Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Tòa Đại sứ Mỹ và tấm bản đồ Việt Nam

Việc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội “nhá đèn” về tấm bản đồ có HS và TS là một thông điệp rất rõ ràng của Mỹ đối với VN: Nếu VN cứ chơi trò đu dây bắt cá hai tay thì đừng mơ đến việc Mỹ công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Thậm chí hiện giờ Mỹ đang rất thiện chí với VN, đã và đang nhân nhượng VN rất nhiều trong giao dịch thương mại nhưng nếu VN cứ bá vai bá cổ Tàu và ôm hôn thắm thiết Tập Cận Bình mãi thì bất ngờ Mỹ có thể "trở mặt nhanh như trở bánh tráng"; VN không chỉ bị đuổi ra khỏi HS, TS mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng đua nhau tháo chạy khỏi VN như với TQ hiện nay. Lúc đó thì cả nước chỉ còn nước đi ăn mày (hiện nay đi cũng nhiều rồi), vì tài nguyên cạn kiệt, nợ nước ngoài tùm lum...
Tòa Đại sứ Mỹ và tấm bản đồ Việt Nam
fb Trương Nhân Tuấn 19-9-2020 - V
iệc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội “nhá đèn” về tấm bản đồ có HS và TS là một thông điệp mạnh mẽ đến VN. Mỹ vẫn “để cửa” nhìn nhận HS và TS thuộc VN, như đã từng làm các việc này trong các cuộc đàm phán hậu chiến tranh Thế chiến thứ II. Sắp tới nguyên tắc “một Trung quốc” của Mỹ sẽ chấp dứt và Đài Loan có thể được Mỹ nhìn nhận là “quốc gia độc lập”. Không có điều gì có thể ngăn cản Mỹ nhìn nhận HS và TS thuộc về VN, hay thuộc Đài Loan, hay TQ.
Bản đồ Việt Nam mà Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đăng tải trên trang Facebook chính thức có hình ảnh các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn: FB US Embassy in Hanoi

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hôm 9 tháng chín đăng bài báo kỷ niệm 25 năm ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết và bản đồ vẫn còn nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị gỡ xuống. Báo chí Việt Nam bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

Lúc Tòa đại sứ mới đăng bản đồ có HS và TS, học giả cuồng Trump nhiều người không ngại tốn nước miếng ca ngợi ý chí của Trump là “đánh chết mẹ thằng Tàu”. Nay bản đồ HS và TS lấy xuống, bài viết còn kia, không thấy “học giả” nào có lời giải thích thuyết phục.

Có người phê bình rằng “Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng”. Điều này chính xác hơn nếu ta áp dụng cho bản thân tổng thống Trump.

Việc đăng lên để một tuần rồi lấy xuống không hề là một sự lầm lẫn (kiểu lỗi do thằng đánh máy) của tòa Đại sứ Mỹ. Đây là một hành vi tuy kém phần tế nhị ngoại giao nhưng nó là một thủ đoạn chính trị có tính toán.

Nhiều người cho rằng tranh chấp chủ quyền HS và TS là một phần trong tranh chấp ở Biển Đông. Điều này không đúng lắm. Thực tế cho thấy mọi tranh chấp ở Biển Đông đều có nguồn gốc từ tranh chấp chủ quyền HS, TS (và một số bãi cạn khác thuộc về thềm lục địa Phi, Mã lai, Indonesia…).

Không cần nhìn lên bản đồ “lưỡi bò” của TQ người ta mới thấy điều đó. Nhìn bản đồ “bụng chửa” của VN ta cũng thấy tương tự.

Đối với Phi, tranh chấp đến từ sự “chồng lấn” vùng biển Kinh tế độc quyền và Thềm lục địa của hai quần đảo HS và TS thuộc chủ quyền VN đối với các đảo thuộc lãnh thổ của Phi. Đối với Mã lai (và Brunei), tranh chấp cũng đến từ một lý do như vậy.

Tranh chấp ở biển Đông sẽ tan biến đi (hoặc giảm bớt 90%) nếu hai quần đảo HS và TS được xác định là hai “quần thạch”, các đảo thuộc hai nhóm này là “đá”, theo điều 121 khoản 3 UNCLOS.

