Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: Không thể chấp nhận quan điểm của Bộ Tài chính
MAI ANH0 14/04/17 (GDVN) - Theo Tiến sĩ Lưu Bích Hồ thay vì tính tăng thu thuế, tăng tỷ lệ thu thuế, Bộ Tài chính cần đặt ra bài toán giảm chi tiêu công, đặc biệt tỷ lệ chi thường xuyên. Cần lưu ý tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước bình quân những năm qua đã khoảng 21% - 22% GDP. So với các nước đang phát triển thì mức thu của chúng ta đang vào loại cao nhất, các nước chỉ khoảng 15% - 20% GDP.Áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường theo dự thảo Luật bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính, giá xăng chắc chắn sẽ phải tăng. Liệu có thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân? ảnh nguồn: TTXVN
Những lý giải chưa thuyết phục
Ngày 10/4 vừa qua, tại buổi họp báo quý 1/2017, đại diện Bộ Tài chính ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế khẳng định việc đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít là nhằm ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới.
Ông Thi cho rằng việc điều chỉnh tăng khung thuế bảo vệ môi trường là theo kinh nghiệm của quốc tế, một nguyên nhân khác được Bộ Tài chính đưa ra là hiện giá xăng Việt Nam đang thấp hơn 136 quốc gia.
Tỷ lệ thuế (gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,24% đối với xăng; 21,14% đối với diesel; 11,5% đối với dầu hỏa; và 18,4% đối với mazút).
Trước ý kiến của Bộ Tài chính, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: So sánh giá xăng giữa Việt Nam với các nước và coi đó là lý do để điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính chưa đủ thuyết phục.
Tiến sĩ Hồ phân tích, so sánh giá xăng Việt Nam và thế giới phải dựa trên nhiều yếu tố.
Thứ nhất, dựa trên thu nhập bình quân đầu người Việt Nam với các nước, dựa trên sức mua người dân.
Thứ hai, gắn với yếu tố trên, phải căn cứ vào mức sinh hoạt. chi phí của người dân cho việc đi lại (tiền xăng, vé tàu xe) của chúng ta so với các nước.
Ngoài ra phải xem xét khả năng chi trả, đóng thuế của người dân.
"Một yếu tố nữa, vấn đề bảo vệ môi trường ở mỗi nước có tình hình cụ thể khác nhau.
Mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường của xăng dầu ở những nước công nghiệp phát triển cao hơn các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển cũng khác nhau do chính sách trong lĩnh vực này khác nhau.
Những yếu tố đó chúng ta phải đặt ra để cân nhắc toàn diện.
Do đó viện dẫn giá xăng Việt Nam đang thấp để tăng khung thuế bảo vệ môi trường như thế nào cần cân nhắc đầy đủ hơn", Tiến sĩ Hồ nêu quan điểm.
Tiến sĩ Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ảnh: H.Lực
Theo Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định kinh tế đa phương và song phương, do đó phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu khiến nguồn thu ngân sách giảm.
Trong bối cảnh đó, nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại ngân sách và nguồn thu là cần thiết.
Tuy nhiên, nghị quyết không quy định rõ tăng thu ở nguồn thuế nào và tăng như thế nào. Bộ Tài chính cần cân nhắc việc này sao cho hợp lý, tránh những tác động xấu có thể xảy ra.
"Một vấn đề nữa là thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì phải sử dụng vào đúng mục đích bảo vệ môi trường.
Vừa rồi qua báo chí có thông tin đại diện Bộ Tài chính nói rằng quy định thu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu không nhất thiết phải chi cho bảo vệ môi trường.
Nếu đúng đây là ý kiến chính thức của Bộ Tài chính thì không thể chấp nhận được.
Tăng thuế bảo vệ môi trường thì phải sử dụng nguồn thu này phục vụ tối đa cho bảo vệ môi trường", Tiến sĩ Hồ khẳng định.
Cần tập trung vào tiết kiệm chi hơn là tăng thu
Theo Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Bộ Tài chính phải dấn tới tăng thu thuế, tăng thêm tỷ lệ thu.
Tuy nhiên cần lưu ý tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước bình quân những năm qua đã khoảng 21% - 22% GDP.
So với các nước đang phát triển thì mức thu của chúng ta đang vào loại cao nhất, các nước chỉ khoảng 15% - 20% GDP.
"Chúng ta luôn kêu gọi xã hội hóa đầu tư, tháo cởi về chính sách để khuyến khích đầu tư của kinh tế tư nhân đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
Một hướng cần thiết là để lại nguồn thu cho người ta tái đầu tư sản xuất kinh doanh chứ không nên thu quá nhiều.
Bài học người xưa “khoan sức dân” chính là ở đây, phải thật sự khuyến khích người dân tăng mạnh đầu tư cho phát triển.
Do đó, việc cơ cấu lại để tăng nguồn thu cần cân nhắc theo hướng đó", ông Hồ đề xuất.
Để ổn định ngân sách, chuyên gia này cho rằng cần tập trung xem lại việc chi tiêu ngân sách. Theo ông Hồ, hiện nay chi ngân sách đang chi vượt thu quá nhiều, đặc biệt chi thường xuyên, chi trả nợ.
Tình hình hiện nay là cứ thiếu bao nhiêu, chúng ta lại tìm cách tăng thu để bù vào nhưng không kiên quyết giảm chi mà đáng nhẽ tư duy phải đặt ngược lại là giảm chi để bớt áp lực cho ngân sách, cho tăng thu.
"Để kéo mức chi xuống, chỉ có thể giảm chi tiêu thường xuyên. Trong chi ngân sách hiện nay đầu tư công đang ở mức thấp, chỉ khoảng 10%, chi trả nợ 25% -26%, còn lại là chi thường xuyên.
Trong chi thường xuyên, chủ yếu chi để trả lương cho bộ máy cồng kềnh và nhiều khoản chi phí công khác.
Chúng ta nói tiết kiệm nhưng mấy năm qua tiết kiệm được rất ít, năm nào cũng tăng thu thì tăng chi, thậm chí tốc độ chi còn vượt thu, bội chi không kéo xuống được thì tăng thu bao nhiêu cũng không đủ", chuyên gia Lưu Bích Hồ nhận xét.
Theo ông Hồ, nếu cứ chi như hiện nay sẽ không đảm bảo được sự vững chắc cho nền tài chính quốc gia.
Ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân
Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 10/3, Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, đây mới là đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường và khẳng định việc điều chỉnh này chưa ảnh hưởng tới giá xăng dầu, cuộc sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Bình luận về ý kiến này của Bộ Tài chính, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ cho rằng, cách giải thích của Bộ Tài chính cũng thiếu thuyết phục.
Theo ông Hồ, khi đề xuất khung thuế được Quốc hội thông qua có nghĩa Bộ Tài chính được tăng, giảm thoải mái giá trong khung đó mà không phải trình Quốc hội.
Do vậy nếu Bộ Tài chính nới khung thuế đến 8.000 đồng/lít đồng nghĩa với việc Bộ có thể tăng tới kịch khung mà không ai phản đối được.
Cách lý giải của Bộ Tài chính chỉ là một cách nói để trấn an người dân và doanh nghiệp, khó thuyết phục.
Đặt giả thiết khung thuế bảo vệ môi trường tăng từ 3.000 đồng/ lít lên đến 8.000 đồng/ lít (tức tăng 5.000 đồng/lít), con số này bằng hơn 30% giá xăng dầu hiện nay.
Bộ Tài chính so sánh tỷ lệ thuế - như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng - trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp, là 37,24% đối với xăng, thấp hơn so với Hàn Quốc, hiện là 70,3% hay Campuchia, là khoảng 40%, Lào, là khoảng 56%.
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Hồ, cần thấy mức tỷ lệ thuế/giá xăng dầu ở các nước cho dù cao hơn Việt Nam, nhưng trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm bao nhiêu phần trăm cần phải làm rõ.
Chưa nói đến việc ngoài thuế bảo vệ môi trường xăng dầu còn phải chịu các thứ thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên với nguồn khai thác trong nước.
“Khung tăng thuế bảo vệ môi trường lên tới 8.000 đồng/ lít là quá cao”, Tiến sĩ Hồ nêu quan điểm.
Dựa trên khung thuế bảo vệ môi trường tăng như Bộ Tài chính đề xuất nếu được Quốc hội thông qua thì thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này sẽ tăng ngay, khi đó giá xăng tăng theo.
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây không phải là chính sách tốt lúc này.
Một vấn đề quan trọng nữa là việc tăng thuế bảo vệ môi trường cần đi cùng với giảm bớt tỷ lệ sử dụng nguồn xăng dầu khai thác tự nhiên và tăng tỷ lệ sử dụng xăng sinh học.
Vì thế tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu phải hướng đến việc khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học thay cho xăng dầu khai thác tự nhiên.
“Có thể tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu khai thác tự nhiên, giảm thuế này với xăng sinh học.
Đây cũng chính là cách vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vừa là cách tôt để bảo vệ môi trường, vừa thêm lựa chọn của người dân sử dụng xăng sinh học”, Tiến sĩ Hồ cho biết.
Đây cũng là hướng vào sự phát triển kinh tế thân thiện với môi trường.
Mai Anh
Ngày 10/4 vừa qua, tại buổi họp báo quý 1/2017, đại diện Bộ Tài chính ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế khẳng định việc đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít là nhằm ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới.
Ông Thi cho rằng việc điều chỉnh tăng khung thuế bảo vệ môi trường là theo kinh nghiệm của quốc tế, một nguyên nhân khác được Bộ Tài chính đưa ra là hiện giá xăng Việt Nam đang thấp hơn 136 quốc gia.
Tỷ lệ thuế (gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,24% đối với xăng; 21,14% đối với diesel; 11,5% đối với dầu hỏa; và 18,4% đối với mazút).
Trước ý kiến của Bộ Tài chính, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: So sánh giá xăng giữa Việt Nam với các nước và coi đó là lý do để điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính chưa đủ thuyết phục.
Tiến sĩ Hồ phân tích, so sánh giá xăng Việt Nam và thế giới phải dựa trên nhiều yếu tố.
Thứ nhất, dựa trên thu nhập bình quân đầu người Việt Nam với các nước, dựa trên sức mua người dân.
Thứ hai, gắn với yếu tố trên, phải căn cứ vào mức sinh hoạt. chi phí của người dân cho việc đi lại (tiền xăng, vé tàu xe) của chúng ta so với các nước.
Ngoài ra phải xem xét khả năng chi trả, đóng thuế của người dân.
"Một yếu tố nữa, vấn đề bảo vệ môi trường ở mỗi nước có tình hình cụ thể khác nhau.
Mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường của xăng dầu ở những nước công nghiệp phát triển cao hơn các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển cũng khác nhau do chính sách trong lĩnh vực này khác nhau.
Những yếu tố đó chúng ta phải đặt ra để cân nhắc toàn diện.
Do đó viện dẫn giá xăng Việt Nam đang thấp để tăng khung thuế bảo vệ môi trường như thế nào cần cân nhắc đầy đủ hơn", Tiến sĩ Hồ nêu quan điểm.
Tiến sĩ Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ảnh: H.Lực
Theo Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định kinh tế đa phương và song phương, do đó phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu khiến nguồn thu ngân sách giảm.
Trong bối cảnh đó, nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại ngân sách và nguồn thu là cần thiết.
Tuy nhiên, nghị quyết không quy định rõ tăng thu ở nguồn thuế nào và tăng như thế nào. Bộ Tài chính cần cân nhắc việc này sao cho hợp lý, tránh những tác động xấu có thể xảy ra.
"Một vấn đề nữa là thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu thì phải sử dụng vào đúng mục đích bảo vệ môi trường.
Vừa rồi qua báo chí có thông tin đại diện Bộ Tài chính nói rằng quy định thu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu không nhất thiết phải chi cho bảo vệ môi trường.
Nếu đúng đây là ý kiến chính thức của Bộ Tài chính thì không thể chấp nhận được.
Tăng thuế bảo vệ môi trường thì phải sử dụng nguồn thu này phục vụ tối đa cho bảo vệ môi trường", Tiến sĩ Hồ khẳng định.
Cần tập trung vào tiết kiệm chi hơn là tăng thu
Theo Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Bộ Tài chính phải dấn tới tăng thu thuế, tăng thêm tỷ lệ thu.
Tuy nhiên cần lưu ý tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước bình quân những năm qua đã khoảng 21% - 22% GDP.
So với các nước đang phát triển thì mức thu của chúng ta đang vào loại cao nhất, các nước chỉ khoảng 15% - 20% GDP.
"Chúng ta luôn kêu gọi xã hội hóa đầu tư, tháo cởi về chính sách để khuyến khích đầu tư của kinh tế tư nhân đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
Một hướng cần thiết là để lại nguồn thu cho người ta tái đầu tư sản xuất kinh doanh chứ không nên thu quá nhiều.
Bài học người xưa “khoan sức dân” chính là ở đây, phải thật sự khuyến khích người dân tăng mạnh đầu tư cho phát triển.
Do đó, việc cơ cấu lại để tăng nguồn thu cần cân nhắc theo hướng đó", ông Hồ đề xuất.
Để ổn định ngân sách, chuyên gia này cho rằng cần tập trung xem lại việc chi tiêu ngân sách. Theo ông Hồ, hiện nay chi ngân sách đang chi vượt thu quá nhiều, đặc biệt chi thường xuyên, chi trả nợ.
Tình hình hiện nay là cứ thiếu bao nhiêu, chúng ta lại tìm cách tăng thu để bù vào nhưng không kiên quyết giảm chi mà đáng nhẽ tư duy phải đặt ngược lại là giảm chi để bớt áp lực cho ngân sách, cho tăng thu.
"Để kéo mức chi xuống, chỉ có thể giảm chi tiêu thường xuyên. Trong chi ngân sách hiện nay đầu tư công đang ở mức thấp, chỉ khoảng 10%, chi trả nợ 25% -26%, còn lại là chi thường xuyên.
Trong chi thường xuyên, chủ yếu chi để trả lương cho bộ máy cồng kềnh và nhiều khoản chi phí công khác.
Chúng ta nói tiết kiệm nhưng mấy năm qua tiết kiệm được rất ít, năm nào cũng tăng thu thì tăng chi, thậm chí tốc độ chi còn vượt thu, bội chi không kéo xuống được thì tăng thu bao nhiêu cũng không đủ", chuyên gia Lưu Bích Hồ nhận xét.
Theo ông Hồ, nếu cứ chi như hiện nay sẽ không đảm bảo được sự vững chắc cho nền tài chính quốc gia.
Ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân
Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 10/3, Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, đây mới là đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường và khẳng định việc điều chỉnh này chưa ảnh hưởng tới giá xăng dầu, cuộc sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Bình luận về ý kiến này của Bộ Tài chính, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ cho rằng, cách giải thích của Bộ Tài chính cũng thiếu thuyết phục.
Theo ông Hồ, khi đề xuất khung thuế được Quốc hội thông qua có nghĩa Bộ Tài chính được tăng, giảm thoải mái giá trong khung đó mà không phải trình Quốc hội.
Do vậy nếu Bộ Tài chính nới khung thuế đến 8.000 đồng/lít đồng nghĩa với việc Bộ có thể tăng tới kịch khung mà không ai phản đối được.
Cách lý giải của Bộ Tài chính chỉ là một cách nói để trấn an người dân và doanh nghiệp, khó thuyết phục.
Đặt giả thiết khung thuế bảo vệ môi trường tăng từ 3.000 đồng/ lít lên đến 8.000 đồng/ lít (tức tăng 5.000 đồng/lít), con số này bằng hơn 30% giá xăng dầu hiện nay.
Bộ Tài chính so sánh tỷ lệ thuế - như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng - trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp, là 37,24% đối với xăng, thấp hơn so với Hàn Quốc, hiện là 70,3% hay Campuchia, là khoảng 40%, Lào, là khoảng 56%.
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Hồ, cần thấy mức tỷ lệ thuế/giá xăng dầu ở các nước cho dù cao hơn Việt Nam, nhưng trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm bao nhiêu phần trăm cần phải làm rõ.
Chưa nói đến việc ngoài thuế bảo vệ môi trường xăng dầu còn phải chịu các thứ thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên với nguồn khai thác trong nước.
“Khung tăng thuế bảo vệ môi trường lên tới 8.000 đồng/ lít là quá cao”, Tiến sĩ Hồ nêu quan điểm.
Dựa trên khung thuế bảo vệ môi trường tăng như Bộ Tài chính đề xuất nếu được Quốc hội thông qua thì thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này sẽ tăng ngay, khi đó giá xăng tăng theo.
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây không phải là chính sách tốt lúc này.
Một vấn đề quan trọng nữa là việc tăng thuế bảo vệ môi trường cần đi cùng với giảm bớt tỷ lệ sử dụng nguồn xăng dầu khai thác tự nhiên và tăng tỷ lệ sử dụng xăng sinh học.
Vì thế tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu phải hướng đến việc khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học thay cho xăng dầu khai thác tự nhiên.
“Có thể tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu khai thác tự nhiên, giảm thuế này với xăng sinh học.
Đây cũng chính là cách vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vừa là cách tôt để bảo vệ môi trường, vừa thêm lựa chọn của người dân sử dụng xăng sinh học”, Tiến sĩ Hồ cho biết.
Đây cũng là hướng vào sự phát triển kinh tế thân thiện với môi trường.
Mai Anh
http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Tien-si-Luu-Bich-Ho-Khong-the-chap-nhan-duoc-quan-diem-cua-Bo-Tai-chinh-post175806.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét