Đoạn này hay: Mỹ - Trung đang lao vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới. “Phần nổi của tảng băng chính là Biển Đông”. Hiện tại những lãnh đạo cứng rắn từ cả hai phía đang để mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc rơi tự do. Bây giờ mọi người bắt đầu lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh nóng, một cuộc chiến khu vực. Không có lực lượng nào có thể hạ nhiệt họ. Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á quá nhỏ so với hai cường quốc.
Chỉ trong bốn tháng đầu năm, Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ đã tiến hành bốn hoạt động tự do hàng hải – được gọi là FONOPS – ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền bởi các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã tiến hành tám hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Đồng thời, sau khi Trung Quốc vượt qua sự bùng nổ tồi tệ nhất của viruss corona, hải quân của nó đã rời khỏi cảng Hải Nam và nối lại các cuộc tập trận trong khu vực.
Đây là một trò chơi mèo vờn chuột giữa quân đội của hai quốc gia vốn chưa có lịch sử chạm chán nhau. Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khuấy động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi nền kinh tế bị tổn thương, một tâm thế không phù hợp cho chính sách ngoại giao mềm mỏng cần thiết để xoa dịu các xung đột trên biển. Tập đã lợi dụng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) để một lần nữa tuyên bố quân đội PLA tăng cường chuẩn bị chiến tranh.
Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) của Singapore cho biết:
“Trong khi xung đột vũ trang tiềm năng giữa Trung Quốc và Mỹ về mặt lý thuyết là một khả năng xa vời, chúng ta thấy các khí tài quân sự của họ hoạt động đều đặn hơn và với cường độ lớn hơn trong cùng một khu vực hàng hải. Sự tương tác giữa các khí tài đối thủ trong khu vực sẽ tạo ra khả năng tính toán và đánh giá sai, dẫn đến việc vũ lực có thể được sử dụng một cách vô tình hoặc do khinh suất, do đó nó có khả năng gây ra chạm chán và có thể dẫn đến leo thang. Đây là một rủi ro chúng ta không thể lường trước”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã vờn nhau ở Biển Đông trong nhiều năm. Mặc dù Hoa Kỳ không phải là một quốc gia có yêu sách lãnh thổ, nhưng vùng biển này là con đường chính cho vận chuyển và thương mại toàn cầu, trữ lượng hải sản và tiềm năng mỏ nhiên liệu lớn. Hoa Kỳ đã hỗ trợ một số quốc gia nhỏ hơn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, bao gồm cả động thái xây dựng phi đạo và phần cứng chiến lược trên các bãi đá và các rạn san hô thấp. Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng đã triển khai vũ trang hóa các tàu hải cảnh thành một tàu hải quân tiêu chuẩn để hộ tống các đội tàu đánh cá của nó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã phát biểu vào tháng 12/2019 về ý định ưu tiên triển khai lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ các khu vực khác trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc. Covid-19 đã khiến các cuộc tập trận giảm quy mô hoặc bị hủy bỏ, hàng không mẫu hạm U.S.S. Theodore Roosevelt phải tạm dừng hoạt động ở đảo Guam sau khi hàng trăm thành viên phi hành đoàn xét nghiệm dương tính với Covid-19 (hiện đã quay trở lại hoạt động). Tuy nhiên, vẫn còn các điểm đáng lo ngại.
Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á, Reed Werner, tuần trước đã cảnh báo về một “xu hướng rất đáng lo ngại” trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, cáo buộc Trung Quốc đã “quấy rối” tàu khu trục lớp Arleigh Burke U.S.S. Mustin trong khi nó tuần tra trên Biển Đông. Ông cũng trích dẫn ít nhất chín trường hợp máy bay chiến đấu Trung Quốc làm điều tương tự với máy bay trinh sát của Hoa Kỳ.
Trong nỗ lực tăng cường năng lực trên không phận thuộc vùng biển tranh chấp, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ chính thức thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không sau nhiều năm cố gắng – chủ yếu là không thành công – để buộc các máy bay từ các quốc gia khác bay vào khu vực phải thay đổi hành trình của họ. Tuy nhiên, không rõ điều này thực sự có thể xảy ra hay không.
Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ gần đây cũng đã dính líu vào một cuộc đối đầu với các tàu Trung Quốc, sau khi hai lần gửi tàu chiến tham gia các hoạt động hiện diện ngoài khơi Malaysia, nơi các tàu Trung Quốc đang theo dõi một tàu khoan hợp đồng của Malaysia đang thăm dò hai khu vực năng lượng có khả năng sinh lợi [thuộc khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Malaysia] mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Phó đô đốc hạm đội 7 Bill Merz cho biết trong một tuyên bố hồi giữa tháng 5 rằng Hoa Kỳ đã làm vậy để hỗ trợ các đồng minh và đối tác của họ theo đuổi hợp pháp các lợi ích kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tại thời điểm đó tàu khảo sát của họ là đang “thực hiện các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và gọi tình huống đó là “cơ bản ổn định”. Vào Chủ nhật, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lớn tiếng cáo buộc “các quốc gia không thuộc khu vực đã uốn cong cơ bắp [dọa dẫm vũ lực]” trong một nỗ lực nhằm gây bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
Các chuyên gia an ninh quen thuộc với quan điểm của chính phủ Malaysia, cho biết các quan chức ở Kuala Lumpur bày tỏ lo ngại với Hoa Kỳ rằng sự hiện diện của họ sẽ chỉ khiến vấn đề leo thang. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Malaysia từ chối bình luận. Ông Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Năng lượng Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Hoa Kỳ đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng”.
Không quân Hoa Kỳ đã gửi hai chiếc B-1B Lancers trên một chuyến bay khứ hồi hơn 30 giờ từ Nam Dakota để tiến hành các hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4, thậm chí ngay cả khi báo cáo chấm dứt hoạt động lâu dài về việc duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom liên tục ở đảo Guam. Trong một tuyên bố gửi qua email, Không quân cho biết họ đã chuyển đổi thành một phương pháp cho phép máy bay ném bom cất cánh từ một loạt các địa điểm ở nước ngoài, khiến chúng hoạt động không thể đoán trước được.
“Tôi nghĩ rằng một phần của sự gia tăng trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ là để đảm bảo rằng Trung Quốc không tính toán sai lầm và nghĩ rằng Hoa Kỳ đang không sẵn sàng vì thực tế là tàu khu trục Theodore Roosevelt đã ngừng hoạt động ở đảo Guam”, ông Glaser nói. “Nhưng tôi cũng nghĩ rằng đó là để đáp trả sự ‘tăng nhiệt’ của Trung Quốc”.
Có nhiều cơ chế để tránh sự nhầm lẫn giữa Hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, Hoa Kỳ và 19 quốc gia khác đã tham gia Quy tắc hành xử đối với các cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến trên biển (CUES) với một giao thức chuẩn cho quy trình an toàn. Các quan chức Hải quân Hoa Kỳ đã nói rằng họ đã liên lạc chặt chẽ hơn với PLA, và CUES đang hoạt động.
Tuy nhiên, nó không bao gồm các lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân quân đánh cá, vốn đang được Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều để khẳng định yêu sách của nó đối với hơn 80% Biển Đông.
“Vấn đề ở đây là các sự cố mà chúng ta quan sát được trong khu vực không phải là ‘ngoài dự kiến’ — trước những cuộc chạm trán gần đây, các lực lượng hải quân đối thủ trên biển đã biết mặt nhau và họ đang ngầm theo dõi và giám sát lẫn nhau, ở tầm nhìn trực quan”, Koh từ RSIS ở Singapore cho biết.
Trước đây đã có những tình huống căng thẳng. Năm 2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với một máy bay do thám của Hoa Kỳ trên không phận quốc tế, buộc máy bay Hoa Kỳ phải hạ cánh khẩn cấp ở Trung Quốc và máy bay phản lực Trung Quốc bị rơi. Năm 2016, một tàu hải quân Trung Quốc đã bắt giữ một máy bay không người lái nghiên cứu dưới nước của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế, khiến Tổng thống Trump buộc tội Trung Quốc đánh cắp. Sau đó nó đã được trả lại.
Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng hải quân của họ đã theo dõi và trục xuất một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ vào ngày 28/4, nói rằng họ đã vi phạm lãnh thổ Trung Quốc. Theo quan điểm của Tập, Trung Quốc đang tái tập trung lại quân đội từ các quân đoàn trên bộ, trên không và trên biển. Quân đội Trung Quốc đã đưa vào hoạt động hơn hai chục tàu mới trong năm 2016 và 2017, và cho biết vào tháng 10 năm ngoái, việc phát triển một tàu sân bay tự chế thứ hai, sau khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào năm 2017.
Chỉ trong 15 năm, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nguồn cung các bệ phóng và chế tạo tên lửa với các đầu đạn mở rộng tầm vươn thông thường để bao phủ hầu hết các căn cứ Tây Thái Bình Dương của Mỹ.
“Tôi lo lắng về tình trạng này”, ông Zheng Yongnian, giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore, nói. “Hiện tại mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang rơi tự do, được thúc đẩy bởi những lãnh đạo cứng rắn từ cả hai phía. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước đang leo thang, và bây giờ mọi người bắt đầu lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh nóng, một cuộc chiến khu vực”.
“Thậm chí còn có thể tệ hơn, không có lực lượng nào để hạ nhiệt họ”, ông nói. “Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á quá nhỏ so với hai cường quốc”.
Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc
Những căng thẳng được làm mới này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn rơi vào tình thế khó khăn. Singapore, trong khi không phải là một bên yêu sách Biển Đông, từ lâu đã cảnh báo chống lại việc các nước buộc phải chọn một phe.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Quốc hội Việt Nam vào ngày 20/5, tình hình ở Biển Đông “đang trở nên phức tạp”. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin trong tháng này, Bắc Kinh sẽ “thực thi nghiêm khắc” lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm bắt đầu từ ngày 1/5. Việt Nam đã tuyên bố từ chối quyết định đơn phương này. Trong khi đó, Philippines đã đệ trình phản đối ngoại giao chống lại việc Trung Quốc thành lập hai quận mới trong nỗ lực quản lý các hòn đảo trong vùng biển, đặc phái viên hàng đầu của nước này cho biết.
“Đông Nam Á thấy mình ngày càng bị đóng băng trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, Paul Chambers, cố vấn đặc biệt về các vấn đề quốc tế tại Đại học Naresuan, Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Asean ở Thái Lan cho biết. “Phần nổi của tảng băng chính là Biển Đông”.
Nguồn: Philip Heijmans, U.S.-China Confrontation Risk Is Highest in the South China Sea | Bloomberg - May 28 2020
© Philip Heijmans
Với sự hỗ trợ của Dandan Li, Samson Ellis và Anisah Shukry
Hương Thảo dịch và biên tập
Đại Kỷ Nguyên
Nguy cơ đối đầu trực diện Mỹ – Trung ở Biển Đông rất cao
Bloomberg - Trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ khẩu chiến với nhau về mọi thứ, từ thương mại, tới Covid-19, rồi tới Hồng Kông, thì hai cường quốc này lại có nguy cơ cao cả trong việc đụng độ trực diện. Không phải ở nơi nào khác mà chính là ở Biển Đông, nơi các tàu và máy bay chiến đấu của họ đối đầu nhau với tần suất cao, theo Bloomberg ngày 28/5.
Máy bay F-35B hạ cánh trên tàu USS America (LHA 6)
ở Biển Đông.(Ảnh: Sgt. Audrey Rampton / pacom.mil).
Một cuộc xung đột quân sự có lẽ sẽ tàn phá cả hai. Không có dấu hiệu cho thấy một trong hai bên thực sự muốn tiến tới xung đột. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng tăng cao, những tính toán sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.Chỉ trong bốn tháng đầu năm, Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ đã tiến hành bốn hoạt động tự do hàng hải – được gọi là FONOPS – ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền bởi các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã tiến hành tám hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Đồng thời, sau khi Trung Quốc vượt qua sự bùng nổ tồi tệ nhất của viruss corona, hải quân của nó đã rời khỏi cảng Hải Nam và nối lại các cuộc tập trận trong khu vực.
Đây là một trò chơi mèo vờn chuột giữa quân đội của hai quốc gia vốn chưa có lịch sử chạm chán nhau. Tập Cận Bình đang tìm mọi cách khuấy động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi nền kinh tế bị tổn thương, một tâm thế không phù hợp cho chính sách ngoại giao mềm mỏng cần thiết để xoa dịu các xung đột trên biển. Tập đã lợi dụng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) để một lần nữa tuyên bố quân đội PLA tăng cường chuẩn bị chiến tranh.
Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) của Singapore cho biết:
“Trong khi xung đột vũ trang tiềm năng giữa Trung Quốc và Mỹ về mặt lý thuyết là một khả năng xa vời, chúng ta thấy các khí tài quân sự của họ hoạt động đều đặn hơn và với cường độ lớn hơn trong cùng một khu vực hàng hải. Sự tương tác giữa các khí tài đối thủ trong khu vực sẽ tạo ra khả năng tính toán và đánh giá sai, dẫn đến việc vũ lực có thể được sử dụng một cách vô tình hoặc do khinh suất, do đó nó có khả năng gây ra chạm chán và có thể dẫn đến leo thang. Đây là một rủi ro chúng ta không thể lường trước”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã vờn nhau ở Biển Đông trong nhiều năm. Mặc dù Hoa Kỳ không phải là một quốc gia có yêu sách lãnh thổ, nhưng vùng biển này là con đường chính cho vận chuyển và thương mại toàn cầu, trữ lượng hải sản và tiềm năng mỏ nhiên liệu lớn. Hoa Kỳ đã hỗ trợ một số quốc gia nhỏ hơn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, bao gồm cả động thái xây dựng phi đạo và phần cứng chiến lược trên các bãi đá và các rạn san hô thấp. Bắc Kinh trong thời gian gần đây cũng đã triển khai vũ trang hóa các tàu hải cảnh thành một tàu hải quân tiêu chuẩn để hộ tống các đội tàu đánh cá của nó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã phát biểu vào tháng 12/2019 về ý định ưu tiên triển khai lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ các khu vực khác trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc. Covid-19 đã khiến các cuộc tập trận giảm quy mô hoặc bị hủy bỏ, hàng không mẫu hạm U.S.S. Theodore Roosevelt phải tạm dừng hoạt động ở đảo Guam sau khi hàng trăm thành viên phi hành đoàn xét nghiệm dương tính với Covid-19 (hiện đã quay trở lại hoạt động). Tuy nhiên, vẫn còn các điểm đáng lo ngại.
Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á, Reed Werner, tuần trước đã cảnh báo về một “xu hướng rất đáng lo ngại” trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, cáo buộc Trung Quốc đã “quấy rối” tàu khu trục lớp Arleigh Burke U.S.S. Mustin trong khi nó tuần tra trên Biển Đông. Ông cũng trích dẫn ít nhất chín trường hợp máy bay chiến đấu Trung Quốc làm điều tương tự với máy bay trinh sát của Hoa Kỳ.
Trong nỗ lực tăng cường năng lực trên không phận thuộc vùng biển tranh chấp, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ chính thức thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không sau nhiều năm cố gắng – chủ yếu là không thành công – để buộc các máy bay từ các quốc gia khác bay vào khu vực phải thay đổi hành trình của họ. Tuy nhiên, không rõ điều này thực sự có thể xảy ra hay không.
Hải quân Lục chiến Hoa Kỳ gần đây cũng đã dính líu vào một cuộc đối đầu với các tàu Trung Quốc, sau khi hai lần gửi tàu chiến tham gia các hoạt động hiện diện ngoài khơi Malaysia, nơi các tàu Trung Quốc đang theo dõi một tàu khoan hợp đồng của Malaysia đang thăm dò hai khu vực năng lượng có khả năng sinh lợi [thuộc khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Malaysia] mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Phó đô đốc hạm đội 7 Bill Merz cho biết trong một tuyên bố hồi giữa tháng 5 rằng Hoa Kỳ đã làm vậy để hỗ trợ các đồng minh và đối tác của họ theo đuổi hợp pháp các lợi ích kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tại thời điểm đó tàu khảo sát của họ là đang “thực hiện các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và gọi tình huống đó là “cơ bản ổn định”. Vào Chủ nhật, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lớn tiếng cáo buộc “các quốc gia không thuộc khu vực đã uốn cong cơ bắp [dọa dẫm vũ lực]” trong một nỗ lực nhằm gây bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
Các chuyên gia an ninh quen thuộc với quan điểm của chính phủ Malaysia, cho biết các quan chức ở Kuala Lumpur bày tỏ lo ngại với Hoa Kỳ rằng sự hiện diện của họ sẽ chỉ khiến vấn đề leo thang. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Malaysia từ chối bình luận. Ông Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Năng lượng Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Hoa Kỳ đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng”.
Không quân Hoa Kỳ đã gửi hai chiếc B-1B Lancers trên một chuyến bay khứ hồi hơn 30 giờ từ Nam Dakota để tiến hành các hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4, thậm chí ngay cả khi báo cáo chấm dứt hoạt động lâu dài về việc duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom liên tục ở đảo Guam. Trong một tuyên bố gửi qua email, Không quân cho biết họ đã chuyển đổi thành một phương pháp cho phép máy bay ném bom cất cánh từ một loạt các địa điểm ở nước ngoài, khiến chúng hoạt động không thể đoán trước được.
“Tôi nghĩ rằng một phần của sự gia tăng trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ là để đảm bảo rằng Trung Quốc không tính toán sai lầm và nghĩ rằng Hoa Kỳ đang không sẵn sàng vì thực tế là tàu khu trục Theodore Roosevelt đã ngừng hoạt động ở đảo Guam”, ông Glaser nói. “Nhưng tôi cũng nghĩ rằng đó là để đáp trả sự ‘tăng nhiệt’ của Trung Quốc”.
Có nhiều cơ chế để tránh sự nhầm lẫn giữa Hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, Hoa Kỳ và 19 quốc gia khác đã tham gia Quy tắc hành xử đối với các cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến trên biển (CUES) với một giao thức chuẩn cho quy trình an toàn. Các quan chức Hải quân Hoa Kỳ đã nói rằng họ đã liên lạc chặt chẽ hơn với PLA, và CUES đang hoạt động.
Tuy nhiên, nó không bao gồm các lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân quân đánh cá, vốn đang được Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều để khẳng định yêu sách của nó đối với hơn 80% Biển Đông.
“Vấn đề ở đây là các sự cố mà chúng ta quan sát được trong khu vực không phải là ‘ngoài dự kiến’ — trước những cuộc chạm trán gần đây, các lực lượng hải quân đối thủ trên biển đã biết mặt nhau và họ đang ngầm theo dõi và giám sát lẫn nhau, ở tầm nhìn trực quan”, Koh từ RSIS ở Singapore cho biết.
Trước đây đã có những tình huống căng thẳng. Năm 2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã va chạm với một máy bay do thám của Hoa Kỳ trên không phận quốc tế, buộc máy bay Hoa Kỳ phải hạ cánh khẩn cấp ở Trung Quốc và máy bay phản lực Trung Quốc bị rơi. Năm 2016, một tàu hải quân Trung Quốc đã bắt giữ một máy bay không người lái nghiên cứu dưới nước của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế, khiến Tổng thống Trump buộc tội Trung Quốc đánh cắp. Sau đó nó đã được trả lại.
Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng hải quân của họ đã theo dõi và trục xuất một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ vào ngày 28/4, nói rằng họ đã vi phạm lãnh thổ Trung Quốc. Theo quan điểm của Tập, Trung Quốc đang tái tập trung lại quân đội từ các quân đoàn trên bộ, trên không và trên biển. Quân đội Trung Quốc đã đưa vào hoạt động hơn hai chục tàu mới trong năm 2016 và 2017, và cho biết vào tháng 10 năm ngoái, việc phát triển một tàu sân bay tự chế thứ hai, sau khi hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào năm 2017.
Chỉ trong 15 năm, Trung Quốc đã tăng gấp đôi nguồn cung các bệ phóng và chế tạo tên lửa với các đầu đạn mở rộng tầm vươn thông thường để bao phủ hầu hết các căn cứ Tây Thái Bình Dương của Mỹ.
“Tôi lo lắng về tình trạng này”, ông Zheng Yongnian, giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore, nói. “Hiện tại mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang rơi tự do, được thúc đẩy bởi những lãnh đạo cứng rắn từ cả hai phía. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước đang leo thang, và bây giờ mọi người bắt đầu lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh nóng, một cuộc chiến khu vực”.
“Thậm chí còn có thể tệ hơn, không có lực lượng nào để hạ nhiệt họ”, ông nói. “Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á quá nhỏ so với hai cường quốc”.
Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc
Những căng thẳng được làm mới này khiến các quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn rơi vào tình thế khó khăn. Singapore, trong khi không phải là một bên yêu sách Biển Đông, từ lâu đã cảnh báo chống lại việc các nước buộc phải chọn một phe.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Quốc hội Việt Nam vào ngày 20/5, tình hình ở Biển Đông “đang trở nên phức tạp”. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin trong tháng này, Bắc Kinh sẽ “thực thi nghiêm khắc” lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm bắt đầu từ ngày 1/5. Việt Nam đã tuyên bố từ chối quyết định đơn phương này. Trong khi đó, Philippines đã đệ trình phản đối ngoại giao chống lại việc Trung Quốc thành lập hai quận mới trong nỗ lực quản lý các hòn đảo trong vùng biển, đặc phái viên hàng đầu của nước này cho biết.
“Đông Nam Á thấy mình ngày càng bị đóng băng trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, Paul Chambers, cố vấn đặc biệt về các vấn đề quốc tế tại Đại học Naresuan, Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Asean ở Thái Lan cho biết. “Phần nổi của tảng băng chính là Biển Đông”.
Nguồn: Philip Heijmans, U.S.-China Confrontation Risk Is Highest in the South China Sea | Bloomberg - May 28 2020
© Philip Heijmans
Với sự hỗ trợ của Dandan Li, Samson Ellis và Anisah Shukry
Hương Thảo dịch và biên tập
Đại Kỷ Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét