Báo Đức đặt câu hỏi về khẩu súng bắn chết ông Lê Đình Kình
Hiếu Bá Linh, tổng hợp 16-9-2020 - Cảnh sát Việt Nam (thủ phạm đã được xác định là Thượng tá Đặng Viết Quảng) có sử dụng súng MP5 của hãng Đức Heckler & Koch để bắn chết ông Lê Đình Kình hay không? Đó nội dung chính yếu của bài báo trên nhật báo TAZ của Đức (báo in), số ra ngày 16-9-2020. Sau khi báo chí đặt nghi vấn về khẩu súng bắn chết ông Lê Đình Kình, là khẩu súng MP5 do Đức sáng chế, có lẽ trong thời gian tới các đảng đối lập sẽ chất vấn Chính phủ Đức về vấn đề này và yêu cầu phải làm sáng tỏ.Tuy nhiên, hãng Heckler & Koch giải thích, trong thời gian Chiến tranh Lạnh diễn ra cuộc đối đầu giữa Đông và Tây, hãng Heckler & Koch đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Liên bang Đức để cấp giấy phép sản xuất (chuyển giao công nghệ và cho phép sản xuất) tại 6 quốc gia. Đó là các nước: Vương quốc Anh (1970), Hy Lạp (1977), Mexico (1982), Thổ Nhĩ Kỳ (1982), Pakistan (1983) và Ả Rập Xê Út (1985).
Theo tuần báo Anh Jane’s Defence Weekly, hồi năm 2007 Việt Nam mua 100 khẩu súng tiểu liên MP5 (Pakistan đặt tên là SMG-PK) và 50 khẩu súng trường bắn tỉa PSR-90 từ công ty quốc doanh POF sản xuất vũ khí ở Rawalpindi (Pakistan), tiếp theo sau một hợp đồng tương tự hồi năm ngoái.
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin, Việt Nam mua các loại súng MP5 từ Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ để trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm.
Theo số liệu của cơ quan đăng ký vũ khí của Liên Hiệp Quốc (UNROCA), năm 2016 Thổ Nhĩ Kỳ đã bán cho Việt Nam 915 khẩu súng MP5, phiên bản A3.
Thống kê năm 2016 của cơ quan đăng
ký vũ khí của Liên Hiệp Quốc (UNROCA)
Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ có được phép bán súng MP5 cho Việt Nam hay không?
Về câu hỏi của báo TAZ “Vậy Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ có được phép bán súng MP5 cho Việt Nam hay không?”, Phát ngôn viên Marco Seliger của hãng Heckler & Koch trả lời rằng: “Giấy phép luôn phải tuân thủ theo các điều kiện đặc biệt do Chính phủ Liên bang Đức áp đặt, bao gồm lệnh cấm chuyển giao hoặc xuất khẩu“. Giấy phép chỉ cho phép sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, không được phép xuất khẩu.
Đặc biệt, Phát ngôn viên Marco Seliger lưu ý, “chúng tôi thường phát hiện ra rằng có những công ty chế tạo vũ khí tương tự như MP5 hoặc các sản phẩm khác của Heckler & Koch, nhưng không có giấy phép của hãng chúng tôi”. Đó là những sản phẩm “nháy” bất hợp pháp. Bắt chước sản xuất súng như thế là vi phạm bản quyền của hãng chúng tôi.
Nữ phát ngôn viên về chính sách quốc phòng của đảng Xanh, bà Katja Keul, nói với báo TAZ rằng, đáng lẽ ra những giấy phép như vậy không bao giờ được cấp cho các nước thứ ba, “bởi vì không thể kiểm soát toàn bộ và kiểm tra trong mọi thời gian”. Những giấy phép được cấp cách đây hơn 30 năm mà hiện nay vẫn còn gây chết chóc.
Sau khi báo chí đặt nghi vấn về khẩu súng bắn chết ông Lê Đình Kình, là khẩu súng MP5 do Đức sáng chế, có lẽ trong thời gian tới các đảng đối lập sẽ chất vấn Chính phủ Đức về vấn đề này và yêu cầu phải làm sáng tỏ.
https://baotiengdan.com/2020/09/17/vu-dong-tam-bao-duc-dat-cau-hoi-ve-khau-sung-ban-chet-ong-le-dinh-kinh/
____
Nguồn:
https://taz.de/Justiz-in-Vietnam/!5709813/
https://www.unroca.org/turkey/report/2016/
____
Nguồn:
https://taz.de/Justiz-in-Vietnam/!5709813/
https://www.unroca.org/turkey/report/2016/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét