NGƯỜI VIỆT BẾ TẮC VÀ CÔ ĐƠN
FB Luân Lê 10-4-2017 - Chúng ta cô đơn, vì có thể chúng ta nghe được đâu đó vài lời hô hào ủng hộ, ngưỡng mộ những hành động của chúng ta đang làm. Nhưng thử hỏi, nếu xảy ra chuyện gì đó, chẳng hạn rằng chúng ta bị bắt giam, tù đày, dù trái luật và dù ai cũng có thể hiểu rằng đó là hành động bất nhân từ phía nhóm người cai trị đầy quyền lực, thì thử xem rằng liệu có mấy người sẽ xuống đường phản đối, ký thư ngỏ kiến nghị thả tự do cho những người dám dấn thân?
Bế tắc. Ảnh: internet
Tại sao tôi lại nói người Việt bế tắc và cô đơn?Trước khi đọc hết bài viết này, tôi đã phải thành thực bằng chính tâm can và sự dè chừng của mình trước sự bạo lực của cộng đồng sẽ sẵn sàng bài bác và có thể, sẽ muốn đẩy tôi vào những quan điểm đối nghịch hoặc không mấy tốt đẹp nào đó trong sự phẫn nộ. Nhưng xin quý vị và mọi người hãy cứ đọc nó và đi cho hết vấn đề một cách cặn kẽ, vì nó không chỉ gói gọn ở một bài viết về sự bế tắc và cô đơn này của người Việt chúng ta.
Dân chủ, không phải là một lá cờ và càng không phải được dựng lên trên nền của một ý thức hệ đã bị sụp đổ trong quá khứ. Dân chủ, không phải là một cơ hội. Dân chủ càng không phải dành cho một sự chờ đợi.
Mà dân chủ là thứ dành cho tất cả mọi người và nằm ở tâm hồn cũng như nhận thức của mỗi chúng ta. Thông qua hành động, đó là đấu tranh và đòi hỏi không ngừng nghỉ, kể cả phải trả giá mới có được.
Tại sao người Việt lại bế tắc?
Đơn giản theo một lẽ không phải vì chúng ta ít dân, mà vì chúng ta không thể đoàn kết để mà làm việc cùng nhau, nhất là trong những việc lớn. Cũng bởi một lẽ nhận thức của chúng ta rời rạc, không đồng nhất và chưa đủ để thông hiểu tường tận cốt lõi những vấn đề mà trao đổi hay thảo luận với nhau. Chỉ cần khác biệt về tư tưởng hay không cùng chính kiến là đã có thể bất đồng đến mức xung đột sâu sắc mà không thể nào hợp tác được nữa.
Dân chủ, có nhiều người vẫn còn mơ tưởng về một lá cờ đã từng tung bay trong quá khứ. Họ vẫn muốn nó trở lại và bài bác ngay những thứ mà họ cho là họ không thích và ngược với mong muốn của họ dù nó còn đang hiện diện trên tổ quốc này. Họ muốn giết chết ngay tức khắc hay sẵn sàng cắn xé cả đồng loại mình nếu cho rằng người nào đó không đồng quan điểm với họ về thứ họ đang mưu cầu và thèm muốn.
Vậy dân chủ là gì nếu ngay cả việc họ không giống mình thì đã muốn tẩy chay và đạp bỏ, kể cả tìm mọi cách loại trừ ra khỏi đời sống?
Nếu bạn muốn ngồi vào bàn đàm phán với bất kỳ ai hay thế lực nào, bạn phải có trước hết là lực lượng, thứ hai là vị thế và thứ ba là lợi thế. Nếu bạn muốn ăn tươi nuốt sống hoặc bằng con mắt hằn học, thâm tâm đầy thù hận và chỉ muốn lật đổ cái thứ đang đối diện và đối nghịch với mình, thì bạn sẽ không bao giờ có được sự đồng thuận hoặc chuyển biến trong văn minh, hòa bình và sự tiến bộ, ngoại trừ việc phải trả giá bằng những đòn đánh thông qua vũ lực để mà loại trừ nhau.
Cô đơn và bế tắc, đó chính là sự thật đang chia cách tất cả những con người dù có cùng chí hướng và đích đến nhưng khác nhau về phương cách thực hiện và cả cách nhận thức về chúng.
Bế tắc, là ở việc một phía thì tôn thờ và coi lá cờ màu vàng là đẹp nhất, là tốt nhất và muốn phục hồi nó như quá khứ đã từng tồn tại. Một bên thì với tâm lý của người đang chiếm lĩnh vị thế độc tôn của một đất nước, đang dẫn dắt dân tộc, muốn xóa bỏ những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian loạn lạc binh đao ấy. Và hai ý thức hệ, hai lớp người cứ mãi xung đột khi một bên muốn tìm lại quá khứ, một bên thì muốn phủ nhận nó. Bế tắc và hận thù cứ mãi khoét sâu mà không thể nào hóa giải nổi dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua.
Con người ta vẫn chưa bình yên ngay cả trong nhận thức của mình, thì mong gì điều tốt đẹp trong hòa bình sẽ đến?
Nền cộng hòa tổng thống, một nền dân chủ đã từng tồn tại, đệ nhất hay đệ nhị, dù đã từng hiện diện ở một nửa tổ quốc, nhưng nó đã không thoát khỏi được cuộc chiến vì ý thức hệ mang tính chủ nghĩa và sụp đổ trong tang thương và mất mát trên sinh mạng của hàng triệu người. Nhưng dân tộc và tổ quốc thì chỉ có một, thời gian cũng chỉ có duy nhất một chiều vận động của nó theo hàm nghĩa lịch sử và diễn tiến, không xét về sự đảo ngược thời gian bằng máy móc nào đó nếu sau này nhân loại sáng tạo ra, thế thì tại sao chúng ta có thể nói về dân chủ nếu tiếp tục mang ý thức hệ ra để bàn thảo và tuyên truyền bằng sự cay nghiệt và thù hận, thậm chí đến mức lấn át hết cả lý trí và ý chí? Tại sao ta phải đấu tranh cho thứ dân chủ trong quá khứ? Và những người đó lại tỏ ra chỉ yêu thương, thông cảm và tương trợ những người cùng quan điểm với mình, tức một nửa của dân chủ thì được bao bọc và phần còn lại thì đáng bị loại bỏ, phỉ nhổ? Vậy cờ vàng hay cờ đỏ thì đáng được trân trọng và phần người nào còn lại trong xã hội là đáng bị đối xử tồi tệ nếu xảy ra rằng một bên chiếm lĩnh lịch sử theo chiều ngược lại?
Dân chủ được xây dựng nên là dành cho tất cả mọi người, và nó nằm trong tâm thế từng người dân trên đất nước mà không có loại trừ theo cái cách ngoài luật pháp công bằng và văn minh. Dân chủ được dựng nên ở vào trong tương lai và một đích đến xác thực rõ ràng của phía trước, chứ không phải bằng một chất liệu từ quá khứ. Quá khứ đã qua, dù huy hoàng hay thất bại, đều cần gác lại để đi tìm những giá trị hiện đại thuộc về con đường phía trước. Ta có thể học hỏi và gìn giữ lịch sử, tôn trọng quá khứ, nhưng không có nghĩa như thế là ta tiếp tục mang vác những hận thù và cả những thứ hoài niệm về nó để xây nên ở tương lai.
Chúng ta sẽ không thể ngồi lại với nhau, và đặc biệt ngồi với phía mà đối nghịch về ý thức hệ nếu chúng ta luôn hung hăng và chỉ tìm cách diệt trừ tận gốc rễ kẻ mà còn đang nắm giữ mọi phương tiện, từ quyền lực đến tâm thức, tính chính danh và vị trí của một kẻ cầm quyền.
Còn tại sao chúng ta lại cô đơn?
Chúng ta cô đơn, vì có thể chúng ta nghe được đâu đó vài lời hô hào ủng hộ, ngưỡng mộ những hành động của chúng ta đang làm. Nhưng thử hỏi, nếu xảy ra chuyện gì đó, chẳng hạn rằng chúng ta bị bắt giam, tù đày, dù trái luật và dù ai cũng có thể hiểu rằng đó là hành động bất nhân từ phía nhóm người cai trị đầy quyền lực, thì thử xem rằng liệu có mấy người sẽ xuống đường phản đối, ký thư ngỏ kiến nghị thả tự do cho những người dám dấn thân? Chỉ bày tỏ quan điểm họ còn chưa dám vì rất nhiều lý do, thì đừng mong chúng ta có điểm tựa vững chắc nào bằng một sự tương trợ và giúp đỡ, sự lên tiếng thiết thực nào từ cộng đồng, dù họ cũng sẵn chứa rất nhiều nỗi bức xúc và phẫn nộ, muốn thay đổi nhưng lại chỉ muốn ngồi đợi người khác làm thay công việc cho mình và rồi đến một lúc nào đó “chín mùi” (họ gọi là thời cơ đến và trong sự dò xét khôn ngoan của họ) họ là người được hưởng thành quả đó.
Thật tai hại cho những người dễ dàng tin vào những lời ủng hộ, có vẻ như là khá gay gắt và đầy sự vững chắc trong nó thông qua những bình luận hoặc lời cổ vũ từ nơi xa nào đó sau màn hình máy tính.
Chúng ta, nhất là những người dám lên tiếng, vẫn còn phải dày vò với rất nhiều nỗi cô đơn thường trực, sẽ còn phải đau đớn với chính tâm can và sự trung thực của mình mỗi ngày. Chúng ta còn nhiều nỗi cô đơn và kể cả là bế tắc mất phương hướng, khi nhìn vào sự giãn cách và ly tâm của những thực thể, nhóm người cứ mỗi ngày một rời xa nhau hơn chỉ vì “không cùng phương cách”, đầy rẫy sự hoài nghi và phán xét dành cho nhau, mặc dù vẫn chung một lý tưởng đẹp đẽ nào đó.
Tôi chỉ có một con đường để đi và một điểm tựa để đứng vững, đó là niềm tin, lòng kiên trì và trí tuệ tỉnh táo được trau dồi và chia sẻ mỗi ngày. Tình yêu chân thành được ban ra và cho đi, ta sẽ khiến xã hội tốt đẹp hơn và mọi tư tưởng sẽ dần xích lại gần nhau hơn. Lúc đó, chúng ta có thể làm nên chuyện cho dân tộc này.
Cuối bài, tôi chỉ đặt một câu hỏi bằng một nửa sự chắc chắn mà không trả lời, rằng, chúng ta xây dựng giá trị dành cho con người hay định rằng sẽ gây dựng nên một lá cờ, mà vốn nó chỉ là một biểu trưng trong muôn vàn biểu trưng của mục đích cuối cùng ta cần đạt đến?
Ngay cả khi, người ta cắm một lá cờ phát xít trên một bức tượng đài dân chủ, thì nó cũng không vì thế mà có thể phủ nhận hay bác bỏ đi những giá trị thực của một thể chế đẹp đẽ hay văn minh đang hiện diện.
Về chính trị, từ một quốc gia vẻn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao vào năm 1954, đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có quan hệ hợp tác tốt với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm 2007, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ.
Trả lờiXóaViệt Nam là thành viên của Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ vừa qua ( 2014-2016)…
Về quan hệ kinh tế, cho đến năm 2016, Việt Nam đã nhận được 64 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường; đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), trở thành một mắt xích quan trọng trong các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực, như FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc ; hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại với EU, mở ra những cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn với dân số hơn 1,4 tỷ người và GDP trên 43 nghìn tỷ USD. Hiện nay Việt Nam đang là quốc gia có sức hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ loại nhất khu vực. Phải chăng như vậy là Việt Nam “ cô đơn”, là “bế tắc”, không có đường ra…
Công bằng mà nói Việt Nam đang có nhiều vấn đề kinh tế xã hội cần giải quyết. Điều này chính Đảng CS Việt Nam đã nhận ra và đang xử lý. Đó là sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên của Đảng ở các các ngành, các cấp. Vụ việc “lùm xùm” ở Bộ Công thương, vụ Trịnh Xuân Thanh “ Xe tư, gắn biển xanh”… , hoặc vụ thăng chức “siêu tốc” của “ hot girl” Thanh Hóa là những ví dụ.
Trả lờiXóaCứ thẳng thắn, chân thành mà phê bình, đóng góp ý kiến, đừng sợ còng tay thì không chỉ tốt cho xã hội mà còn giữ được ít nhiều uy tín cho anh em tâm huyết đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Nếu không còn đủ sức khỏe, sự minh mẫn nữa thì hãy nghỉ ngơi vừa có lợi cho mình mà lại không làm phiền người khác. Đây là mấy câu nhắn gửi Luân Lê