Điều 121 khoản 3 UNCLOS nói rằng những đảo nào không thích hợp cho con người sinh sống hay không có một nền kinh tế tự tại thì đảo đó không có vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý tính từ đường cơ bản) và thềm lục địa.

Sự “mù mờ” trong định nghĩa này của UNCLOS khiến quốc gia nào có lãnh thổ là “đảo” cũng đưa ra yêu sách “tối đa”. Bất kể đảo lớn nhỏ bao nhiêu, con người có thể sinh sống trên đảo hay không, đảo có nền kinh tế tự tại hay không… tất cả đều có yêu sách vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa như là lãnh thổ trên lục địa.

Lãnh thổ các quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật… đều có các đảo cực kỳ nhỏ bé, diện tích tương tự các đảo TS, các quốc gia này vẫn xem các đảo đó là “đảo”, như định nghĩa của điều 121 khoản 1 và 2.

Sự việc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội “tráo bài ba lá”, làm lóa mắt một số người. Chủ quyền lãnh thổ HS và TS là quan trọng, không phải vì nó cho phép con người sinh sống (hay không), mà vì lợi ích kinh tế phát sinh từ vùng Kinh tế độc quyền và thềm lục địa (200 hải lý tính từ đường cơ bản) cũng như lợi ích địa chiến lược kiểm soát hải đạo có giá trị trên 5 ngàn tỉ đô la hàng hóa thông thương.

***

Trở lại “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ. Lập trường của các quốc gia Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức… đều rõ rệt qua các văn bản đã công bố là họ không ủng hộ phía nào trong tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ở Biển Đông. Điều mà các quốc gia này “bảo vệ”, thứ nhứt “quyền tự do không lưu và hải hành” trên Biển Đông và thứ hai UNCLOS phải được áp dụng một cách “thống nhứt và phổ cập” cho tất cả các quốc gia.

Như tôi đã viết, ý chí của các quốc gia này là muốn bộ Luật quốc tế về biển (UNCLOS) trở thành “Erga Omnes”, một thứ luật lệ áp dụng đồng đẳng cho tất cả các quốc gia tranh chấp.

Điều này không hẵn sẽ “cứu” được VN và các quốc gia (như Phi, Mã lai…) thoát khỏi các yêu sách của TQ.

Bởi vì việc “phân định biển” không được “luật hóa – codification” trong bộ UNCLOS. Các quốc gia có thể phân định theo cách “tùy thích”, miễn sao hai bên được “thỏa mãn”.

Vì vậy không ai có thể cấm cản việc phân định ranh giới biển giữa hai quốc gia, thí dụ VN-TQ, VN-Phi… mà hiệu lực các đảo HS và TS không đặt trên tiêu chuẩn nào.

Ngay cả khi phán quyết của tòa PCA 14 tháng bẩy 2016 đã giải thích rằng tất cả các “đảo” thuộc TS đều là “đá”, ngay cả đảo Ba bình lớn nhứt TS. Thì không có gì cấm cản giữa VN và TQ, nếu hai bên này có “ý kiến khác” với nội dung phán quyết nói trên.

Cũng vì việc này tôi nhiều lần khuyến cáo VN cần vận động các quốc gia (action popularis) sao cho Phán quyết của Tòa PCA 14-7-2016 trở thành “luật” (erga omnes).

Vận động của VN chỉ thành công “chừng mực”. Các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc… chỉ ủng hộ việc áp dụng UNCLOS và không hoàn toàn ủng hộ phán quyết của PCA, ngoài việc phản bác danh nghĩa “quyền lịch sử” của TQ ở Biển Đông. Đơn giản vì quyền này không được công pháp quốc tế nhìn nhận.

Tức là VN vẫn “cô đơn” trong “cuộc chiến công hàm”. Đến nay VN vẫn không thể phản biện được TQ những lập luận mà TQ đã nêu ra trong công hàm 17 tháng tư 2020. TQ cho rằng VN đã bị “Estoppel” sau khi đã nhìn nhận HS và TS thuộc chủ quyền của TQ qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Nếu các quốc gia nhìn nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS, hệ quả VN sẽ phải phân định biển với TQ mà hiệu lực HS và TS (về vùng kinh tế độc quyền và thềm luc địa) là yếu tố quyết định.

