Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Bảo vệ BOT, lãnh đạo Bộ GTVT là những kẻ khốn kiếp

Đọc bài này mình nghĩ đến 2 điều. Một là lãnh đạo Bộ GTVT hiện tại là những thằng khốn kiếp, không những ngu quá thể mà còn vô đạo đức tới cùng cực. Chúng không hề nghĩ đến nhân dân khi thản nhiên, trắng trợn phát biểu 2 câu xanh rờn: (i) “Bộ GTVT ưu tiên phương án 1 vì không phải bố trí ngân sách nhà nước”; (ii) "Thời điểm này lợi ích doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu". Tức là theo những thằng lãnh đạo Bộ GTVT, bằng mọi giá, chỉ cần bảo vệ được tiền ngân sách và lợi ích doanh nghiệp BOT là xong; khi xử lý những vấn đề tài chính, nếu thiếu tiền thì cứ tróc thẳng vào túi của người dân, coi dân là đám vịt chỉ để vặt lông, không việc gì phải sợ trời, sợ đất hay sợ lương tâm cắn rứt cả. Theo mình những thằng phát ngôn thế này xứng đáng phải đuổi ngay lập tức ra khỏi cơ quan nhà nước. Hai là dường như chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang hỗn loạn, tướng không bảo được quân, để cho lãnh đạo Bộ GTVT ngang nhiên phát ngôn những điều phản dân hại nước làm mất uy tín chính phủ mà Phúc không làm gì được. Khi viết điều này mình lại nhớ một số lần gần đây đến cơ quan nhà nước có việc, mình thấy từ lái xe tới cán bộ tép riu đều không coi Bộ trưởng, Thứ trưởng ra cái gì; khác hẳn so với thời tất cả các Thủ tướng đời trước. Đọc bài "Trưởng ban Dân nguyện dự kiến làm Bí thư Thái Nguyên" đăng trên vnexpress.net ngày 16/5/2020, có đoạn "Dù còn ít ngày nữa kỳ họp QH diễn ra, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH, cho biết, đến nay có rất ít tài liệu chính thức được gửi đến đại biểu Quốc hội. Ông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn thiện việc chuẩn bị nội dung để gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội". Chuyện này cũng không có thời các Thủ tướng đời trước. Điều này càng khẳng định Nguyễn Xuân Phúc đang không chỉ huy được quân.
Lãnh đạo Bộ GTVT: Không tăng phí BOT, nhiều doanh nghiệp nguy cơ thành nợ xấu
18/05/20 Theo ông Nguyễn Viết Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) - Bộ Giao thông Vận tải, nhiều doanh nghiệp BOT đang có nguy cơ thành nợ xấu của ngân hàng. "Chúng tôi hiểu rằng, tăng phí lúc này là nhạy cảm. Trong lúc chủ trương chung của tất cả các ngành nghề là đều giảm phí thì BOT lại tăng. Nhưng cần đặt mình vào vị trí doanh nghiệp, thời điểm này lợi ích doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu".

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ hai phương án hỗ trợ các dự án BOT. Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải.

Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Tuy nhiên, Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để bố trí kế hoạch vốn; Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.

“Trong hai phương án trên, Bộ GTVT ưu tiên phương án 1 vì không phải bố trí ngân sách nhà nước”, Bộ GTVT cho hay.

Đề xuất của Bộ GTVT đang gây nên những phản ứng trái chiều, trong đó Hiệp hội Vận tải ô tô phản đối vì thời điểm hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng vẫn đang khó khăn, việc tăng phí BOT cần có thời gian và lộ trình.

Trả lời VTC News về đề xuất gây xôn xao dư luận này, ông Nguyễn Viết Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP) - Bộ GTVT cho biết, các doanh nghiệp BOT đang đối diện thực trạng giảm doanh thu hàng loạt. Kế hoạch tăng phí BOT, theo ông Huy là đã được Bộ GTVT đề xuất cách đây một năm. "Thực trạng sụt giảm doanh thu hiện nay ở các dự án BOT càng nghiêm trọng", đại diện Bộ GTVT nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Viết Huy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm doanh thu. Trong đó có nguyên nhân nhiều dự án BOT thực hiện chủ trương miễn giảm phí BOT cho các xe vận tải, thực hiện theo Nghị định 35 về việc giảm chi phí vận tải trên toàn quốc. Một số dự án thực hiện chủ trương giảm phí BOT cho các phương tiện di chuyển trong phạm vi 5-10 km.

Ngoài ra, còn do một số trạm thu phí xuất hiện đường ngang và đường tránh. Các phương tiện lựa chọn các con đường này để di chuyển thay vì đi qua BOT, để tránh mất phí khiến doanh thu ở BOT sụt giảm.

Nguyên nhân nữa theo ông Nguyễn Viết Huy là do dịch COVID-19 gây ra. Theo khảo sát của Bộ GTVT mới đây, có 58 dự án không tiến hành ký nghiệm thu do không đảm bảo doanh thu tài chính theo hợp đồng dự án đã ký. 58/61 dự án đang hoạt động khai thác có doanh thu giảm sút so với hợp đồng đã ký, nhiều dự án giảm từ 30-40%. Dự án giảm mạnh có thể lên đến 50%.

"Nếu không tăng phí, nhiều doanh nghiệp BOT có nguy cơ chuyển sang nợ hoặc sẽ thành nợ xấu tại ngân hàng", ông Huy nhấn mạnh.

Vẫn theo Vụ phó Vụ PPP, vấn đề này đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước.

"Chúng tôi hiểu rằng, tăng phí lúc này là nhạy cảm. Trong lúc chủ trương chung của tất cả các ngành nghề là đều giảm phí thì BOT lại tăng. Nhưng cần đặt mình vào vị trí doanh nghiệp, thời điểm này lợi ích doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu. Chính phủ cũng kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp BOT - các đơn vị từng có sự đầu tư và đóng góp to lớn trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, việc đưa ra giải pháp để hỗ trợ là hoàn toàn chính đáng", ông Huy nói.

Thông tin mới nhất từ Bộ GTVT cho biết, Bộ đang quản lý 61 hợp đồng dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 1 dự án đang đầu tư xây dựng.

Qua rà soát năm 2019, có 45 dự án BOT doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của họp đồng BOT, trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13-15% là BOT quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn và cầu Thái Hà trên quốc lộ 39 nối tỉnh Hà Nam, Thái Bình.

Có 3 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí gồm BOT quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), BOT quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa và BOT quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang).

Bộ này nhận định các doanh nghiệp BOT gặp rất nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để cố gắng trả nợ ngân hàng theo kế hoạch và các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

https://baomoi.com/s/c/35086161.epi?utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share&fbclid=IwAR01sQGxvUv6c2WvG0jM05L9sC87HifmV_pd9k059sSCPBXdhApbm_c2imo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét