Các mẹ đẻ toác L... cũng không kịp cho tụi mày nướng lính
Lưu Trọng Văn - Vâng hôm nay: 27.7.Vâng ngày này cả nước tưởng nhớ những người lính đã hy sinh.
Mùa mưa năm 1979, gã theo Trung đoàn Sông Lô - 209 tìm diệt tụi Pôn Pốt - Khmer đỏ tại Âm Leng, Campuchia.
Năm 1966, 19 tuổi, Cường theo đội trinh sát vượt 27 lớp hàng rào vào đồn Cồn Tiên, Quảng Trị. Nửa đêm đồng đội rút ra, Cường không yên tâm vì nghi vẫn còn nhiều ụ súng, hầm cố thủ chưa phát hiện. Cường một mình ở lại trong đêm mò tận tay từng ụ súng còn lại thì gà gáy.
Không thể rút ra được, Cường chui vào hầm đựng phân để nấp. Dòi bọ lúc nhúc chui vào tai, vào mũi Cường, mùi hôi thối nồng nặc. Cường chịu trận suốt một ngày, đêm mò về đơn vị.
Trung đoàn trưởng Sông Lô lúc ấy là Ba Bài đã thay đổi cách đánh theo trinh sát của Cường, dẫn đến trận đó Trung đoàn Sông Lô ít bị thương vong nhất.
Gã cùng Cường, lúc này 32 tuổi, trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Lô đi xem lính đào hầm. Thấy hầm nông choẹt, Cường gọi trung đội trưởng chỉ huy đào hầm lại rồi chửi:
Địt mẹ, các bà mẹ đẻ toác l... cũng không kịp cho tụi mày nướng lính.
Gặp Thư.
Suốt chiến dịch Âm Leng gã thường cặp kè bên Thư, chủ nhiệm chính trị của Trung đoàn. Thư có cái sẹo chiến trận to đùng trên trán, thích kể chyện ấy ấy cho lính trẻ đang tơ nghe.
Chuyện ấy ấy của Thư với các thôn nữ, thường kết lại ở câu: Tao nói cho tụi mày biết, để ra được một thằng lính như chúng mày vất vả lắm đây nhá.
Mẹ kiếp, liệu mà thương cái thân!
Đêm, trăng nhờ nhờ. Thư lay võng gã. Gã đang mơ một em, bị lay dậy, khá bực mình. Thư bảo, ra suối đê. Hừ, lính tráng mà lãng mạn đáo để nhể? Gã cầm khẩu AK đi theo Thư ra bờ suối. Tới một bụi rậm Thư trớt lưỡi ba nhát. Từ bụi rậm đáp lại hai nhát trớt lưỡi. Một cậu lính từ bụi rậm chui ra. Ha, há ra là Thư đi kiểm tra gác đêm.
-Thủ trưởng đi kiểm tra gác à?
-Tao cùng nhà thơ đi ngắm trăng.
-Thủ trưởng có thuốc không?
-Gác mà hút thuốc để lạy ông tôi ở bụi này à? Mày có biết có thằng bị bắn chết vì cái đốm lửa tí tẹo ấy không?
-Dạ, em không hút, em... nhai cho đỡ thèm thôi ạ.
Một lần Thư cử hai tay lính đi trinh sát, kiểm tra lại, thấy hai tay này trinh sát không đến nơi, Thư tức quá đấm túi bụi hai tay lính ấy. Hai tay lính lên mách chính ủy trung đoàn. Thư bị kêu kiểm điểm. Thư nói thẳng với chính ủy:
Hai thằng khốn ấy không bị tôi bắn là may đấy. Đánh nhau đéo có dối trá được! Hừ, ở chiến trường còn vậy, cho về xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm chúng nó không tham ô thì cũng ăn cắp. Nếu tôi không đi kiểm tra mà cứ tin chúng nó thì lính chết ráo, ai chịu?
Gặp Hồng.
Nguyễn Khắc Hồng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7, Thư bảo với gã, thằng Hồng lì lắm, nó là thằng duy nhất trong quân đội chỉ trong 6 tháng từ lính lên tót tiểu đoàn trưởng đấy. Thành tích của nó nhiều đáo để, nhưng ai cũng ngợi ca nó là thằng chỉ huy chưa một lần nướng lính.
Lê Hiếu là liên lạc cho Hồng từ khi Hồng là đại đội trưởng cho đến khi Hồng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7, Trung đoàn sông Lô, khẳng định với gã:
Lính chỉ thích là quân của anh Hồng. Thằng nào mà chả sợ chết hả anh? Đánh nhau, thắng giặc mà không chết là hạnh phúc nhất.
Mới đây Hiếu cùng gã ra Đồ Sơn, Hải Phòng thăm Hồng. Ôm nhau. Nhớ kỷ niệm chiến dịch Âm Leng, gã chưa một lần nghe nói lính tiểu đoàn 7 của Hồng bị dính mìn, hay bị phục kích chết.
Hồng, giờ là bác nông dân một sương hai nắng bảo với gã, là chỉ huy mà để lính chết oan thì là thằng chỉ huy tồi, thằng chỉ huy đốn mạt. Hồng chợt buồn, thế mà bao thằng chỉ huy lên tá, lên tướng, cấp này cấp kia là nhờ...nướng lính đấy.
Chiến thắng hả? Thành tích hả? Máu xương của lính làm sao mà đong đếm được để nói là chiến thắng với thành tích mà báo cáo để lên lon?
Với tôi, bác Văn à, trận nào đánh nhau dù thắng cỡ nào mà lính tôi bị thương, tôi vẫn cho là thất bại.
Hồng đọc cho gã những câu thơ Hồng làm:
Buổi tiễn tôi, nước mắt mẹ, vòng quanh
Mẹ ơi, xin mẹ hãy an lành
Hết chiến tranh con hứa về với mẹ
Lại sống như ngày tấm bé
Mò cua, đi lấy cát, tắm sông
Lại được nghe mẹ gọi: cu Hồng!
Tôi hứa với mẹ sẽ về. Bao thằng lính khác cũng hứa với mẹ sẽ về như tôi mà...
Hồng bật khóc khi kể lại gã nghe, do thương lính khổ quá Hồng im lặng cho lính đi buôn, bị gọi về nước kỷ luật. Khi đi nhờ xe tải qua trạm Biên giới ở Bến Cầu. Một sĩ quan chặn xe lại hỏi lái xe: Nhiêu? Lái xe đáp: hai mươi. Hồng hỏi lái xe chuyện gì thế? Lái xe bảo, người ta hỏi hôm nay bao nhiêu lính ta chết đem về nước để chuẩn bị hòm chôn ấy mà.
...
Vâng hôm nay: 27.7.
Vâng ngày này cả nước tưởng nhớ những người lính đã hy sinh.
Lưu Trọng Văn (ảnh trên FB)
Gặp Cường.Năm 1966, 19 tuổi, Cường theo đội trinh sát vượt 27 lớp hàng rào vào đồn Cồn Tiên, Quảng Trị. Nửa đêm đồng đội rút ra, Cường không yên tâm vì nghi vẫn còn nhiều ụ súng, hầm cố thủ chưa phát hiện. Cường một mình ở lại trong đêm mò tận tay từng ụ súng còn lại thì gà gáy.
Không thể rút ra được, Cường chui vào hầm đựng phân để nấp. Dòi bọ lúc nhúc chui vào tai, vào mũi Cường, mùi hôi thối nồng nặc. Cường chịu trận suốt một ngày, đêm mò về đơn vị.
Trung đoàn trưởng Sông Lô lúc ấy là Ba Bài đã thay đổi cách đánh theo trinh sát của Cường, dẫn đến trận đó Trung đoàn Sông Lô ít bị thương vong nhất.
Gã cùng Cường, lúc này 32 tuổi, trung đoàn trưởng Trung đoàn Sông Lô đi xem lính đào hầm. Thấy hầm nông choẹt, Cường gọi trung đội trưởng chỉ huy đào hầm lại rồi chửi:
Địt mẹ, các bà mẹ đẻ toác l... cũng không kịp cho tụi mày nướng lính.
Gặp Thư.
Suốt chiến dịch Âm Leng gã thường cặp kè bên Thư, chủ nhiệm chính trị của Trung đoàn. Thư có cái sẹo chiến trận to đùng trên trán, thích kể chyện ấy ấy cho lính trẻ đang tơ nghe.
Chuyện ấy ấy của Thư với các thôn nữ, thường kết lại ở câu: Tao nói cho tụi mày biết, để ra được một thằng lính như chúng mày vất vả lắm đây nhá.
Mẹ kiếp, liệu mà thương cái thân!
Đêm, trăng nhờ nhờ. Thư lay võng gã. Gã đang mơ một em, bị lay dậy, khá bực mình. Thư bảo, ra suối đê. Hừ, lính tráng mà lãng mạn đáo để nhể? Gã cầm khẩu AK đi theo Thư ra bờ suối. Tới một bụi rậm Thư trớt lưỡi ba nhát. Từ bụi rậm đáp lại hai nhát trớt lưỡi. Một cậu lính từ bụi rậm chui ra. Ha, há ra là Thư đi kiểm tra gác đêm.
-Thủ trưởng đi kiểm tra gác à?
-Tao cùng nhà thơ đi ngắm trăng.
-Thủ trưởng có thuốc không?
-Gác mà hút thuốc để lạy ông tôi ở bụi này à? Mày có biết có thằng bị bắn chết vì cái đốm lửa tí tẹo ấy không?
-Dạ, em không hút, em... nhai cho đỡ thèm thôi ạ.
Một lần Thư cử hai tay lính đi trinh sát, kiểm tra lại, thấy hai tay này trinh sát không đến nơi, Thư tức quá đấm túi bụi hai tay lính ấy. Hai tay lính lên mách chính ủy trung đoàn. Thư bị kêu kiểm điểm. Thư nói thẳng với chính ủy:
Hai thằng khốn ấy không bị tôi bắn là may đấy. Đánh nhau đéo có dối trá được! Hừ, ở chiến trường còn vậy, cho về xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm chúng nó không tham ô thì cũng ăn cắp. Nếu tôi không đi kiểm tra mà cứ tin chúng nó thì lính chết ráo, ai chịu?
Gặp Hồng.
Nguyễn Khắc Hồng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7, Thư bảo với gã, thằng Hồng lì lắm, nó là thằng duy nhất trong quân đội chỉ trong 6 tháng từ lính lên tót tiểu đoàn trưởng đấy. Thành tích của nó nhiều đáo để, nhưng ai cũng ngợi ca nó là thằng chỉ huy chưa một lần nướng lính.
Lê Hiếu là liên lạc cho Hồng từ khi Hồng là đại đội trưởng cho đến khi Hồng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7, Trung đoàn sông Lô, khẳng định với gã:
Lính chỉ thích là quân của anh Hồng. Thằng nào mà chả sợ chết hả anh? Đánh nhau, thắng giặc mà không chết là hạnh phúc nhất.
Mới đây Hiếu cùng gã ra Đồ Sơn, Hải Phòng thăm Hồng. Ôm nhau. Nhớ kỷ niệm chiến dịch Âm Leng, gã chưa một lần nghe nói lính tiểu đoàn 7 của Hồng bị dính mìn, hay bị phục kích chết.
Hồng, giờ là bác nông dân một sương hai nắng bảo với gã, là chỉ huy mà để lính chết oan thì là thằng chỉ huy tồi, thằng chỉ huy đốn mạt. Hồng chợt buồn, thế mà bao thằng chỉ huy lên tá, lên tướng, cấp này cấp kia là nhờ...nướng lính đấy.
Chiến thắng hả? Thành tích hả? Máu xương của lính làm sao mà đong đếm được để nói là chiến thắng với thành tích mà báo cáo để lên lon?
Với tôi, bác Văn à, trận nào đánh nhau dù thắng cỡ nào mà lính tôi bị thương, tôi vẫn cho là thất bại.
Hồng đọc cho gã những câu thơ Hồng làm:
Buổi tiễn tôi, nước mắt mẹ, vòng quanh
Mẹ ơi, xin mẹ hãy an lành
Hết chiến tranh con hứa về với mẹ
Lại sống như ngày tấm bé
Mò cua, đi lấy cát, tắm sông
Lại được nghe mẹ gọi: cu Hồng!
Tôi hứa với mẹ sẽ về. Bao thằng lính khác cũng hứa với mẹ sẽ về như tôi mà...
Hồng bật khóc khi kể lại gã nghe, do thương lính khổ quá Hồng im lặng cho lính đi buôn, bị gọi về nước kỷ luật. Khi đi nhờ xe tải qua trạm Biên giới ở Bến Cầu. Một sĩ quan chặn xe lại hỏi lái xe: Nhiêu? Lái xe đáp: hai mươi. Hồng hỏi lái xe chuyện gì thế? Lái xe bảo, người ta hỏi hôm nay bao nhiêu lính ta chết đem về nước để chuẩn bị hòm chôn ấy mà.
...
Vâng hôm nay: 27.7.
Vâng ngày này cả nước tưởng nhớ những người lính đã hy sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét