Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Tổ Tư vấn Thủ tướng và “nền kinh tế giải cứu”

Tổ Tư vấn Thủ tướng và “nền kinh tế giải cứu”
Thơ Phương - Tôi người ngoài cuộc, là chả liên quan gì đến VN, nhưng có điều tôi đề cập đến bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả về cái gọi “nghiên cứu kinh tế”. mà mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập ra Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế, và người ta nói là tập hợp “nhiều chuyên gia giỏi từ Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore” (hầu hết đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ). Tức chưa thấy ông bà nào là chiến lược gia am hiểu kinh nghiệm hai thị trường nguy hiểm nhất mà VN hiện nay nhập siêu nặng nhất là TQ và Hàn Quốc (không có chiến lược gia chuyên về hai thị trường này).
Ảnh Thơ Phương trên FB
Về chuyên môn ít ai thấy ra mà tôi phải nói ra là bộ máy dư thừa quá lớn về chuyện “nghiên cứu kinh tế”. Đó là chính phủ VN đã có lưu hành các ban bộ chuyên nghiên cứu kinh tế và tài chính khác nữa là Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, gồm 31 thành viên, do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Chủ tịch, và 3 phó chủ tịch (hầu hết là giáo sư, tiến sĩ).

Đi song hành hai cái hội đồng kinh tế và tài chính kể trên thì VN còn có Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Văn Bình (trưởng ban) thì dưới nữa là có 8 phó trưởng ban và tất cả cộng lại là 9 người gọi là trưởng ban và phó trưởng ban Kinh tế Trung ương này, thì hầu hết của đều là tiến sĩ kinh tế và tài chính.

Ngoài ra VN còn có Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (nhiệm vụ là đào tạo tiến sĩ quốc doanh cho nhà nước và kiêm vai trò cố vấn và tư vấn cho chính phủ). Viện này có ông Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Cung (tiến sĩ) thì còn có 3 Phó Viện trưởng (2 Phó viện đều là tiến sĩ, con 1 Phó viện là thạc sĩ), và còn có Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, cũng hàng tá ông bà giáo sư tiến sĩ,…ngoài chuyện ấy thì VN còn có Viện Kinh tế Việt Nam, trong đó có ông Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên là Viện trưởng,…

Tổng kết lại thì ta thấy trong danh sách Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Chính phủ thì có các ông bà sau giáo sư tiến sĩ này đang làm một lúc rất nhiều nhiệm vụ chồng chéo nhau, tức là lãnh 3 hay 5 mức lương khác nhau,…

Kiêm nhiệm nhiều thứ như vậy làm sao mà có thời gian để nghiên cứu kinh tế và thị trường được. Thậm chí là có những ông bà bận rộn công việc giả tạo là vẫn có thời gian là họ vừa làm giảng viên hay giáo sư dạy ở trường đại học, vừa kiêm nhiệm vai trò ban bộ kinh tế kia vừa kiêm nhiệm giữ vai trò cố vấn kinh tế cho chính phủ này, vừa kiêm nhiệm luôn chức danh “đại biểu quốc hội” thì ta tự hỏi cái nền kinh tế VN nó không là phải là “nền kinh tế mũi nhọn” hay “nền kinh tế quá mít”, vì có quá nhiều viện nghiên cứu, tổ tư vấn quá nhiều chuyên gia không có kinh nghiệm phân tích thị trường hay phân tích mảng chiến lược kinh tế vĩ mô quốc tế của nước khác, kết cục mỗi ông mỗi bà tư vấn một kiểu và dẫn đến nền kinh tế quốc gia này là bất cứ ngành nghề nào cũng “mũi nhọn”, 


Hậu quả dẫn đến nền kinh tế mà tôi mỉa mai là “nền kinh tế đề xuất giải cứu”, từ giải cứu giá xăng dầu, điện, rồi than, thép, tài chính, bất động sản, đến giải cứu nông nghiệp chăn nuôi như giải cứu thịt heo/lợn, gà,…giải cứu mọi thứ trong nền kinh tế kể cả người ta sáng kiến ra “giải cứu tăng trưởng GDP”, rồi giải cứu nợ xấu cho đến giải cứu tiến sĩ dư thừa,… là người ta đề xuất là “xuất khẩu tiến sĩ, thạc sĩ ra nước ngoài”, mà nói cho lịch sự “đưa lao động tiến sĩ dư thừa ra nước ngoài lao động”,….Tức là giải cứu bậc học cao nhất của giáo dục (giải cứu giáo dục).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét