Hoan hô Tiến sĩ Lê Đăng Doanh và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã giải thích rất đúng. Không thể lấy tiền ngân sách ra bù lỗ cho các doanh nghiệp BOT lập trạm thu tiền trái pháp luật và kinh doanh thua lỗ. Phải rà lại toàn bộ quy trình xây dựng, thẩm định, ký kết, thực hiện... các dự án BOT, từ đó quy trách nhiệm cho những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan để bắt họ bồi thường. Tôi tin chắc phía sau mỗi BOT BẨN đều có bàn tay tham nhũng của nhiều quan chức, từ cấp cao nhất như nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải... đến những cán bộ cấp thấp ở các bộ ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ GTVT và UBND các tỉnh nơi đặt BOT. Điều lạ lùng là Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Quốc hội chỉ còn 4/19 trạm thu phí BOT chưa khắc phục được tình trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối, nhưng lại không có tên trạm BOT SIÊU BẨN ma (không tên) hay còn được gọi là BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Chỉ cách đây hơn 2 tháng, Đoàn đại biểu QH tp Hà Nội còn có công văn gửi Bộ GTVT chất vấn về BOT SIÊU BẨN này. Chỉ cách đây 2 tuần (ngày 8/5/2020), tòa án huyện Sóc Sơn còn xử tù 1 tài xế và 1 dân chúng tổng cộng 57 tháng tù vì phản đối BOT này. Và ngày nào trên các trang mạng xã hội, dư luận tài xế và dân chúng vẫn liên tục đăng tin, ý kiến, bình luận... phản đối trạm này. Vậy mà Bộ GTVT vẫn dám trơ trẽn báo cáo láo với Chính phủ, Quốc hội là "đã khắc phục được tình trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối" tại trạm này là sao ? Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng GTVT, là loại quan chức ngu quá thể hay là loại quan chức coi Chính phủ và Quốc hội là rác rưởi không cần quan tâm đây ? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có còn lãnh đạo được Nguyễn Văn Thể không ?
Báo cáo cũng cho biết 15/19 trạm thu phí BOT đã khắc phục được tình trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối.
4 trạm còn lại vẫn còn bất cập, gồm trạm Bỉm Sơn tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa, trạm trên quốc lộ 3 dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3, trạm T2 dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B và trạm thu phí La Sơn - Túy Loan.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị nếu không giải quyết được tình trạng mất an ninh trật tự tại 4 trạm vừa nêu, Chính phủ nên bố trí ngân sách thanh toán cho các doanh nghiệp đầu tư BOT.
Trao đổi với RFA vào tối 22/5, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho rằng đề nghị mà Bộ Giao thông – Vận tải nêu ra là vô lý. Ông giải thích:
Vô lý khi kiến nghị chính phủ chi kinh phí để trả cho những BOT bị phản đối
RFA 2020-05-22 - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh giải thích: “Việc đình chỉ các chốt thu tiền không đúng và sai vị trí là cần thiết. Song phải có một cơ chế khác để đền bù thiệt hại này, không nên lấy ngân sách để đền bù sai lầm của các quan chức. Ngân sách hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng mà để đình chỉ một quyết định sai lầm thì lại lấy tiền ngân sách ra bù. Tôi nghĩ cần tìm cơ chế để người nào ra quyết định sai đó phải tìm cách để bù tiền. Tôi không đồng ý và không có điều luật nào cho phép chi ngân sách một cách tùy tiện như vậy vì ngân sách Việt Nam có những điều luật quy định khá rõ ràng về việc này. Tôi rất mong Quốc hội có ý kiến không đồng ý với đề xuất này.”
Trạm thu phí T2 trên tuyến Quốc lộ 91.
Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam, trong báo cáo gửi Quốc hội kỳ họp thứ 9 liên quan các trạm thu phí BOT giao thông đường bộ đặt sai vị trí khiến giới tài xế và người dân phản đối, có ý đề nghị Thủ tướng bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để ‘đền’ cho các nhà đầu tư khi phải xóa trạm BOT nào đó.Báo cáo cũng cho biết 15/19 trạm thu phí BOT đã khắc phục được tình trạng bị cho là ‘mất an ninh trật tự’ do giới tài xế và dân chúng phản đối.
4 trạm còn lại vẫn còn bất cập, gồm trạm Bỉm Sơn tuyến tránh phía tây TP Thanh Hóa, trạm trên quốc lộ 3 dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo quốc lộ 3, trạm T2 dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 và quốc lộ 91B và trạm thu phí La Sơn - Túy Loan.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị nếu không giải quyết được tình trạng mất an ninh trật tự tại 4 trạm vừa nêu, Chính phủ nên bố trí ngân sách thanh toán cho các doanh nghiệp đầu tư BOT.
Trao đổi với RFA vào tối 22/5, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho rằng đề nghị mà Bộ Giao thông – Vận tải nêu ra là vô lý. Ông giải thích:
“Việc đình chỉ các chốt thu tiền không đúng và sai vị trí là cần thiết. Song phái có một cơ chế khác để đền bù thiệt hại này, không nên lấy ngân sách để đền bù sai lầm của các quan chức. Ngân sách hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng mà để đình chỉ một quyết định sai lầm thì lại lấy tiền ngân sách ra bù. Tôi nghĩ cần tìm cơ chế để người nào ra quyết định sai đó phải tìm cách để bù tiền. Tôi không đồng ý và không có điều luật nào cho phép chi ngân sách một cách tùy tiện như vậy vì ngân sách Việt Nam có những điều luật quy định khá rõ ràng về việc này. Tôi rất mong Quốc hội có ý kiến không đồng ý với đề xuất này.”
Đồng quan điểm vừa nêu, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng việc đặt trạm sai thì Bộ Giao thông phải thúc đẩy các doanh nghiệp BOT phải khắc phục, tự bỏ tiền ra sửa lỗi. Bà nói thêm:
“Sai phạm chủ yếu đặt ở chỗ không làm đường mà vẫn đặt để lấy tiền người ta, người ta hoàn toàn không sử dụng dịch vụ BOT mà vẫn lấy tiền người ta, rồi cố tình đặt ở chỗ làm sao cho thu được nhiều tiền nhất. Những cái đó rất vô lý nên phải tự mình khắc phục cái sai của mình chứ sao lại bắt nhà nước bồi thường cho mình về cái sai của mình được? Lẽ ra ngay khi người ta phát hiện (sai phạm) và người ta kêu như vậy thì Bộ Giao thông phải buộc các doanh nghiệp BOT ai làm sai, đặt trạm sai phải đặt lại đúng chỗ và tự chịu phí đó.”
Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam lại cho rằng dù không còn ký kết, nhưng chính phủ phải đảm bảo hài hòa, tôn trọng quyền và nghĩa vụ các bên được quy định trong các hợp đồng đã ký kết trước đó:
“Dù Bộ Tài chính có đề xuất không sử dụng trạm thu phí này để hoàn vốn thì cơ chế thu phí ở trạm này phải làm sao không chịu tác động Luật quản lý và sử dụng tài sản công nên có thể xem xét tiếp tục cho thu phí. Bởi vì đây là dự án BOT khi có khó khăn, vướng mắc về những giải pháp bất cập như thế này thì các quy định thu phí gây sụt giảm doanh thu của họ trong các dự án nếu không khắc phục sớm sẽ phá vỡ phương án tài chánh và phát sinh thêm nợ xấu, ảnh hưởng chính sách điều hành và tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước trong giai đoạn tiếp theo. Do đó tôi thấy cái này phải thâm trừ từ nguồn vốn hoặc tài sản công mới xử lý được, còn lấy từ tiền ngân sách thì rất khó.”
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dù không biết rõ những nội dung trong hơp đồng mà Bộ Giao thông – Vận tải đã ký kết với các doanh nghiệp BOT, nhưng bà cho rằng khi Bộ Giao thông- Vận tải thay mặt nhà nước thỏa thuận thì cần phải xét đến tất cả các điều kiện mà nhà đầu tư BOT phải thực hiện:
“Theo thỏa thuận thì hai bên phải làm tròn trách nhiệm của mình, kể cả các nhà đầu tư BOT cũng phải làm đúng trách nhiệm, nếu sai phải chịu phạt, không phải sai để cho nhà nước sửa giúp họ hoặc bỏ tiền cho họ sửa. Đó là nguyên tắc rất sơ đẳng của các hợp đồng. Nếu giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau thì hợp đồng đều theo nguyên tắc ai sai, ai vi phạm hợp đồng người đó phải chịu khắc phục, thậm chí còn chịu phạt.”
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 88 trạm thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức BOT (Xây Dựng – Vận Hành – Chuyển Giao). Bộ Giao thông – Vận tải quản lý 74 trạm, số còn lại do các Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh quản lý. Tuy nhiên đã có nhiều phản đối trong cả nước hơn hai năm qua, các tài xế cho rằng các chủ đầu tư không xây dựng bao nhiêu, mà lại cố tình đặt trạm sai vị trí để thu nhiều tiền, ngoài ra số tiền phải trả khi qua các trạm cũng bị người dân phản đối cho là quá cao.
Trước đó vào ngày 18/5 Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra nhiều lý do trong việc các trạm BOT bị sụt giảm doanh thu và trình Chính phủ hai phương án đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp BOT nhằm tăng phí tại các trạm BOT. Khẳng định rằng nếu không tăng phí BOT thì nhiều khoản vay của nhà đầu tư có nguy cơ trở thành nợ xấu ngân hàng.
Đề xuất này được đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội vào ngày 12/5 và đã vấp phải phản đối nhiều từ phía dư luận. Tuy nhiên Bộ vẫn tiếp tục đề xuất chỉ một tuần sau đó.
Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 được công bố trong cuộc hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 19/5 cho hay Bộ Giao thông – Vận tải đứng cuối bảng xếp hạng. Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Giao thông ‘đội sổ’ danh sách.
Do đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính phủ Hà Nội cần cương quyết hơn với Bộ Giao thông – Vận tải, không nên để tình trạng này kéo dài mãi.
“Tôi nghĩ BOT sẽ phải cải thiện rất nhiều từ hệ thống luật pháp trở đi để giám sát, bớt đi những chuyện lâu nay gồm không minh bạch, kém minh bạch, mù mờ, móc ngoặc với chủ đầu tư, nhà đầu tư để rồi tất cả chi phí đội gánh nặng lên cho người tiêu dùng và cho ngành kinh tế phải chịu.”
Công luận tiếp tục thắc mắc vì sao bao bất hợp lý mà ai ai cũng thấy nhưng Bộ Giao thông- Vận tải vẫn không thể giải quyết rốt ráo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét