Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bão tố, cột điện và “ơn đảng”

Mấy cơn bão vừa rồi làm đổ nhiều cầu, gẫy nhiều cột điện... không chỉ ở các tỉnh miền núi mà còn cả ở các đô thị; mỗi lần đọc, nghe thấy mình đều xót xa. Nếu xây dựng đúng tiêu chuẩn với đúng số tiền ngân sách được cấp thì chắc chắn cầu, cột đều không thể đổ, vì các công trình đều có hệ số an toàn cao (thường cao hơn so với ở các nước tư bản vì quan chức ở các nước XHCN chi tiền dân không xót xa như ở các nước tư bản). Nhưng chỉ cần chúng “ăn bớt, ăn xén” 15-20% khi thi công các công trình công cộng, thì đã không đảm bảo an toàn. Thực tế chúng ăn bớt tới 40-50% thì chắc chắn chết rồi. Cầu đổ cột gẫy, mọi hậu quả người dân đều phải gánh chịu; lại phải làm lại từ đầu... Đất nước ngày càng nghèo đói, lạc hậu.
Bão tố, cột điện và “ơn đảng”
19/09/2020 Cơn bão số 5 có tên Noul đi qua các tỉnh miền Trung, để lại một số thiệt hại về nhân mạng và tài sản ở các tỉnh này, đồng thời cũng phanh phui vấn đề mà người dân đã lên tiếng từ lâu, đó là vấn nạn “ăn bớt, ăn xén” khi thi công các công trình công cộng.
Hình ảnh cột điện hạ áp tại số nhà 102 Tôn Đản
 (quận Cẩm Lệ) bị gãy do bão số 5. Ảnh: TNMT
Trang Facebook của cộng đồng nữ sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP HCM cũng có bài chia sẻ về cột điện không lõi ở Đà Nẵng. Đa số các bình luận thể hiện sự bất tín, nghi ngờ về “công nghệ” dự ứng lực.

Có người lập luận rằng, cứ cho là quan chức ngành điện lực Đà Nẵng nói thật về vụ lấy dây thép làm lõi cột điện, thì chẳng lẽ sợi thép tự “thụ vào bên trong” đến mức người dân quan sát cột điện từ nhiều góc nhìn vẫn không phát hiện ra. Các bình luận khác thể hiện sự chán nản với các chiêu trò bớt, xén quá quen thuộc của ngành điện độc quyền ở VN.

Một hình ảnh khác đăng trên báo Dân Việt, cho thấy, sau khi người dân đục cột điện ra kiểm tra, thì thấy ở phần khác vài sợi thép nhỏ bên trong:

Cột điện ở đường Tôn Đản (Đà Nẵng) sau khi được người dân đục kiểm tra. Ảnh: Lam Hàn/ DV

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bình luận: “Đồng chí cột điện này mới đi từ Mỹ về. Sau một hành trình gian khổ từ năm châu bốn biển, thấy không đâu tuyệt vời bằng quê hương với những Sài Gòn như Singapore, Hà Nội như Paris, còn Đà Nẵng chưa xác định như cái gì thì đồng chí dừng chân ở Đà Nẵng. Nào ngờ mới dừng chân, đồng chí đã hy sinh anh dũng, vậy là một tác phẩm cột điện đầy ngạo nghễ thành một cái cột xi măng mỏng manh yếu ớt trong chút gió đầu mùa”.

Báo Lao Động thống kê thiệt hại sau bão ở Thừa Thiên Huế: 200 cột điện gãy đổ do bão số 5. Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó GĐ Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết, ảnh hưởng của cơn bão số 5 khiến mưa to, gió giật mạnh trong sáng 18/9 đã khiến điện lưới của cả tỉnh bị ảnh hưởng: “Bão số 5 đã gây mất điện 280.000 khách hàng và 2050 trạm biến áp, gần 200 cột điện gãy, đổ. Đến 14h cùng ngày đã khôi phục được điện cho 30.000 khách hàng, còn mất điện 250.000 khách hàng”.

Trong tình hình không ít người vẫn cho rằng từ cơ sở hạ tầng đến thu nhập hằng ngày mà người VN có được đều là từ “ơn đảng, ơn chính phủ”, GS Nguyễn Đình Cống viết: Phải chăng họ ăn cháo đá bát. Nhằm phản biện lại lời vu cáo của một số tuyên truyền viên, cho rằng GS Cống và một số người phê phán đảng, hoặc bỏ đảng, là những người “vô ơn”.

Hôm qua, bão Noul đã làm gãy nhiều cột điện bê tông ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế. Một cột điện ở TP Đà Nẵng bị gãy hôm qua, người dân chụp lại các hình ảnh cho thấy… cột điện không lõi. VTC có clip cập nhật bão số 5: Sự thật cột điện “không lõi thép” gãy đổ ở Đà Nẵng.

Trang Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin: Điện lực Đà Nẵng phản hồi vụ cột điện “không lõi thép” bị gãy do bão số 5. Phía Công ty Điện lực Đà Nẵng thừa nhận vụ cột điện gãy, do gió từ bão số 5, nhưng thanh minh rằng, cột điện gãy được làm theo “công nghệ” dự ứng lực, bên trong vẫn có lõi là dây thép:

“Cột dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 – 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn)”.


____

Mời đọc thêm: 

https://baotiengdan.com/2020/09/19/bao-to-cot-dien-va-on-dang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét