Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Kinh tế Mỹ quá bi đát và tương lai của Trump

Tôi luôn luôn ủng hộ ông D. Trump. Đọc những tin kinh tế Mỹ gần đây tôi thấy lo lắng cho khả năng tái đắc cử tổng thống của ông. Nói gì thì nói, kinh tế và đời sống vẫn là quyết định. Nếu ông D. Trump không có cách phục hồi kinh tế nhanh, không tạo được nhiều việc làm mới..., thì việc ông thất cử sẽ dễ dàng xảy ra, vì khi đó dân Mỹ thấy tình hình bi đát kéo dài, đời sống của họ giảm sút trong khi năng lực giải quyết khủng hoảng của ông D. Trump chỉ có vậy, thì họ cần bầu người khác để hy vọng có sự thay đổi.
Kinh tế Mỹ quá bi đát
Kinh tế Mỹ giảm 5% trong quý I/2020. Bộ Thương mại Mỹ hôm 28/5 đã công bố dự báo được điều chỉnh lần thứ hai, cho biết hoạt động kinh tế của nước này đã giảm 5% trong quý I/2020, thấp hơn 0,2% điểm so với lần điều chỉnh trước đó. Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết đã có thêm 2,12 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần qua, nâng tổng số người thất nghiệp kể từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 lên hơn 40 triệu người, mức chưa từng có kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930. Tuy nhiên, số đơn thất nghiệp mới này cho thấy tốc độ người bị mất việc làm đang chậm lại khi nền kinh tế Mỹ đang dần bắt đầu mở cửa trở lại.

Một cửa hàng tại thành phố San Mateo, California, Mỹ, đóng cửa ngày 2/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN

Do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, doanh số hàng hóa công nghiệp giảm tới 17,2% trong tháng 4 vừa qua, cao hơn so với mức giảm 16,6% trong tháng 3. Với mức sụt giảm này, doanh thu cũng giảm từ 246 tỷ USD tại thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh xuống còn 170 tỷ USD.

Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết đã có thêm 2,12 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần qua, nâng tổng số người thất nghiệp kể từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 lên hơn 40 triệu người, mức chưa từng có kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930. Tuy nhiên, số đơn thất nghiệp mới này cho thấy tốc độ người bị mất việc làm đang chậm lại khi nền kinh tế Mỹ đang dần bắt đầu mở cửa trở lại.

Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ thất nghiệp tăng và số việc làm giảm trong tháng 4 ở toàn bộ 50 bang và thủ đô Washington trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh trên toàn quốc buộc phải đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Có tới 43 bang của nước Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong tháng trước, trong đó, bang Nevada bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại bang này, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng 24,2% lên tới 28,2%, gần gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp trung bình 14,7% của cả nước trong tháng. Bang Nevada phụ thuộc nhiều vào ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng và du lịch cũng như ngành thực phẩm. Đây là những ngành chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19.


'Người Mỹ không muốn quay lại làm việc'


Đó là báo cáo FED. FED lo lắng rằng bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, vấn đề người lao động không chịu quay trở lại làm việc sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn phục hồi.

Theo CNBC, bản tóm tắt định kỳ về nền kinh tế quốc gia từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong ngày 27/5 vừa qua cho thấy nước Mỹ đang đối mặt với nhiều thử thách. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử, Covid-19 đe dọa an toàn sức khỏe, nay kết hợp với hàng loạt người lao động không muốn quay lại làm việc.

Với tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục 14,7% trong tháng 4/2020 kể từ sau Thế chiến II, hơn 20,5 triệu người lao động Mỹ đã bị sa thải trong giai đoạn này. Cũng theo đó, Ngân hàng Trung ương trong báo cáo "Beige Book" cho thấy người lao động không muốn quay trở lại với công việc vì nhiều lý do.

Theo báo cáo Beige Book, các chủ doanh nghiệp khó lòng đưa nhân viên quay lại vị trí bởi những e ngại của người lao động về tình trạng sức khỏe, giảm khả năng chăm sóc con nhỏ, và các khoản phí bảo hiểm thất nghiệp.



FED lo ngại người lao động Mỹ e ngại quay lại hoạt động kinh tế. Ảnh: Bloomberg.
Đã có gần 40 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ giữa tháng 3 và hơn 25 triệu người trong số đó nhận được trợ cấp trong ít nhất hai tuần, theo tuyên bố từ Bộ Lao động. Mỗi người Mỹ thất nghiệp trong giai đoạn này được hưởng phúc lợi hơn 600 USD/tháng. Ngoài ra, Chương trình bảo vệ tiền lương còn cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhằm giữ chân người lao động trong vòng 8 tuần.

FED viện dẫn mô hình PPP "đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng sa thải lao động, nhưng lĩnh vực bán lẻ, giải trí và khách sạn vẫn chứng kiến mức giảm mạnh". Bên cạnh đó, tổng thể nền kinh tế không có cái nhìn lạc quan về tương lai.

"Dù nhiều bên bày tỏ hy vọng hoạt động tổng thể của nền kinh tế sẽ tăng khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, nhưng triển vọng vẫn không chắc chắn và hầu hết các bên đều bi quan về tốc độ phục hồi", báo cáo ghi nhận.

Các ngành nông nghiệp và năng lượng chứng kiến sự sụt giảm kỷ lục khi giá năng lượng giảm mạnh và hoạt động sản xuất tại các cơ sở nông sản đình trệ do hàng loạt nhà máy phải đóng cửa trong thời gian qua. Ngành bất động sản cũng là nạn nhân lớn của đại dịch khi hàng loạt người thuê nhà không hoặc chậm thanh toán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét