Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Thế giới ‘phát sốt’ vì vụ 320.000 BCS ‘tái chế’ ở Việt Nam

Thế giới ‘phát sốt’ vì vụ 320.000 bao cao su ‘tái chế’ ở Việt Nam
25 tháng 9 2020 - Truyền thông và khán giả nước ngoài đang rất quan tâm một câu chuyện ở tỉnh Bình Dương, nơi cho hay đã đã bắt quả tang và thu giữ khoảng 324.000 bao cao su đã qua sử dụng đã tái chế và sắp tái chế. Cũng nhiều người không tin câu chuyện này có thật. Tuy vậy, tin này đang gây thu hút với nhiều độc giả ở nước ngoài.

Tang vật
Báo chí Việt Nam trước đó cho biết, Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên kiểm tra đột xuất khu nhà trọ tại Tổ 4, Đường DX12, khu phố Hóa Nhựt, phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Đoàn kiểm tra phát hiện quả tang bà Phạm Thị Thanh Ngọc, sinh năm 1987, quê quán tỉnh Nghệ An và một số công nhân đang phân loại, rửa, gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng, không bao bì, không ghi nhãn, không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.

Thông tấn xã Việt Nam tường thuật: "Qua khai nhận, cứ mỗi tháng một lần, bà Ngọc nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người không rõ địa chỉ để súc rửa, phơi khô, phân loại và dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới và giao hàng đã gia công cùng ngày với nhận hàng gia công.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ khoảng 324.000 đơn vị sản phẩm (360kg) tang vật gồm bao cao su đã qua sử dụng chưa tái chế và đã tái chế, chuyển cơ quan chức năng để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật."

Câu chuyện đã được nhiều hãng tin quốc tế đưa tin.

Không chỉ BBC News mà các báo như The Guardian, Independent, Daily Mail ở Anh cũng chạy tin này, trích nguồn của truyền thông Việt Nam.

Kênh CNN của Hoa Kỳ và Đài truyền hình quốc gia Ba Lan TVP có bản tin nói về chuyện 'condom đã qua sử dụng, được tái chế' ở Bình Dương, Việt Nam.

Cùng lúc, nhiều câu hỏi được đặt ra cả ở nước ngoài và trên mạng xã hội Việt Nam về tính xác thực mà lời khai của nhóm 'tái chế bao cao su' nói với nhà chức trách về nguồn hàng và 'quy trình tẩy rửa' bao đã sử dụng.

Đặc biệt, ở trang Facebook của BBC News Tiếng Anh, chỉ vài giờ sau khi đưa tin này, đã có hơn 15.000 like và 8.000 lượt chia sẻ.

Cũng nhiều người không tin câu chuyện này có thật.

Tuy vậy, tin này đang gây thu hút với nhiều độc giả ở nước ngoài.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54294202

3 nhận xét:

  1. Quảng bá đất nước Việt Nam qua kênh CNN,BBC News...không mất tiền... đẹp mặt chưa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TRƠ MẶT RỒI THÌ SỢ GÌ, NGƯỜI VN ANH HÙNG KHÔNG BAO GIỜ BIẾT SỢ NHÉ.

      Xóa
  2. Quảng bá đất nước Việt Nam qua kênh CNN,BBC News...không mất tiền... đẹp mặt chưa?

    Trả lờiXóa