Quốc lộ 1 về Hà Nội: BOT bủa vây!
TP - Là tuyến quốc lộ (QL) quan trọng nhất, riêng đoạn từ Ninh Bình về Hà Nội QL1 còn có cả đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình. Tuy nhiên tuyến QL này hiện nay cũng không thoát khỏi “gọng kìm” của các trạm BOT khi người dân về Thủ đô. Vấn đề đang khiến người dân thường xuyên tham gia giao thông băn khoăn, bức xúc là làm đường tránh Phủ Lý nhưng tại sao nhà đầu tư lại đặt trạm thu phí trên QL1 - đúng vị trí trạm phía Nam Cầu Giẽ vừa được nhà nước dỡ bỏ (?!).Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ từng có mức thu chênh từ 500 đến 700 triệu đồng/ngày so với báo cáo. Ảnh: Trọng Đảng. Đường mới làm 8 km đã tính chuyện thu phí BOT / Những tuyến BOT “không lối thoát”.
Bộ Giao thông họp báo về trạm BOT Cai Lậy: Còn hàng loạt câu hỏi chưa rõ
Trước khoảng cách giữa các trạm thu phí BOT trên hai tuyến cao tốc: Pháp Vân - Cầu Giẽ và Cầu Giẽ - Ninh Bình quá gần nhau và không đảm bảo khoảng cách 70km theo quy định, tháng 4/2017 Bộ GTVT đã yêu cầu phải dỡ bỏ một trạm tại trục cao tốc dài 80km này. Theo đó, thay vì sử dụng 2 trạm thu phí với 2 lần thu tiền chủ phương tiện, từ 1/5/2017 Bộ GTVT đã yêu cầu các nhà đầu tư tại đây thống nhất bỏ trạm thu phí Đại Xuyên (gần Cầu Giẽ). Ngoài đáp ứng quy định về khoảng cách, giảm số lần phương tiện phải dừng đỗ mua vé, việc hai dự án sử dụng chung một trạm thu phí còn đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí tại tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Như báo Tiền Phong đã nêu trong loạt bài “Nghịch lý các dự án BOT”, qua điều tra và thu thập thông tin từ thực tế, nhóm phóng viên đã phát hiện số thu thực tế của trạm thu phí Pháp Vân trước thời điểm hợp nhất 2 trạm có số chênh từ 500 đến 700 triệu đồng so với con số nhà đầu tư báo cáo với Bộ GTVT. Con số này sau đó cũng được Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm rõ khi tiến hành giám sát thu phí 10 ngày tại đây. Theo kết quả được Tổng cục Đường bộ công bố sau đó, mỗi ngày trạm thu phí thu được trên 1,9 tỷ đồng/ngày, tuy nhiên con số báo cáo của nhà đầu tư vào thời điểm đầu năm chỉ 1,2 tỷ đồng/ngày (chênh 700 triệu đồng/ngày).
Từ con số tính toán mà PV Tiền Phong có được, dự án chỉ cần thu 11 năm 7 tháng là đủ số tiền 6.731 tỷ đồng nhà đầu bỏ ra thực hiện dự án, không cần phải kéo dài đến 17 năm 3 tháng như hợp đồng BOT. Thế nhưng, kể sau khi Tổng cục Đường bộ công bố con số trên đến nay, dư luận nhân dân chưa thấy Bộ GTVT đề cập đến việc giải quyết nội dung này (?!).
Về Thủ đô, không có đường miễn phí
Để tránh việc phí chồng phí khi Bộ GTVT triển khai thu quỹ bảo trì đường bộ, tháng 4/2013 Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT dỡ bỏ trạm thu phí Nam Cầu Giẽ đóng trên QL1 đoạn qua huyện Duy Tiên, Hà Nam. Việc dỡ bỏ trạm thu phí Nam Cầu Giẽ cũng trở nên phù hợp hơn khi tuyến cao tốc BOT Cầu Giẽ - Ninh Bình được thông tuyến vào năm 2013. Từ đó, giúp người dân từ các tỉnh phía Nam về Hà Nội có quyền lựa chọn đi đường BOT (mất phí) hoặc đường QL (miễn phí).
Tuy nhiên quyền lựa chọn này của người dân cũng không đảm bảo được lâu khi “cơn lốc” BOT tràn ngập mọi nẻo đường. Cụ thể, với tổng mức đầu tư 2.047 tỷ đồng, năm 2013 Bộ GTVT đã ký hợp đồng BOT với liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng FCC thực hiện dự án tuyến đường tránh thành phố Phủ Lý (Hà Nam). Sau gần 2 năm thi công, đến tháng 10/2016 nhà đầu tư đã đưa dự án vào hoạt động và dựng trạm thu phí. Và vấn đề đang khiến người dân thường xuyên tham gia giao thông ở đây băn khoăn, bức xúc là làm đường tránh Phủ Lý nhưng tại sao nhà đầu tư lại đặt trạm thu phí trên QL1 - đúng vị trí trạm phía Nam Cầu Giẽ vừa được nhà nước dỡ bỏ (?!).
TRỌNG ĐẢNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét