CSGT “nhận dăm ba chục” sao gọi là tham nhũng?
Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất. Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, gọi việc nhận dăm ba chục, một vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng.Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. – Nguồn: Wikipedia.
Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên và Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt – CATP Hà Nội đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của độc giả mạng về việc đăng ký, sang tên đổi chủ, xe chính chủ…
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng CATPHN đã xử lý 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô tô theo nghị định 34 của Chính phủ và nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật và các văn bản dưới luật đã có quy định rất rõ khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10 ngày phải trực tiếp thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chuyển thông điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ và nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính phủ.
Ông Thắng cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc cho người dân như việc không tìm thấy chủ đầu tiên của xe đã qua nhiều đời chủ, người trong gia đình cùng sở hữu một phương tiện hay mượn xe, cho mượn xe…
“Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới thì không xử phạt lỗi không sang tên”. – Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.
Cả hai vị khách mời đều hướng dẫn người dân tham gia giao thông rằng, CSGT không xử phạt việc đi xe không chính chủ mà chỉ xử phạt những người không thực hiện việc sang tên chuyển chủ khi mua bán xe.
Về trường hợp người ở tỉnh khác đến Hà Nội sinh sống và làm việc do không có hộ khẩu Hà Nội nên không thể đăng ký xe, Đại tá Đào Vịnh Thắng hướng dẫn: Mọi công dân ở các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc tại Hà Nội, nếu là sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới thiệu của nhà trường đều được đăng ký xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu là Công an, Quân đội thì có giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng ký xe; khoảng 2.12 điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định.
http://www.phapluatso.net/csgt-nhan-dam-ba-chuc-sao-goi-la-tham-nhung.html
Không gọi là tham nhũng ,thì gọi là kẻ móc túi dân !nếu ai đi xe khách đường daì thì không khỏi chạnh lòng,mỗi khi dừng ở trạm kiểm soát giao thông..Một phụ xe tay cầm sổ kẹp trong khoảng từ 50 đến 100 k xuống trình CS,sau khi rút tiền ,sổ trả lại xe chạy bình thường N Đ.
Trả lờiXóa