Do đó việc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội “nhá đèn” về tấm bản đồ có HS và TS là một thông điệp mạnh mẽ đến VN. Mỹ vẫn “để cửa” nhìn nhận HS và TS thuộc VN, như đã từng làm các việc này trong các cuộc đàm phán hậu chiến tranh Thế chiến thứ II.

Sắp tới nguyên tắc “một Trung quốc” của Mỹ sẽ chấp dứt và Đài Loan có thể được Mỹ nhìn nhận là “quốc gia độc lập”. Không có điều gì có thể ngăn cản Mỹ nhìn nhận HS và TS thuộc về VN, hay thuộc Đài Loan, hay TQ.

Sau Thế chiến thứ II Mỹ đứng đầu phe “Đồng minh” thắng trận. Mỹ đã hưởng nhiều “chiến lợi phẩm” lấy được từ Nhật và Đức, như về lãnh thổ là các đảo trên Thái bình dương. Mỹ có nhiều quyết định liên quan đến nền độc lập của các quốc gia như Đại Hàn và các quốc gia thuộc địa khác ở Châu Á và Châu Phi. HS và TS thuộc về quốc gia nào, lý ra cũng do Mỹ quyết định, qua hội nghị San Francisco 1951.
----------------------------

“Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng” (sic!)

Vụ Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội hôm 9 tháng chín đăng bài báo kỹ niệm 25 ngày quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt trong đó đính kèm bản đồ VN có hai quần đảo HS và TS. Chưa đến tuần lễ sau thì bài viết vẫn còn nhưng bản đồ có HS và TS đã bị gỡ xuống. Báo chí VN bàn luận sôi nổi chung quanh sự việc này.

Có người phê bình rằng "Mỹ trở mặt nhanh như trở bánh tráng".

Việc đăng lên để một tuần rồi lấy xuống không hề là một sự lầm lẫn (kiểu lỗi do thằng đánh máy) của tòa Đại sứ Mỹ. Đây là một hành vi tuy kém phần tế nhị ngoại giao nhưng nó là một thủ đoạn chính trị có tính toán.

Nhiều người cho rằng tranh chấp chủ quyền HS và TS là một phần trong tranh chấp ở Biển Đông. Điều này không đúng lắm. Thực tế cho thấy mọi tranh chấp ở Biển Đông đều có nguồn gốc từ tranh chấp chủ quyền HS, TS (và một số bãi cạn khác thuộc về thềm lục địa Phi, Mã lai, Indonesia...). Tức là chủ quyền HS và TS là “chìa khóa” giải quyết hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông.

Quan sát bản đồ "bụng chửa" của VN (công bố từ cuối thập niên 70 thế kỷ trước) ta thấy tầm quan trọng của HS và TS.

Vào thời điểm đó VN chủ trương hai quần đảo HS và TS có đầy đủ hiệu lực vùng biển và thềm lục địa theo khoản 1 và 2 điều 121 UNCLOS. Tức là các đảo HS và TS có lãnh hải, vùng tiếp cận, vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý và thềm lục địa (200 hải lý và có thể mở rộng thêm 100 hải lý) giống như qui định của UNCLOS đối với đất liền. Hệ quả điều này phần lớn vùng biển và thềm lục địa phía Tây của Phi và Mã lai (và Brunei) đều có chồng lấn với VN. Do việc này mà các quốc gia Phi và Mã lai đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền một số đảo thuộc Trường Sa của VN, với mục đích làm giảm thiểu sự mất mát đến từ việc phân định biển với VN.

Phi đã chiếm đóng các đảo Thị tứ, Song tử đông và một số các đảo khác vào các thập niên 50, 60 thế kỷ trước. Tương tự “bản đồ bụng chửa” của VN và “bản đồ đường lưỡi bò” của TQ, Phi đưa ra yêu sách vùng biển Kalayan, bao gồm hầu hết các đảo thuộc TS, với lý do địa lý các đảo này “gần Phi”.

Mã lai chiếm một số đảo đá như đá Hoa lau, Kỳ vân, Kiệu ngựa… Mã lai đã xây dựng đá Hoa lau trở thành một “đảo nhân tạo”, trên đó có cả phi trường.

Yêu sách “đường lưỡi bò” của TQ, ngoài việc áp dụng UNCLOS giống như VN, các đảo thuộc HS và TS là “đảo”, có đầy đủ hiệu lực biển và thềm lục địa như đất liền. TQ còn có yêu sách “vùng nước quần đảo”, như qui định của UNCLOS về “quốc gia quần đảo”, theo đó vùng biển nằm trong các đảo HS và TS được xem là “nội hải”. Ngoài ra TQ còn có yêu sách gọi là “quyền lịch sử”, bao gồm vùng biển được giới hạn trong phạm vi bản đồ “9 đoạn”.

Yêu sách “vùng nước quần đảo” của TQ sinh ra do sự “ngộ nhận”, hoặc “diễn giải sai” nội dung UNCLOS. Theo giải thích của Tòa CPA qua phán quyết 14-7-2016, nhân vụ xử Phi đơn phương kiện TQ, “vùng nước quần đảo” chỉ áp dụng cho quốc gia quần đảo mà thôi.

Còn về yêu sách “quyền lịch sử” của TQ trong vùng biển giới hạn bởi tấm bản đồ “lưỡi bò” thì không phù hợp với Công pháp quốc tế. Luật quốc tế không nhìn nhận “quyền lịch sử - droit historique”, ngay cả khi quyền này áp dụng trên đất liền.

(Khái niệm về “quyền lịch sử” phát sinh khi có các vụ kiện tụng vì tranh chấp các nguồn nước và đồng cỏ giữa các bộ tộc và quốc gia Châu Phi. Nguyên nhân phát sinh do các đế quốc Anh, Pháp… đã phân định biên giới (hầu hết các quốc gia Châu Phi) “trong phòng giấy” và “trên bản đồ”, với đường biên giới xác định bằng đường thẳng kinh tuyến và vĩ tuyến, hay đường thẳng nối các điểm cố định. Việc phân định bất kỳ khiến nhiều bộ tộc phải chia làm hai, mỗi bên thuộc về một quốc gia khác nhau. Hoặc trường hợp nhiều bộ tộc lâu đời đã uống nước ở nguồn nước đó và chăn nuôi trên đồng cỏ quen thuộc đó. Sau khi phân định biên giới nguồn nước và đồng cỏ đó thuộc về một quốc gia khác. Hệ quả dĩ nhiên đường biên giới không được các bên tôn trọng và tranh chấp đổ máu diễn ra. Trước tòa một bên nại “quyền lịch sử” để tiếp tục tiếp cận các nguồn nước và đồng cỏ. Tòa bác lập luận này, cho rằng “quyền lịch sử” không bắt nguồn từ “tập quán” của các quốc gia cũng không hề là “một lý thuyết luật học”. Dầu vậy Tòa chấp nhận việc thay đổi đường biên giới “qui ước” dựa trên tính “efffectivité”, nếu một bên có bằng chứng cụ thể. Trong một số trường hợp Tòa nhìn nhận quyền “uti possidetis”. Theo đó trước khi “giải thực” phe nào kiểm soát được ở đâu thì sau khi “giải thực” vùng đất đó sẽ thuộc về bên đó. (Vùng Khmer Krom của VN thuộc diện này).

Tranh chấp ở biển Đông sẽ tan biến đi (hoặc giảm bớt 90%) nếu hai quần đảo HS và TS được xác định là hai "quần thạch", các đảo thuộc hai nhóm này là "đá", theo điều 121 khoản 3 UNCLOS.

Điều 121 khoản 3 UNCLOS nói rằng những đảo nào không thích hợp cho con người sinh sống hay không có một nền kinh tế tự tại thì đảo đó không có vùng kinh tế độc quyền cũng như thềm lục địa (200 hải lý tính từ đường cơ bản).

Ta thấy ngay rằng các đảo hoang ngày xưa, không phù hợp cho đời sống con người, như vì khí hậu khắc nghiệt, hoặc không có nước ngọt, không có đất trồng trọt… Thì nay với dụng cụ tối tân người ta có thể sưỡi ấm, lọc nước mặn thành nước ngọt, trồng cây lương thực không cần đất một cách dễ dàng.

Các đảo hoang (hay đảo đá) này, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã phù hợp với tất cả các qui định của UNCLOS về “đảo”.

Sự "mù mờ", hay “kẻ hở” trong định nghĩa về “đảo” của UNCLOS khiến quốc gia nào có lãnh thổ là "đảo" cũng đưa ra yêu sách "tối đa". Bất kể đảo lớn nhỏ bao nhiêu, con người có thể sinh sống trên đảo hay không, đảo có nền kinh tế tự tại hay không... tất cả đều có yêu sách lãnh hải, vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa như là lãnh thổ trên lục địa.

Lãnh thổ các quốc gia như Pháp, Mỹ, Nhật... đều có các đảo cực kỳ nhỏ bé, diện tích tương tự các đảo TS, các quốc gia này vẫn xem các đảo đó là "đảo", như định nghĩa của điều 121 khoản 1 và 2.

Phán quyết CPA 14-7-2016 đã “giải thích” điều 121 UNCLOS rằng không có đảo nào thuộc Trường Sa được xem là “đảo” như định nghĩa ở điều 121 khoản 1 và 2. Kể cả đảo Ba bình là đảo lớn nhứt.

Trở lại "cuộc chiến công hàm" đang diễn ra ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ. Các quốc gia Châu Âu nhập cuộc. Lập trường của các quốc gia Anh, Pháp, Đức... thể hiện rõ rệt qua các văn bản đã công bố hôm 16 tháng chín 2020. Các quốc gia này không ủng hộ phía nào trong tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ở Biển Đông. Điều mà các quốc gia này "bảo vệ", thứ nhứt "quyền tự do không lưu và hải hành" trên Biển Đông và thứ hai UNCLOS phải được áp dụng một cách "thống nhứt và phổ cập" cho tất cả các quốc gia.

Nội dung công hàm không hề đề cập đến phán quyết PCA mà chỉ đặt nền tảng trên UNCLOS.

Hiển nhiên các quốc gia này tránh nói đến phán quyết PCA 14-7-2016, phần giải thích về hiệu lực các đảo TS. Bởi vì nếu công nhận phán quyết thì lợi ích quốc gia của họ có thể bị tổn hại.

Ý chí của các quốc gia Anh, Đức và Pháp là muốn bộ Luật quốc tế về biển (UNCLOS) trở thành "Erga Omnes", một thứ luật lệ áp dụng “thống nhứt và phổ cập”, tức “đồng đẳng” cho tất cả các quốc gia tranh chấp trong khu vực.

Điều này không hẵn sẽ "cứu" được VN và các quốc gia (như Phi, Mã lai...) thoát khỏi các yêu sách của TQ.

Bởi vì việc "phân định biển" không được UNCLOS "luật hóa - codification". Chỉ có việc phân định “ranh giới lãnh hải” được luật hóa mà thôi. Do đó các quốc gia phân định biển và thềm lục địa (ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý) theo cách "tùy thích", miễn sao hai bên được "thỏa mãn".

Vì vậy không ai có thể cấm cản việc phân định ranh giới biển giữa hai quốc gia, thí dụ VN-TQ, VN-Phi... mà hiệu lực các đảo HS và TS không đặt trên tiêu chuẩn nào.

Ngay cả khi phán quyết của tòa PCA 14 tháng bẩy 2016 đã giải thích rằng tất cả các "đảo" thuộc TS đều là "đá", ngay cả đảo Ba bình lớn nhứt TS. Thì không có gì cấm cản giữa VN và TQ, nếu hai bên này có "ý kiến khác" với nội dung phán quyết nói trên.

Vụ phân định biển vùng đảo Bạch Long Vĩ và Cồn cỏ trong vịnh Bắc Việt phản ảnh sự “tùy tiện” ở việc giải thích hiệu lực biển của các đảo. Các đao Bạch long vĩ và Cồn cỏ của VN hội đủ các điều kiện là “đảo” của UNCLOS: có đất đai trồng trọt, có dân cư sinh sống ổn định, có nền kinh tế tự tại… Nhưng VN chấp nhận các đảo này có hiệu lực còn kém hơn là “đá”. Mỗi hòn đá trên biển, chỉ cần nhô lên một chút xíu 1cm² là đủ để có lãnh hải 12 hải lý. Đảo Cồn cỏ có hiệu lực 3 hải lý và đảo Bạch Long vĩ có hiệu lực 25%.

Do đó chủ quyền HS và TS là quan trọng “nền tảng”, là “chìa khóa” để giải quyết 90% tranh chấp ở Biển Đông.

Nếu VN khẳng định được HS và TS thuộc chủ quyền của VN và việc này được quốc tế (kể cả TQ) nhìn nhận. Thì mọi yêu sách của TQ đương nhiên bị “hóa giải”. VN tuyên bố các đảo HS và TS là “quần thạch”, tức là “đá”, thì hầu hết các tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết.

Nhưng thực tế, về pháp lý cũng như tương quan sức mạnh, VN đang ở vào thế “yếu”.

Nhiều lần tôi khuyến cáo VN cần vận động các quốc gia (thông qua thủ thuật “action popularis” của Công pháp quốc tế) sao cho Phán quyết của Tòa PCA 14-7-2016 trở thành "luật" (erga omnes) cho tất cả các bên tranh chấp.

Vận động của VN chỉ thành công "chừng mực". Các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc... chỉ ủng hộ việc áp dụng UNCLOS và không hoàn toàn ủng hộ phán quyết của PCA, ngoài việc phản bác danh nghĩa "quyền lịch sử" của TQ ở Biển Đông. Đơn giản vì quyền này không được công pháp quốc tế nhìn nhận.

Xét lại toàn diện, và từ nền tảng, VN vẫn "cô đơn" trong "cuộc chiến công hàm". Đến nay VN vẫn không thể phản biện được TQ những lập luận mà TQ đã nêu ra trong công hàm 17 tháng tư 2020. TQ cho rằng VN đã bị "Estoppel" sau khi đã nhìn nhận HS và TS thuộc chủ quyền của TQ qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Theo tôi, muốn tránh được điều này VN phải chứng minh rằng, bất kỳ ở thời điểm nào trong lịch sử, ở bất kỳ hoàn cảnh chiến tranh phân chia đất nước ra sao… vẫn luôn có một Việt Nam quản lý hữu hiệu Hoàng Sa và Trường Sa.

Thực tế và lịch sử cho thấy, trong suốt thời gian từ 1957 đến 1975 VNDCCH nhìn nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS, thì đã hiện hữu ở phía nam vĩ tuyến 17° một Việt nam khác luôn kiểm soát liên tục và quản lý hành chánh, khai thác kinh tế hai quần đảo HS và TS. Đó là Việt Nam Cộng hòa.

Vấn đề là đảng CSVN không thể kế thừa danh nghĩa của VNCH, nếu các tập lịch sử xuất phát từ VNDCCH luôn luôn khẳng định rằng VNCH là một tập đoàn “ngụy”, “tay sai đế quốc Mỹ”.

Điều này, tôi nói đi nói lại nhiều lần, nếu không sớm thực hiện một cuộc “hòa giải quốc gia” để “kế thừa” danh nghĩa VNCH thì HS và TS sớm hay muộn cũng sẽ mất vào tay TQ.

VN không phản biện được lập luận của TQ. Dư luận quốc tế nhìn nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS.

Hệ quả VN sẽ phải phân định biển với TQ mà hiệu lực HS và TS lại do TQ quyết định.

Do đó việc Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội "nhá đèn" về tấm bản đồ có HS và TS là một thông điệp mạnh mẽ đến VN. Mỹ vẫn "để cửa" nhìn nhận HS và TS thuộc VN, như đã từng làm các việc này trong các cuộc đàm phán hậu chiến tranh Thế chiến thứ II.

Sắp tới nguyên tắc "một Trung quốc" của Mỹ có thể sẽ chấp dứt và Đài loan có thể được Mỹ nhìn nhận là "quốc gia độc lập". Không có điều gì có thể ngăn cản Mỹ nhìn nhận HS và TS thuộc về VN, hay thuộc Đài loan, hay thuộc về TQ.

Sau Thế chiến thứ II Mỹ đứng đầu phe "Đồng minh" thắng trận. Mỹ đã hưởng nhiều "chiến lợi phẩm" lấy được từ Nhật và Đức, như về lãnh thổ là các đảo trên Thái bình dương. Mỹ có nhiều quyết định liên quan đến nền độc lập của các quốc gia như Đại hàn và các quốc gia thuộc địa khác ở Châu Á và Châu Phi. HS và TS thuộc về quốc gia nào, lý ra cũng do Mỹ quyết định, qua hội nghị San Francisco 1951.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét