Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Tại sao các vụ quan chức bê bối đều kết thúc “êm đẹp”?

Tại sao các vụ bê bối liên quan đến quan chức nhà nước đều kết thúc “êm đẹp”?
Tháng Bảy 24, 2017 - Trong khi vụ án 2 thanh niên cướp bánh mì khi đói bị xử lên, xử xuống kéo dài đến 2 tháng trời, thậm chí VKSND quận Thủ Đức còn truy tố các bị cáo về tội Cướp giật tài sản với khung hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, thì các vụ việc “scandal” – Bê bối của quan chức nhà nước thì lại được kết thúc êm đẹp. Những cái kết thúc ở đây hầu hết giống phần kết của nhân vật đóng vai thiện trong các câu chuyện cổ tích.Image result for bê bối của quan chức
Các vụ bê bối của quan chức trong thời gian qua
Trong một thời gian ngắn, dư luận xã hội luôn được “đón nhận” hàng loạt các vụ việc “bê bối” của quan chức trong cả nước. Xét về mặt hình thức thì tất cả các vụ việc đó đều lớn, gây phẫn nộ cao trong quần chúng nhân dân, nhưng cuối cùng của phần kết thì nó được diễn ra một cách mà chúng ta vẫn ví von “nhẹ tựa lông hồng”.



“Cơ hội” được làm việc trong cơ quan nhờ vào “cơ cấu” của những ông bố “cơ cánh”


Câu chuyện thứ nhất, “người không đợi tội”, đây là sự việc xung quanh câu chuyện của Trịnh Xuân Thanh nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC đã làm thua lỗ “khủng” hơn 3.200 tỉ, với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Có một điều nghịch lý ở đây, đó là câu hỏi vì sao Trịnh Xuân Thanh biết trước khả năng bị truy tố và trốn ra nước ngoài bằng cách nào trước khi Bộ công an tiến hành khởi tố vụ án. Sự việc này rất giống với “hành trình” của Dương Chí Dũng – nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines đã bỏ trốn trước đây.

Câu chuyện thứ hai, những con đường “quan lộ thần tốc”. Hotgirt Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm vào Sở Xây dựng Thanh Hóa với kiểu “quan lộ thần tốc” và kèm theo một khối tài sản “đáng mơ ước” mà bà này sở hữu. Không những thế bà Quỳnh Anh lên cũng nhanh, mà xuống cũng nhẹ, khi vừa nộp đơn hôm trước, hôm sau Sở xây dựng đã đồng ý ngay.

Ngoài ra thì còn các vụ việc tương tự như hai con gái của Bí thư huyện ủy Chư Prông ở Gia Lai; Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện bổ nhiệm con trai bị bệnh động kinh, làm phó Khoa Chẩn đoán hình ảnh – xét nghiệm; Từ nhân viên được bổ nhiệm lên Chủ tịch xã chỉ trong 5 tháng!…

Câu chuyện thứ ba, “cả họ làm quan”. Chắc hiếm ở đâu như Việt Nam, quyền lực Nhà nước, quyền lực chính trị được giao vào tay “họ hàng” nhiều đến vậy. Tất nhiên trên thế giới cũng có các gia đình có bố làm to, con cũng làm to, nhưng không phải là nhờ vào con đường “bổ nhiệm”. Chẳng hạn như ở Mỹ có cha con cùng làm Tổng thống như gia đình: Adams; Roosevelt; Kennedy; Bush và “suýt chút nữa” là gia đình Clinton.

Bộ Nội vụ trong kỳ họp báo thường kỳ vào tháng 2 vừa qua đã thông tin về việc qua phản ánh của báo chí có 9 địa phương có “cả họ làm quan”. Nhưng con số này nếu “tính nhẩm” thì cũng còn lớn hơn nhiều lần, nếu “hòn đất mà biết nói năng…”.

Câu chuyện thứ tư, mô hình “làm giàu không khó của quan chức”. Đôi lúc chúng ta lại có một vài câu chuyện hơi nghịch lý về người “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Bởi khu biệt thự trên đất vàng của quan chức Lào Cai trúng với giá rẻ; chạy xe ôm xây biệt thự; làm thối móng tay xây biệt thự; buôn chuổi đót xây biệt thự.

Người dân và những cái kết không được như thế
Cái lý của nghịch lý ở Việt Nam đó là khi người quan chức vào làm việc ở bộ máy nhà nước, đứng dưới là cờ Đảng tuyên thệ những lời hứa, lời quyết tâm phấn đấu không phải vì sự nghiệp bản thân và vì nhân dân, vì quốc gia, dân tộc. Nhưng sự thực thì “không ít cán bộ” vì lời ích cá nhân, và “Một số quan chức Nhà nước thường tăng tốc tham nhũng cả về tần suất và cường độ vào thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ, chạy đua nước rút để thực hiện những chuyến tàu vét cuối cùng”. – trích câu nói của đại biểu Quốc hội Nguyễn Như Tiến.

Cho nên thế, người dân chỉ là những người “thấp cổ bé họng”, có những người mãi chỉ có thể “nghèo bền vững”. Không thể có 20 tỷ xây biệt thự khủng trên đất vàng, dù cho họ có làm “thối móng tay”, ngày đêm lao động vất vả. Không thể sinh được con cái dù có tài giỏi đến đâu thì bàn tay cũng không lộ rõ “chỉ tay đường quan lộ”, như các cậu ấm, cô chiêu.

Trong khi câu chuyện 2 thanh niên cùng chơi Internet đến sáng rồi rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm. Trên đường đi cả hai đói bụng, không còn tiền nên bàn cách vờ hỏi mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Sau đó cả 2 bị người dân vây bắt giao cho công an, với số hàng bị cướp có giá trị 45.000 đồng cả 2 thanh niên này phải mất gần 1 năm (tính từ thời điểm bị bắt) mới giải quyết “hợp lòng dân”. Thậm chí trước đó, VKSND quận Thủ Đức còn truy tố các bị cáo về tội Cướp giật tài sản với khung hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù.

Một câu chuyện khác, người nông dân tên Nguyễn Văn Bỉ vì chưa xin giấy phép xây dựng chòi vịt và vì có hành vi tái phạm nhiều lần. Cho nên, ngày 19/1/2016, Công an huyện Bình Chánh có quyết định khởi tố bị can với chủ đất và yêu cầu VKSND huyện truy tố ông Bỉ về tội Vi phạm các quy định về nhà ở theo Điều 270 Bộ luật hình sự.

Người thuê đất của ông để mở quán cà phê ở đối diện trụ sở Công an huyện Bình Chánh cũng bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố về hành vi Kinh doanh trái phép. Sự việc “nổi như cồn” trong một thời gian dài đó có tên là “quán cà phê Xin Chào”. Cũng may, những nhân vật liên quan đến sự việc này là Trưởng công an huyện Bình Chánh phải chịu “hậu quả thích đáng”.

Quan chức nước ta hiện nay, mỗi lần bị “dính phốt” thì tưởng chừng có vẻ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề, người dân được đón nhận một cái kết “hả hê”. Nhưng đâu lại vào đấy, gần như tất cả đều “đúng quy trình” và “không có gì to tát”. Còn người dân, biết bao người phải chịu những oan sai, chịu áp lực từ phía chính quyền gò bó, chèn ép? Thế mới thấy, làm quan chức thời nay thật sướng.

CTV Chắp bút

Nguồn: Trandaiquang.org

http://news.doilinh.com/tai-sao-cac-vu-boi-lien-quan-den-quan-chuc-nha-nuoc-deu-ket-thuc-em-dep.news/amp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét