Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Tro của Lưu Hiểu Ba được rải xuống biển

Tro của Lưu Hiểu Ba được rải xuống biển
voatiengviet.com - Tro của ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đoạt giải Nobel Hòa bình vừa qua đời, đã được rải xuống biển hôm thứ Bảy, anh của ông Lưu cho biết, trong một hành động mà một người bạn của gia đình mô tả là nhằm xóa bỏ mọi ký ức về ông.
Bản quyền hình ảnh HandoutImage caption Bà Lưu Hà (ngoài cùng, bên phải), góa phụ của ông Lưu Hiểu Ba, và tang quyến tại tang lễ ở Thẩm Dương.
Ông Lưu, 61 tuổi, qua đời vì rối loạn chức năng đa cơ quan hôm thứ Năm tại một bệnh viện ở thành phố Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc, nơi ông được chữa trị ung thư gan giai đoạn cuối. Ông được thả ra khỏi tù vì lý do y tế nhưng không được trả tự do.

Ông bị tống giam vào năm 2009 vì tội "kích động lật đổ quyền hành nhà nước" sau khi viết một bản kiến nghị được gọi là "Hiến chương 08" kêu gọi cải cách chính trị rộng rãi ở Trung Quốc.

Góa phụ của ông, bà Lưu Hà, đã bị quản thúc tại gia trên thực tế kể từ khi chồng bà đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2010, nhưng chỉ được phép thăm ông trong tù mỗi tháng khoảng một lần. Bà chưa bao giờ chính thức bị truy tố về tội trạng nào.

Phát biểu tại một cuộc họp báo do chính phủ tổ chức, ông Lưu Hiểu Quang, anh của ông Lưu Hiểu Ba, nhiều lần cảm ơn Đảng Cộng sản vì sự chăm sóc chu đáo xét tới "tình huống đặc biệt" của nhà bất đồng chính kiến này.

Ông cho biết bà Lưu Hà không có mặt vì “hiện tại sức khỏe của cô ấy rất yếu.”

Sau đó ông được hộ tống ra ngoài và không trả lời câu hỏi của các nhà báo vây quanh ông.

Chính phủ sau đó cho báo giới xem hình ảnh tro được rải rác từ một chiếc thuyền.

Một viên chức thông tin của chính quyền thành phố cho biết bà Lưu Hà và ông Lưu Hiểu Quang đã quyết định rải tro xuống biển.

Nhưng ông Hồ Gia, người bạn thân và cũng là nhà bất đồng chính kiến, nói với hãng tin Reuters rằng động cơ đằng sau quyết định hải táng là "không để lại thứ gì để tưởng nhớ ông ấy trên đất Trung Quốc" và vì thế những người ủng hộ ông không thể dựng đền thờ để đến viếng.

Ông Hồ nói trong số những người bạn của ông Lưu ai cũng biết rằng anh trai của ông không đồng ý với quan điểm chính trị của ông, và rằng việc ông xuất hiện trước truyền thông đại diện cho bà Lưu Hà và gia đình là một hành động vì lợi ích bản thân không màng tới người khác.

"Mức độ của những việc mà chính quyền có thể làm luôn vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi, họ luôn có cái gì đó tệ hơn tưởng tượng được hoạch định sẵn," ông Hồ nói về cuộc họp báo.

Nicholas Bequelin, Giám đốc Khu vực Đông Á của tố chức Ân xá International, viết trên Twitter rằng cuộc họp báo là "một trong những màn diễn chính trị thô bỉ, tàn nhẫn và vô tình nhất mà tôi từng chứng kiến."

Quan chức thông tin của chính quyền thành phố cho biết bà Lưu Hà "hiện đang được tự do" và nói thêm rằng là công dân Trung Quốc, các quyền của bà sẽ được bảo vệ theo luật pháp.

Quan chức này không nói bà hiện đang ở đâu.

****************
bbc.com

TQ: Ông Lưu Hiểu Ba được hỏa táng trong tang lễ riêng tư

Nhà hoạt động hàng đầu của Trung Quốc và khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình Lưu Hiểu Ba đã được hỏa táng trong một tang lễ riêng tư.

Ông Lưu, người từng bị kết án 11 năm tù vì tội "lật đổ", đã chết vì ung thư gan hôm thứ Năm, 13/7/2017, sau nhiều năm thi hành án trong tù.

TQ bác chỉ trích về cái chết của Lưu Hiểu Ba
Tưởng nhớ Lưu Hiểu Ba qua nghệ thuật và mạng xã hội
Lưu Hiểu Ba: Chuyện tình vượt lên trên lao tù
Số phận Lưu Hiểu Ba: TQ muốn chứng tỏ chính nghĩa

Ông là nhà bất đồng chính kiến và chỉ trích nổi bật nhất của Trung Quốc.

Vợ ông, bà Lưu Hà, bị quản thúc tại gia kể từ khi ông được trao giải Nobel Hoà bình nhưng bà đã dự tang lễ của chồng ở Thẩm Dương.

Đó là thành phố mà ông Lưu được điều trị ung thư gan khi đã ở giai đoạn cuối.



Ông Lưu Hiểu Ba là ai?

Một viên chức nói rằng thi thể của ông Lưu đã được hỏa táng "phù hợp với các phong tục địa phương và mong muốn của gia đình".

Khúc cầu hồn 'Requiem', tác phẩm của Mozart, đã được phát tại buổi lễ, ông nói.

'Cần giải cứu nhanh chóng'

Các bức ảnh do chính quyền địa phương chia sẻ cho thấy bà Lưu và những người trong tang quyến ở bên cạnh quan tài mở của ông Lưu, được bao quanh bởi cúc trắng, một biểu tượng đau buồn ở Trung Quốc.

Bà Lưu rõ ràng trông rất đau khổ.

Thế giới cần vận động để giải cứu bà ấy - và cần nhanh chóng

Một quan chức nói ông tin rằng bà Lưu đã được trả tự do, nhưng luật sư của ông Lưu Hiểu Ba, Jared Genser, đã bác bỏ tuyên bố này và nói bà Lưu đã bị câu lưu từ sau khi chồng bà qua đời.

"Thế giới cần vận động để giải cứu bà ấy - và cần nhanh chóng", ông viết trong một tuyên bố.

Hôm thứ sáu, ủy ban trao giải Nobel Hòa bình bày tỏ "lo lắng" sâu sắc về bà Lưu và kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho bà.

Không lâu trước khi ông Lưu Hiểu Ba qua đời, các bác sỹ phương Tây đã tới Trung Quốc để thăm khám bệnh tình cho ông.

Tin cho hay đề nghị của các bác sỹ đưa ông Lưu ra nước ngoài để chữa trị trước khi tiến triển bệnh trở nên trầm trọng hơn đã bị giới chức Trung Quốc khước từ.

Giới bình luận cho rằng Bắc Kinh có thể đã không muốn ông Lưu rời khỏi Trung Quốc vì e ngại ông sẽ 'tiết lộ các thông tin' về thời gian ông bị giam giữ, theo truyền thông quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét