông bà Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể phải nghỉ.
" Nhưng biết đâu Hội nghị trung ương 13 hoặc 14 lại sẽ bầu cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
"Như thế, đảng Cộng sản Việt Nam cũng có thể có nữ Tổng Bí thư đầu tiên, hãy để xem khả năng đó xem sao, bên cạnh các khả năng khác.
"Chẳng hạn như cũng có một số dấu hiệu được cho là người ta đang nghiêng về chọn ông Nguyễn Xuân Phúc làm Tổng Bí thư và rằng trong trường hợp đó có thể ông Vương Đình Huệ, hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội, có thể sẽ làm thủ tướng, mà không phải đợi thêm vài năm kinh nghiệm nữa ở thành ủy Hà Nội," ý kiến của nhà phân tích không muốn tiết lộ danh tính này nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Sáu.Image captionPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) là một trong những ứng viên vào Bộ Chính trị khóa sau
Sao không 'cải cách dân chủ'?
Có thể thấy nhiều đồn đoán khác nhau hiện nay.
Tuy vậy, một mong muốn mà nhiều nhà quan sát nói với BBC hôm 14/5, là Đảng Cộng sản cần đổi mới phương thức chọn lãnh đạo.
"Cái mà tôi quan tâm là các vị trí nhân sự cấp cao đó, nếu mà phải có sự thay đổi, đổi mới để cho chất lượng của sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam tốt hơn, thì các vị trí đó cần phải có ít nhất là hai người," nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh, nguyên Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói với một chương trình bình luận trực tuyến của BBC.
"Ít nhất, số đại biểu trong Đại hội đảng toàn quốc sắp tới đây vào đầu năm sau, thì toàn bộ các đại biểu đó được nghe các thuyết trình, các dự án hành động, hoạt động của họ để biết xem người nào, họ làm gì."
"Chứ còn 200 người, hay 500 người, các ông nhóm lại với nhau, rồi các ông bầu ông A vào vị trí này, bầu ông B vào vị trí kia, thì tôi nghĩ rằng nó không thể thay đổi được tình hình, càng gây ra sự mất niềm tin cho người dân."
Nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia nhân dịp này bình luận khía cạnh dân chủ hóa tốt hơn các cuộc bầu cử cho chính quyền và đảng lãnh đạo chính quyền ở Việt Nam:
"Tôi nghĩ rằng nếu như chưa có một cuộc bầu cử thực sự cho người dân, thì ít nhất có một sự dân chủ trong đảng, đó là gì? Đó là các đảng viên được bầu ra người lãnh đạo của mình.
"Tôi thấy từ mấy chục năm nay, từ khi mà sinh hoạt đảng, từ khi các chi bộ sinh hoạt đảng đến nay, thì chỉ có Đại hội chi bộ thôi thì mọi đảng viên được họp và bầu ra Bí thư chi bộ và Ban chấp hành chi bộ thôi.
"Còn bắt đầu lên cấp trên là bắt đầu bầu đại biểu rồi. Mà cấp trên, chỉ lên Đảng ủy, thì chỉ có thêm một bậc thôi và như trường của tôi trước đây, Hội trường có 800 ghế, mà đảng ủy của trường thì không thể nào ngồi hết các ghế đó được, nhưng mà các đảng viên cũng không được đến đó để bầu ra người lãnh đạo đảng bộ của mình, mà phải bầu đại biểu.Image captionBí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (phải)
"Thế thì tại sao Đảng không làm một cuộc cải cách dân chủ trong chính nội bộ đảng trước hết? Thì mới may ra chọn được những người thực là có tài mà phục vụ đảng, rồi phục vụ đất nước. Còn nếu vẫn như cách này, thì tôi nghĩ rằng không thể nào mà có thể chống được nạn chạy chức, chạy quyền.
"Tôi nghĩ rằng nạn chạy chức, chạy quyền nó gắn với cách tuyển lựa cán bộ hiện nay, như hiện nay nó giống như là nạn phe tem phiếu của thời kỳ bao cấp vậy. Chỉ khi nào bao cấp mất đi, thì mới mất tem phiếu."Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười dân Việt Nam đang trở lại cuộc sống bình thường sau Covid-19
'Mong ước sẽ chỉ là mong ước?'
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nêu quan điểm tại cuộc thảo luận:
"Tôi nghĩ rằng mong ước của anh Lê Văn Sinh cho đảng Cộng sản Việt Nam là một mong ước của rất nhiều đảng viên ĐCSVN muốn như thế.
"Nhưng mà cũng chỉ là mong ước thôi.
"Và không có chuyện dân chủ trong đảng đâu. Nói như thế để cho nó vui thôi. Chỉ chừng nào là phải có một người lãnh đạo có đầu óc đổi mới, và áp lực từ các đảng viên rất là mạnh.
"Rất đáng tiếc cả hai điều kiện này chưa có.
"Tôi có thể nói rằng với Quốc hội, chừng nào mà người dân còn cứ im, người dân không lên tiếng, người dân không tự ra ứng cử, người dân không thực hiện những quyền của mình, cũng như các đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam không thực hiện các quyền của mình, thì còn lâu, không bao giờ có đâu.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionViệt Nam sắp diễn ra Đại hội Đảng 13 trong năm 2021
Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, nói với tọa đàm:
"Ở Việt Nam, để giữ chế độ mà trong thể chế bất ổn này, thì có hai hướng lớn. Một là chống tham nhũng .
"Muốn chống tham nhũng được, thì phải tập trung quyền lực cao để chống lại với tha hóa quyền lực, thì nó rơi vào một vòng xoáy của tha hóa quyền lực cao hơn, thì đây cũng là một nguy cơ cho nhiệm kỳ tới.
"Bởi vì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước thì sẽ không còn tiếp tục nữa, thì ai lên, liệu quyền lực tối cao này sẽ như thế nào? Lại tập trung quyền lực, rồi lại tha hóa hay chăng?
"Điểm thứ hai nữa là một cơ sở lý luận nào để cho chế độ này tồn tại? Tôi nghĩ là đến bây giờ họ cũng chẳng dám tuyên bố rằng một nền tảng lý luận nào khác, ngoài cái mà chúng ta biết là cái gọi là nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin và có nhấn mạnh ở mấy Đại hội đảng gần đây là tư tưởng Hồ Chí Minh. Thì điều đó cũng là một nền tảng và hai trụ cột này là để giữ được chế độ."
Nên thay đổi thế nào?
Nhân dịp này, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ đề cập thêm khía cạnh nhân sự hướng tới Đại hội 13 của ĐCSVN và kể cả nhu cầu mà ông nhấn mạnh về đổi mới, cải tổ nhận thức và đường lối:
"Chúng ta cũng phải mong một cái gì đấy nó khá hơn, thì theo tôi, thí dụ như vị trí Tổng bí thư mà trước kia đặt ra một tiêu chuẩn rất là cao, nhưng sau đó với quyết định 24 thì nó có giảm bớt đi.
"Tất nhiên người ta cũng có mục đích của người ta, mục đích của những nhà lãnh đạo, nhưng tôi thấy nếu căn cứ vào những thành tích, những hoạt động và những kinh nghiệm từng trải, rõ ràng vị trí Tổng bí thư này có vẻ như ưu thế được thuộc về Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.
"Bởi vì ông đã khá thành công trong việc đưa ra một chính phủ kiến tạo và chính phủ này đã thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế sau một thời kỳ bất ổn của nhiệm kỳ trước.
"Điểm thứ hai nữa là trong hoàn cảnh như thế mà ông đã đưa ra được cái đó, thúc đẩy được tăng trưởng, thì rõ ràng là một thành tích và cũng nên từ thành tích này để mà chọn một người đứng đầu.
"Tiếp theo nữa là mặc dù rất hạn chế về ý thức hệ mà như nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói, người ta vẫn phải tìm một lối thoát cho cải cách, thì cái chính là chính sách thực dụng này mang đến điều đó và tôi nghĩ rằng nếu như cứ níu kéo một tư tưởng giáo điều về Chủ nghĩa Xã hội, thì nó sẽ cản trở cải cách.
"Và cũng sẽ không thúc đẩy được phát triển, khi mà dư địa về cải cách không còn nữa, thì lập tức tăng trưởng cũng sẽ giảm xuống. Thứ nữa là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho thấy trong chống Đại dịch Covid-19 này thì ông cũng khá là thành công, mặc dù là một người điều hành phải chịu trách nhiệm chính, nhưng những nỗ lực này cũng cho thấy rằng thành tích này cũng là một cái ghi điểm đối với lá phiếu của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa này.
"Có một quy định không có văn bản là người miền Nam là phải làm Thủ tướng, rồi người miền Bắc là phải làm Tổng Bí thư, rồi người miền Trung phải giữ vị trí là Chủ tịch nước, ví dụ như từ thời nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương, thì nó vẫn cứ theo một truyền thống như thế.
"Nhưng tôi nghĩ thay đổi cơ cấu là cái tất yếu và cũng là cần thiết, không nên câu nệ vào cơ cấu như thế này."
"Còn nếu không thể theo được, cứ giữ mãi hệ tư tưởng mà nó không còn phù hợp với kinh tế thị trường nữa, thì tôi nghĩ rằng dư địa cải cách hết và tăng trưởng cũng sẽ cạn dần và điều đó là một nguy cơ cho sự phát triển của đất nước và dân tộc."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52683007
Việt Nam: Quy hoạch Trung ương Đảng, dân mong công khai
15 tháng 5 2020 - Một Đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa lên tiếng trên truyền thông ngay sau Hội nghị BCHTƯ 12 (khóa XII) của đảng Cộng sản Việt Nam vừa bế mạc hôm 14/05/2020 và cho rằng ban lãnh đạo đảng này cần công khai hóa dự kiến quy hoạch nhân sự cấp cao, cấp Trung ương, để nhân dân được biết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ảnh năm 2016
"Muốn đo được sự tín nhiệm của nhân dân thì phải có cơ chế, như việc cần thiết công khai quy hoạch nhân sự Trung ương", báo mạng VOV của Đài tiếng nói Việt Nam hôm 15/5 dẫn ý kiến của ông Vũ Trọng Kim, đại biểu Quốc hội Việt nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói."Lựa chọn cán bộ thì phải dựa vào hoạt động thực tiễn của họ ở một ngành, lĩnh vực hay ở một địa phương cụ thể, chứ không phải đưa ra những tiêu chuẩn chung chung. Cán bộ nào tốt thì sẽ bộc lộ được những phẩm chất tốt, cũng như thể hiện bằng trình độ, năng lực thực tiễn trong giải quyết công việc, tác động tích cực đến đời sống nhân dân, đến lĩnh vực được phụ trách" - ông Vũ Trọng Kim được chuyên mục chính trị của VOV trích lời, nhấn mạnh.
Hội nghị trung ương 12 vừa bế mạc tại Hà Nội tập trung vào công tác nhân sự và quy hoạch và các phương án nhân sự cấp cao của ĐCSVN hướng tới Đại hội 13 của đảng này dự kiến tổ chức vào đầu năm sau.
'Chưa bàn tứ trụ'
Hai nguồn thạo tin tại Việt Nam cho BBC biết Hội nghị Trung ương 12 chưa bàn đến ứng viên cho bốn chức danh cao nhất (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).
Hội nghị đã bổ sung thêm danh sách 40 người được quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương khóa sau, theo hai nguồn này.
Đồng thời, hội nghị đã lấy phiếu thăm dò với 87 ủy viên trung ương Đảng khóa 12 (2016-2021) đương nhiệm, đủ điều kiện tái cử, làm cơ sở đề cử vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13.
Tuy nhiên, một người khác giấu tên, cho rằng đã có 'sơ bàn về tứ trụ' chứ không phải là không bàn, vì chẳng hạn bàn phương án nhân sự cho chức vụ Chủ tịch nước thì ông Bộ trưởng Bộ Công an và ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã được dự kiến.
Người này nhận định Hội nghị đã bổ sung danh sách 30 người để lấy phiếu chọn 24 người quy hoạch vào Bộ Chính trị khóa sau; và để quy hoạch Ban chấp hành Trung ương khóa sau thì quy hoạch cho số mới là hơn 80 người.
Đứng đầu danh sách, theo nguồn này, sau khi lấy phiếu là ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Có thể thấy mặc dù đã giữa năm 2020, nhưng việc lựa chọn các chức danh cao nhất trong Đảng vẫn chưa xong.
Nhìn lại trước Đại hội 12 năm 2016, người ta thấy phải đến sát Đại hội, công việc nhân sự mới ngã ngũ.
Hồi 2016, ông Nguyễn Đức Hà - hàm vụ trưởng - Ban Tổ chức Trung ương - kể lại trên báo chí:
"Đến TW 13 lại bỏ phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên TW đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tái cử khóa XII.
Rồi TW xác định những trường hợp nào là trường hợp "đặc biệt"… Cuối cùng đến Hội nghị 14 TW đã bỏ phiếu giới thiệu các đồng chí có thể giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước với số phiếu rất tập trung."Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionVăn Miếu, Hà Nội ngày 14/5
Có kế hoạch riêng?
Hôm 15/5 từ Việt Nam, một nguồn quan sát chính trị Việt Nam, không muốn tiết lộ danh tính, đưa ra một số bình luận:
"Thực tế ông Nguyễn Phú Trọng nắm Tiểu ban Nhân sự Đại hội nhưng không chắc ông có thể nắm luôn tay cho đến khi có Đại hội. Các ủy viên tiểu ban khác bề ngoài có thể tỏ ra thống nhất, nghe ông phán bảo nhưng bên trong, có thể họ có kế hoạch của mình.
"Có ý kiến nói khó nhất là chọn Tổng Bí thư, vì sao vì Tổng Bí thư có thể tuyên bố từ bỏ đường lối một cách bất ngờ. Do đó họ sẽ chọn ứng viên tin cậy nhất. Đại hội 12 là ví dụ.
"Do đó không đơn giản chuyện chọn tứ trụ, mà trong tứ trụ cần có đồng thuận cao nhất giữa Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ."
Tiếp tục đề cập khía cạnh nhân sự hậu hội nghị Trung ương 12, ý kiến quan sát này nói với BBC:
"Theo những gì được biết, dù phải đợi tới Đại hội 13 sẽ rõ hơn, 8 ủy viên Bộ chính trị có năm sinh từ 1957 về sau, sẽ ứng cử khóa 13, cộng một trường hợp đặc biệt (quá tuổi), sẽ làm Tổng Bí thư."
"Ba ứng cử viên Tổng Bí thư được nhắc tới nhiều, là các ông bà Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Quốc Vượng."
"Khoảng 80 ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng khóa này sẽ ở lại khóa 13. Số bầu mới sẽ có khoảng gần 80 ủy viên."
"Ghế Tổng Bí thư, nếu ông Trần Quốc Vượng được chọn vào ghế này, thì các ông bà Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể phải nghỉ.
" Nhưng biết đâu Hội nghị trung ương 13 hoặc 14 lại sẽ bầu cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
"Như thế, đảng Cộng sản Việt Nam cũng có thể có nữ Tổng Bí thư đầu tiên, hãy để xem khả năng đó xem sao, bên cạnh các khả năng khác.
"Chẳng hạn như cũng có một số dấu hiệu được cho là người ta đang nghiêng về chọn ông Nguyễn Xuân Phúc làm Tổng Bí thư và rằng trong trường hợp đó có thể ông Vương Đình Huệ, hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội, có thể sẽ làm thủ tướng, mà không phải đợi thêm vài năm kinh nghiệm nữa ở thành ủy Hà Nội," ý kiến của nhà phân tích không muốn tiết lộ danh tính này nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Sáu.Image captionPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) là một trong những ứng viên vào Bộ Chính trị khóa sau
Sao không 'cải cách dân chủ'?
Có thể thấy nhiều đồn đoán khác nhau hiện nay.
Tuy vậy, một mong muốn mà nhiều nhà quan sát nói với BBC hôm 14/5, là Đảng Cộng sản cần đổi mới phương thức chọn lãnh đạo.
"Cái mà tôi quan tâm là các vị trí nhân sự cấp cao đó, nếu mà phải có sự thay đổi, đổi mới để cho chất lượng của sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam tốt hơn, thì các vị trí đó cần phải có ít nhất là hai người," nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh, nguyên Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói với một chương trình bình luận trực tuyến của BBC.
"Ít nhất, số đại biểu trong Đại hội đảng toàn quốc sắp tới đây vào đầu năm sau, thì toàn bộ các đại biểu đó được nghe các thuyết trình, các dự án hành động, hoạt động của họ để biết xem người nào, họ làm gì."
"Chứ còn 200 người, hay 500 người, các ông nhóm lại với nhau, rồi các ông bầu ông A vào vị trí này, bầu ông B vào vị trí kia, thì tôi nghĩ rằng nó không thể thay đổi được tình hình, càng gây ra sự mất niềm tin cho người dân."
Nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia nhân dịp này bình luận khía cạnh dân chủ hóa tốt hơn các cuộc bầu cử cho chính quyền và đảng lãnh đạo chính quyền ở Việt Nam:
"Tôi nghĩ rằng nếu như chưa có một cuộc bầu cử thực sự cho người dân, thì ít nhất có một sự dân chủ trong đảng, đó là gì? Đó là các đảng viên được bầu ra người lãnh đạo của mình.
"Tôi thấy từ mấy chục năm nay, từ khi mà sinh hoạt đảng, từ khi các chi bộ sinh hoạt đảng đến nay, thì chỉ có Đại hội chi bộ thôi thì mọi đảng viên được họp và bầu ra Bí thư chi bộ và Ban chấp hành chi bộ thôi.
"Còn bắt đầu lên cấp trên là bắt đầu bầu đại biểu rồi. Mà cấp trên, chỉ lên Đảng ủy, thì chỉ có thêm một bậc thôi và như trường của tôi trước đây, Hội trường có 800 ghế, mà đảng ủy của trường thì không thể nào ngồi hết các ghế đó được, nhưng mà các đảng viên cũng không được đến đó để bầu ra người lãnh đạo đảng bộ của mình, mà phải bầu đại biểu.Image captionBí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (phải)
"Thế thì tại sao Đảng không làm một cuộc cải cách dân chủ trong chính nội bộ đảng trước hết? Thì mới may ra chọn được những người thực là có tài mà phục vụ đảng, rồi phục vụ đất nước. Còn nếu vẫn như cách này, thì tôi nghĩ rằng không thể nào mà có thể chống được nạn chạy chức, chạy quyền.
"Tôi nghĩ rằng nạn chạy chức, chạy quyền nó gắn với cách tuyển lựa cán bộ hiện nay, như hiện nay nó giống như là nạn phe tem phiếu của thời kỳ bao cấp vậy. Chỉ khi nào bao cấp mất đi, thì mới mất tem phiếu."Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười dân Việt Nam đang trở lại cuộc sống bình thường sau Covid-19
'Mong ước sẽ chỉ là mong ước?'
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nêu quan điểm tại cuộc thảo luận:
"Tôi nghĩ rằng mong ước của anh Lê Văn Sinh cho đảng Cộng sản Việt Nam là một mong ước của rất nhiều đảng viên ĐCSVN muốn như thế.
"Nhưng mà cũng chỉ là mong ước thôi.
"Và không có chuyện dân chủ trong đảng đâu. Nói như thế để cho nó vui thôi. Chỉ chừng nào là phải có một người lãnh đạo có đầu óc đổi mới, và áp lực từ các đảng viên rất là mạnh.
"Rất đáng tiếc cả hai điều kiện này chưa có.
"Tôi có thể nói rằng với Quốc hội, chừng nào mà người dân còn cứ im, người dân không lên tiếng, người dân không tự ra ứng cử, người dân không thực hiện những quyền của mình, cũng như các đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam không thực hiện các quyền của mình, thì còn lâu, không bao giờ có đâu.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionViệt Nam sắp diễn ra Đại hội Đảng 13 trong năm 2021
Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, nói với tọa đàm:
"Ở Việt Nam, để giữ chế độ mà trong thể chế bất ổn này, thì có hai hướng lớn. Một là chống tham nhũng .
"Muốn chống tham nhũng được, thì phải tập trung quyền lực cao để chống lại với tha hóa quyền lực, thì nó rơi vào một vòng xoáy của tha hóa quyền lực cao hơn, thì đây cũng là một nguy cơ cho nhiệm kỳ tới.
"Bởi vì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Chủ tịch nước thì sẽ không còn tiếp tục nữa, thì ai lên, liệu quyền lực tối cao này sẽ như thế nào? Lại tập trung quyền lực, rồi lại tha hóa hay chăng?
"Điểm thứ hai nữa là một cơ sở lý luận nào để cho chế độ này tồn tại? Tôi nghĩ là đến bây giờ họ cũng chẳng dám tuyên bố rằng một nền tảng lý luận nào khác, ngoài cái mà chúng ta biết là cái gọi là nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin và có nhấn mạnh ở mấy Đại hội đảng gần đây là tư tưởng Hồ Chí Minh. Thì điều đó cũng là một nền tảng và hai trụ cột này là để giữ được chế độ."
Nên thay đổi thế nào?
Nhân dịp này, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ đề cập thêm khía cạnh nhân sự hướng tới Đại hội 13 của ĐCSVN và kể cả nhu cầu mà ông nhấn mạnh về đổi mới, cải tổ nhận thức và đường lối:
"Chúng ta cũng phải mong một cái gì đấy nó khá hơn, thì theo tôi, thí dụ như vị trí Tổng bí thư mà trước kia đặt ra một tiêu chuẩn rất là cao, nhưng sau đó với quyết định 24 thì nó có giảm bớt đi.
"Tất nhiên người ta cũng có mục đích của người ta, mục đích của những nhà lãnh đạo, nhưng tôi thấy nếu căn cứ vào những thành tích, những hoạt động và những kinh nghiệm từng trải, rõ ràng vị trí Tổng bí thư này có vẻ như ưu thế được thuộc về Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.
"Bởi vì ông đã khá thành công trong việc đưa ra một chính phủ kiến tạo và chính phủ này đã thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế sau một thời kỳ bất ổn của nhiệm kỳ trước.
"Điểm thứ hai nữa là trong hoàn cảnh như thế mà ông đã đưa ra được cái đó, thúc đẩy được tăng trưởng, thì rõ ràng là một thành tích và cũng nên từ thành tích này để mà chọn một người đứng đầu.
"Tiếp theo nữa là mặc dù rất hạn chế về ý thức hệ mà như nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh nói, người ta vẫn phải tìm một lối thoát cho cải cách, thì cái chính là chính sách thực dụng này mang đến điều đó và tôi nghĩ rằng nếu như cứ níu kéo một tư tưởng giáo điều về Chủ nghĩa Xã hội, thì nó sẽ cản trở cải cách.
"Và cũng sẽ không thúc đẩy được phát triển, khi mà dư địa về cải cách không còn nữa, thì lập tức tăng trưởng cũng sẽ giảm xuống. Thứ nữa là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho thấy trong chống Đại dịch Covid-19 này thì ông cũng khá là thành công, mặc dù là một người điều hành phải chịu trách nhiệm chính, nhưng những nỗ lực này cũng cho thấy rằng thành tích này cũng là một cái ghi điểm đối với lá phiếu của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa này.
"Có một quy định không có văn bản là người miền Nam là phải làm Thủ tướng, rồi người miền Bắc là phải làm Tổng Bí thư, rồi người miền Trung phải giữ vị trí là Chủ tịch nước, ví dụ như từ thời nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương, thì nó vẫn cứ theo một truyền thống như thế.
"Nhưng tôi nghĩ thay đổi cơ cấu là cái tất yếu và cũng là cần thiết, không nên câu nệ vào cơ cấu như thế này."
"Còn nếu không thể theo được, cứ giữ mãi hệ tư tưởng mà nó không còn phù hợp với kinh tế thị trường nữa, thì tôi nghĩ rằng dư địa cải cách hết và tăng trưởng cũng sẽ cạn dần và điều đó là một nguy cơ cho sự phát triển của đất nước và dân tộc."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52683007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét