Ảo tưởng về Viettel
17/07/2017, Câu chuyện quân đội làm kinh tế vẫn đang là tâm điểm thảo luận của dư luận. Câu hỏi: nên tiếp tục hay dừng việc quân đội không tập trung nâng cao khả năng tác chiến, nghiên cứu kỹ thuật mới, hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị quân đội, mà chỉ miệt mài làm kinh tế vẫn còn bỏ ngõ. Mới đây, một vị tướng quân đội còn tuyên bố: “Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa”, cho thấy quyết tâm theo đuổi và bảo vệ đến cùng thực trạng này. Có thật Viettel hoạt động hiệu quả, là minh chứng cho sự thành công của “quân đội làm kinh tế” hay không? Hay đó chỉ là ảo tưởng?
Viettel Global thừa nhận khoản lỗ 3.475 tỷ trong năm 2016
Về nghĩa đen, nếu Việt Nam phấn đấu có thêm nhiều Viettel nữa, thì chắc cả hệ thống kinh doanh điện tử viễn thông của Việt Nam bị sập tiệm vì bội thực “cung cầu”, bội thực về hạ tầng viễn thông, là khắp cả đất nước đâu đâu cũng có trạm thu phát sóng, nhà nhà mỗi người mấy trăm cái tài khoản sim ảo tha hồ gọi điện thoại,…Còn về nghĩa bóng, “có thêm nhiều Viettel nữa”, tức là có thêm nhiều doanh nghiệp quân đội sử dụng tài nguyên và nguồn lực quốc gia dành cho quân sự, sử dụng đặc quyền kinh doanh để kiếm lãi và nộp thuế cho ngân sách quốc gia. Nếu thật sự Viettel hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước thì không còn gì để nói, đằng này…
Có lẽ không nhiều người biết, trong phân tích nghiệp vụ đầu tư gần đây thì sau chục năm đi đầu tư ở nước ngoài, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), một cánh tay vệ tinh đắc lực của của công ty mẹ là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), đã báo cáo thua lỗ 3.475 tỷ VND, và nợ hơn 22.000 tỷ VND (đó là theo báo cáo của hãng kiểm toán Deloitte, lỗ sau thuế của Viettel Global mức 3.475 tỷ VND). Đó là các khoản thua lỗ mà công ty Viettel đang phải gánh, mà thua lỗ rất sơ đẳng: do các nước này bứt neo tỷ giá hối đoái, và lạm phát chứ chưa bị thua lỗ kinh hoàng hơn khi bất ngờ bị các đối thủ kinh doanh viễn thông tư doanh của nước khác đổ bộ vào, nghĩa là thực tế, không phải Viettel hoạt động hiệu quả nên không sợ đối thủ cạnh tranh, mà chưa phải cạnh tranh với ai ở các thị trường này vì các nhà đầu tư ngoại vẫn còn đang chinh chiến ở các thị trường tiềm năng khác.
Nói thêm về thị trường của Viettel ở nước ngoài, công ty này chỉ có thể đầu tư hạ tầng viễn thông và nghiệp vụ sẵn có ở các nước xa xôi, nghèo nàn và không có thù nghịch hay tranh chấp với VN về kinh tế, đất đai, bờ biển, vùng biển và hải đảo. Đó là các nước nghèo ở các vùng Châu Phi, hay một số nước ở Đông Nam Á không có tranh chấp quyền lợi kinh tế hay lãnh hải thì may ra họ cho Viettel đầu tư.
Về chuyên môn trong kinh doanh và kinh tế thì Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel khó giành được thị phần hay đáp ứng tiêu chuẩn đầu tư vào các thị trường khó tính. Vì Viettel mặc dù là doanh nghiệp quân đội, trong nước, ngoài kinh doanh còn gánh trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin và mạng viễn thông quốc gia cho các cơ sở hạ tầng xung yếu Việt Nam. Thế nhưng, thiết bị mà doanh nghiệp này sử dụng chỉ toàn là sản phẩm của Tập đoàn Huawei, ZTE Trung Quốc (vốn được mệnh danh là cánh tay của tình báo Trung Quốc dùng để thu thập thông tin của các nước), chất lượng dịch vụ và sản phẩm lại chỉ là tiêu chí đứng sau lợi nhuận của một doanh nghiệp quân đội. Đạo đức kinh doanh ở doanh nghiệp này ở đâu? Ngoài nhưng đặc quyền không doanh nghiệp nào có của một tập đoàn quân đội, liệu Viettel có đáp ứng được yêu cầu an ninh trong tình hình mới? Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ dùng “vũ khí” nào để cạnh tranh với các đối thủ (khi xuất hiện)? Phải chăng là những sản phẩm chất lượng yếu kém, đầy lỗi bảo mật và đe dọa an ninh mạng quốc gia như thế? Thất bại thảm hại cũng là kết quả không khó đoán?
Cùng với sự phát triển thần kỳ của Viettel, tỉ lệ tăng trưởng của Huawei và ZTE ở Việt Nam đang tăng từng ngày
Hãy nhớ rằng trong động thái gần đây, Viettel lạc quan xâm nhập vào thị trường viễn thông của Indonesia, một quốc gia có số dân theo Hồi giáo rất đông, một thị trường đầy tiềm năng. Nhưng kết quả thế nào? Cuộc đổ bộ này đã chứng minh, trong lĩnh vực viễn thông Viettel chỉ là hạng “cò con” thôi, không thể cạnh tranh nổi khi ra thị trường thế giời. Hầu hết các quốc gia có mức thu nhập khá hơn Việt Nam đều có “công ty điện thoại viễn thông cho riêng họ”.
Chẳng hạn Indonesia có Telkom Indonesia (IDX: TLKM), một công ty viễn thông của nhà nước đã tư nhân hóa và niêm yết giá cổ phiếu cho tư nhân đầu tư tài chính và tiền bạc trên thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Indonesia, và niêm yết đồng thời trên sàn NYSE của Mỹ với ký hiệu Telekomunikasi Indonesia (Persero) Tbk PT (NYSE: TLK) bằng đồng USD. Tiềm lực tài chính mạnh vốn hóa thị trường lên tới gần 34,5 tỷ USD yết giá trên sàn NYSE,…Đài Loan, Hàn Quốc, TQ, Nhật, và nhiều nước khác họ đều có ông kẹ về viễn thông nhòm ngó vào đó cả, họ chưa tung đòn đá văng Viettel ra vì chưa thấy cần thiết, vì nó cũng không có lời cao khi phải đối mặt nguồn cung dư thừa, là dân số đã bằng ấy rồi, khai thác điện thoại viễn thông cũng bằng đó rồi, nếu mình nhảy vô nhà người ta mà hạ giá chịu lỗ để dành khách thì các đại gia viễn thông bản xứ ấy tung đòn đánh cho bỏ chạy về nước mà còn ôm cục nợ.
Ở Việt Nam, Viettel dường như không có đối thủ cạnh tranh vì những đặc quyền mà doanh nghiệp quân đội này có được.
Ở Việt Nam, Viettel hơn đối thủ viễn thông trong nước là do Viettel trước đây khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của quốc gia đầu tư vào viễn thông dùng cho mục đích quốc phòng, đó là các trạm phát sóng của quân đội do nhà nước đầu tư các đài Anten dựng sẵn, rồi mới bung ra để đầu tư nên tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ về tài chính. Chứ bản chất hãng viễn thông Quốc gia Viettel toàn nhập hàng rẻ tiền của Trung Quốc để sử dụng, chưa chế tạo được bất kỳ thiết bị viễn thông nào cho riêng mình. Nếu có đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm riêng như Foxconn, Huawei, ZTE thì mới thuyết phục chứ chỉ kinh doanh sim ảo, nhập linh kiện của Trung Quốc về gieo họa cho an ninh quốc phòng của quốc gia thì đáng tự hào chỗ nào.
Nếu tương lai có “nhiều Viettel nữa”, cả quân đội tham gia làm kinh tế, đóng góp cho GDP thì chắc chỉ Việt Nam mới có viễn cảnh, quân đội xung trận tiên phong làm kinh tế, ngư dân và nông dân xung phong thay quân đội bảo vệ lãnh hải biển đảo,….Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại vấn đề quân đội làm kinh tế này, vì có thêm chục triệu quân nhân có làm kinh tế đi nữa với mức độ như vậy thì chỉ hao tổn tài nguyên và tiền bạc thôi.
Nguồn: FB Phương Thơ / VNExpress / CafeF
http://bluevn.info/ao-tuong-ve-viettel.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét