Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Khi ba bốn Bộ đồng tình bóp vú con tôi...

Trong khi người dân đang kiệt quệ vì Covid-19 thì hàng loạt bộ, ngành đồng thời bày mưu móc túi dân một cách trắng trợn. Bộ Công an thì tổ chức chặn xe đang lưu thông đúng luật trên đường từ 15/5 và kéo dài ít nhất 1 tháng. Bộ GTVT thì đòi tăng phí BOT. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng đề án và luật thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải... Trong khi đó thì không biết tại sao hàng nghìn người dân "tình nguyện" không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Nhà nước (không hiểu vì họ không tin các tuyên truyền, giải thích của báo chí chính thống). Nếu Nhà nước và các bộ ngành cứ coi người dân là đàn vịt để xả thịt thì đến lúc nào đó không chịu đựng được nữa, người dân sẽ nổi loạn. Khi đó không hiểu đất nước này sẽ đi tới đâu, chính thể này có còn không ?
Đồng thời đề xuất tăng phí BOT, thu phí khí thải sẽ "giết chết" ngành vận tải
18/05/2020 Việc cùng lúc Bộ GTVT đề xuất tăng phí BOT và Bộ Tài chính đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đang vấp phải phản ứng từ phía các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp vận tải. Theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, vé cầu đường (BOT) xe xải, container chở hàng hóa từ TP.HCM ra Hà Nội tầm 4,2 triệu đồng/chiều, chiếm 15% giá cước"Một chuyến khứ hồi thì chi phí hết 35% tiền dầu, 30% tiền phí BOT, chưa tính hàng loạt chi phí bảo trì đường bộ, phí bảo hiểm... Chi phí cố định cho mỗi đầu xe đã hết khoảng 27 - 28 triệu đồng/tháng. Sau dịch Covid-19, xe vận tải thường xuyên nằm bãi 20 - 30% vì thiếu hàng, thiếu lái xe, 10 chiếc mà 2 - 3 chiếc nằm bãi thì chúng tôi đã đủ chết rồi. Nếu giờ tăng phí BOT nữa thì DN chịu không nổi, hàng hóa không có để chạy, xe chạy không lời được bao nhiêu, chạy ít thì phải chi tiền đậu bãi"

Nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ GTVT 
đề xuất tăng phí BOT là không phù hợp
Mới đây, đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) xác nhận tiếp tục có văn bản gửi các bộ Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ Giao thông Vận tải, Xây dựng đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Bao gồm đối tượng chịu phí, tổ chức cá nhân nộp phí; cơ quan thu phí, mức thu phí, cách tính phí, quản lý và sử dụng phí… gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, chủ trì xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; gửi Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, trình Chính phủ theo đúng quy định.

Trước đó nữa, một thông tin nhận được rất nhiều sự chú ý từ dư luận đó là việc Bộ GTVT có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong đó có phương án cho phép các trạm BOT được tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ, thay vì Nhà nước phải bỏ ra hơn 5.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Ngay sau đề xuất của Bộ GTVT và Bộ Tài chính, nhiều DN vận tải đã bày tỏ không đồng tình vì thời gian vừa rồi họ cũng đã rất khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.

Đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ


Trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, hiện chi phí sử dụng đường bộ trong giá thành vận tải ở mức rất cao, với các đơn vị làm vận tải đường dài, chi phí này chiếm trung bình tới 15 - 20% chi phí kinh doanh vận tải, chỉ sau chi phí xăng dầu.

“Tăng phí BOT sẽ cấu thành vào giá vận tải, tăng giá cước, ảnh hưởng đến giá hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ trong nước, tác động liên đới đến toàn xã hội”, ông Quyền phân tích và cho rằng đề xuất tăng phí BOT vì dịch Covid-19 là không phù hợp.

Liên quan đến vấn đề thu phí khí thải, ông Quyền nhận định, trong giá xăng dầu hiện nay đã có thuế bảo vệ môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít xăng, chiếm tỉ trọng cao trong giá nhiên liệu. Trong khi xe cộ sử dụng xăng dầu đã nộp thuế bảo vệ môi trường, giờ thu thêm phí khí thải là không hợp lý.

Thuế bảo vệ môi trường dùng cho công tác bảo vệ môi trường, thu phí khí thải cũng để bảo vệ môi trường là phí chồng thuế. Các lĩnh vực khác phát thải ảnh hưởng môi trường thì nên thu thêm, chứ với ôtô, xe máy và các loại xe cộ của người dân sử dụng hằng ngày thì không nên thu nữa.

Trường hợp nếu thấy mức thuế bảo vệ môi trường trong giá nhiên liệu chưa đủ cho công tác bảo vệ môi trường thì có thể điều chỉnh hợp lý. Ban hành thêm một loại phí bảo vệ môi trường với ôtô, xe máy và các loại xe cộ khác sẽ gây chồng chéo trong quản lý, tăng chi phí trong tổ chức thu.

"Trong khi Chính phủ đang có chủ trương nghiên cứu, xem xét giảm các mức phí, lệ phí cho DN nhằm giảm bớt những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, thì việc đề xuất tăng mức phí BOT và thu phí khí thải có thể sẽ khiến những giải pháp của Chính phủ không còn hiệu quả", ông Quyền nói.

Tương tự, TS Ngô Trí Long (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả) cho rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động làm suy thoái kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến các DN thì việc Bộ GTVT đề xuất tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ là chưa hợp lý.

Theo TS Ngô Trí Long, mặc dù theo luật thì đã đến thời kỳ, thời gian phải điều chỉnh. Tuy nhiên, việc đề xuất tăng phí BOT vào thời điểm này là không phù hợp vì DN vận tải đang rất khó khăn, dù hoạt động trở lại nhưng lượng khách, hàng hóa ít, tần suất chạy thấp.

"Trước tình hình hiện tại, nhà nước cũng đã có những chính sách tiền tệ, giảm thuế, phí để hỗ trợ các DN đang gặp khó khăn, trong đó có cả DN BOT, nên trước vấn đề chung, cùng lúc các DN phải biết chia sẻ với nhau để vượt giai đoạn khó khăn này", ông Long cho hay.

Đối với đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, TS Ngô Trí Long cũng cho rằng, đây là giai đoạn phục hồi kinh tế, các bộ, ngành phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch bệnh và duy trì nguồn thu để phát triển.

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc ban hành quy định để thu phí khí thải ngay trong năm nay cần phải xem lại. Nếu quyết định thu phí khí thải, doanh nghiệp bị tác động kép, vừa ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa phải nộp thêm phí thì nhiều doanh nghiệp không chịu nổi.


Đề xuất thu phí khí thải phương tiện.

Các doanh nghiệp vận tải nói gì?


Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho rằng dịch Covid-19 đã khiến ngành vận tải bị ảnh hưởng nặng nề, các DN ở Thừa Thiên - Huế đang "kêu trời" vì từ tháng 3 đã bị tác động mạnh, tháng 4 ngừng hoạt động, từ đầu tháng 5 đến nay mới bắt đầu hoạt động trở lại nhưng lượng khách đi lại chỉ bằng 40% so với những năm trước. Hiện DN đang đề xuất giảm phí bảo trì, cầu đường. Theo ông Long, việc các nhà đầu tư BOT đề xuất tăng phí là bất hợp lý, sẽ "giết chết" ngành vận tải.

Theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, vé cầu đường (BOT) xe xải, container chở hàng hóa từ TP.HCM ra Hà Nội tầm 4,2 triệu đồng/chiều, chiếm 15% giá cước.

"Một chuyến khứ hồi thì chi phí hết 35% tiền dầu, 30% tiền phí BOT, chưa tính hàng loạt chi phí bảo trì đường bộ, phí bảo hiểm... Chi phí cố định cho mỗi đầu xe đã hết khoảng 27 - 28 triệu đồng/tháng. Sau dịch Covid-19, xe vận tải thường xuyên nằm bãi 20 - 30% vì thiếu hàng, thiếu lái xe, 10 chiếc mà 2 - 3 chiếc nằm bãi thì chúng tôi đã đủ chết rồi. Nếu giờ tăng phí BOT nữa thì DN chịu không nổi, hàng hóa không có để chạy, xe chạy không lời được bao nhiêu, chạy ít thì phải chi tiền đậu bãi", ông Quản cho hay.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho biết trong khi tần suất hoạt động vận tải, lượng khách sụt giảm lớn, rất nhiều doanh nghiệp liên quan đến lưu thông hàng hóa đều bị ảnh hưởng thì phí BOT, bảo trì đường bộ đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

"Trong khi các loại thuế phí khấu hao tài sản cố định, lãi suất ngân hàng vẫn giữ nguyên... thì mức phí BOT trong hướng tuyến xe chạy của doanh nghiệp hiện đang rất cao. Nếu tăng phí BOT để cứu vãn nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp khác," ông Hải cho hay.

Theo ông Hải, phí BOT đang là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải (chiếm khoảng 40% chi phí).

"Trong thời điểm khó khăn này, Nhà nước không nên tăng phí BOT và thời điểm điều chỉnh tăng là không phù hợp. Nếu cần thiết phải điều chỉnh để 'cứu' nhà đầu tư thì phải có lộ trình, thời gian phù hợp khi mọi hoạt động lưu thông hàng hóa đi lại bình thường và kinh tế xã hội phục hồi," ông Hải bày tỏ quan điểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét