Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Những đề toán cho trẻ làm điên đầu người lớn

Những đề toán cho trẻ làm điên đầu người lớn
Đề toán lớp 1:
Đề toán này có câu 1C và 1D gây nhiều tranh cãi. 
Chữ màu đỏ của cô giáo: S là sai, khoanh tròn là đúng.

Đề toán lớp 2

 

Đề Toán lớp 3

6 ÷ 2 (1+2) = ?

Đề bài: Đặt tính rồi tính


Phương án 1: Theo hình vẽ ta có số 2 là số trung tâm của tam giác xuôi và ngược nên kết quả của hai phép tính như sau:
- Khi nhìn vào tam giác xuôi ta có phép tính: 5 – 2 – 1 = 2;
- Còn nhìn vào tam giác ngược ta có phép tính: 10 – 2 – 6 = 2
Vậy số điền vào dấu (?) sẽ là 6.
Phương án 2: Vẫn xác định số 2 ở giữa là số trung tâm thì nhìn hình vẽ ta có phép toán đối xứng như sau:
- Ba cánh trên gồm các số 10, 2 và 2 nên ta có phép tính: 10 + 2 + 2 + 2 = 16
- Ba cánh dưới gồm số 5, 1 và một số chưa bíết. Vậy 5 + 1 + 2 = 8 + 8 + 16
Vậy số điền vào dấu (?) sẽ là 8.
Phương án 3: Theo hình vẽ ta có:
- Nhìn vào tam giác xuôi ta có phép tính: 5 – 2 – 2 – 1 = 0
- Nhìn vào tam giác ngược ta có phép tính: 10 – 2 – 2 – 6 = 0
Vậy số cần điền vào dấu (?) là 6.

Cũng có ý kiến cho rằng số cần điền vào dấu (?) là số 2. Còn bạn có đồng tình với 1 trong các đáp án nêu trên hay có cách giải khác? (theo Vietnamnet)

Đề toán lớp 5

 

Qua tìm hiểu của Thanh Niên, đề toán có 4 câu, trong đó câu 4 yêu cầu: “Tính chu vi và diện tích hình ABCD có gạch chấm dưới đây: (ảnh)”. Đáp án của Phòng Giáo dục Q.Bình Thạnh như sau: Chu vi hình tròn đường kính AD: 5x3,14 = 15,7 (cm). Chu vi hình tròn là 15,7+5+5 = 25,7 (cm). Ghép nửa hình tròn đường kính BC vào nửa hình tròn đường kính AD. Khi đó hình ABCD sẽ trở thành hình vuông. Diện tích ABCD là: 5x5 = 25 (cm2). Tuy nhiên, do đề thi không rõ ràng nên dẫn đến việc học sinh hiểu và giải theo 2 cách khác nhau, cho kết quả không giống nhau.

Ông Dương Văn Hùng, chuyên viên phụ trách môn toán Phòng Giáo dục Q.Bình Thạnh, giải thích: “Đáng lý ra, đường AD phải liền nét, còn BC là đứt quãng mới đúng. Như vậy, học sinh sẽ làm đúng đáp án của phòng. Nhưng do lỗi kỹ thuật trong lúc vẽ hình trên máy tính, khiến cho đề có 2 cách giải và ra 2 kết quả khác nhau”. Có học sinh tính diện tích hình ABCD gạch chấm trong hình vuông ABCD, số khác tính diện tích toàn bộ hình gạch chấm ABCD (đúng mục đích và đáp án của phòng). “Một bài toán có 2 kết quả khác nhau là không đúng nguyên tắc nên chúng tôi buộc lòng phải hủy kết quả. Đây thật sự là sơ suất đáng tiếc của chúng tôi trong khâu ra đề”, ông Hùng nói thêm.
Trước tình hình này, Phòng Giáo dục sửa khung điểm đáp án như sau: Điểm câu 4 (1 điểm) sẽ chuyển vào câu 3 (câu này 2 điểm nay nâng thành 3 điểm).

Minh Luân/ Thanhnien
Những đề thi gây thắc mắc

Chị Linh, có con học lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc quận An Dương (Hải Phòng), chia sẻ về phiếu kiểm tra của con với sự ấm ức. Một câu hỏi trong phiếu này ra cho 10> ... >7, có bốn phương án trả lời là a: 8,9; b: 10,9; c: 8,7; d: 8, đề nghị học sinh khoanh tròn phương án đúng.

Bé Hồng, con chị Linh, khoanh tròn phương án d. Nhưng cô giáo gạch chéo phần trả lời này của bé Hồng, ghi "sai" và không cho điểm. Chị Linh nói: "Phương án a dĩ nhiên là đúng và đầy đủ hơn nhưng cách chữa bài, trừ điểm của cô mà không giải thích khiến trẻ con tưởng phương án d là sai. Trong khi điền số 8 vào phần bỏ trống ở câu hỏi trên hoàn toàn không sai.

Chị Thủy có con học lớp 2 trường tiểu học quốc tế Thăng Long (Hà Nội) kể: "Trong phiếu ôn tập cuối năm của con có bài toán cho 13 cây bưởi và 17 cây cam trong vườn, hỏi tổng số cây. Con gái của chị Thủy cho đáp án 13+17= 30 (cây bưởi và cam) và cũng bị trừ điểm. "Theo cô giáo chỉ được ghi 30 (cây)" - chị bức xúc.
Đề ôn thi trạng nguyên lớp 2 ở một trường tiểu học tại Hà Nội được một phụ huynh đưa lên mạng xã hội Facebook có câu: “Số liền sau số lớn nhất có hai chữ số giống nhau là số mấy?”. Đề cho bốn đáp án: 9, 10, 11 hoặc 12. Bé Châu không chọn một trong bốn đáp án đề cho, em ghi vào ô trả lời đáp án là 100, vì theo em số lớn nhất có hai chữ số giống nhau là số 99 chứ không phải 11. Em cũng sửa luôn bốn đáp án của đề cho thành 90, 100, 110 và 120.

Chị Hải, mẹ của Châu, băn khoăn đặt câu hỏi: “Đề thi toán lớp 2 có 10 câu, riêng ba câu đầu hỏi một đằng trả lời một nẻo, hỏi trạng nguyên ở đâu ra?”. Ở câu số 2: 15 cộng với số liền trước nó bằng? nhưng bốn phương án cô giáo cho để lựa chọn lại là 16, 30, 12 và 28. Câu 3: Năm nay Minh có số tuổi bằng số bé nhất có hai chữ số. Hỏi hai năm trước Minh bao nhiêu tuổi? Bốn đáp án để lựa chọn là: 10, 9, 29 và 7. Bé Châu phải ghi vào ô đáp án câu này là: “Không có đáp án”.

Ông N.Đ.T., phụ huynh có con học lớp 1 tại Hà Nội, cũng đưa lên trang cá nhân của mình một đề thi mà ông đang giải cùng con với lời ngỏ: “Ai máy móc hơn học sinh lớp 1?”. Đề cho: Đàn gà có 2 con gà trống và 5 con gà mái. Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con? Khoanh vào câu trả lời đúng. “Con tôi nói bố ơi đáp án “2+5=7 (con gà)” mới là đáp án chính xác. Còn những đáp án khác như “2+5=7” hay “2+5=7 con gà” đều không đúng. Phải có dấu ngoặc đơn. Thật là một sự rập khuôn và máy móc, rườm rà, phức tạp không cần thiết”, ông bức xúc cho biết.
(Theo Tuổi trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét