11 tỷ đang phá nát dự án chống sạt 340 tỷ
Quan chức xứ này phải nói là “tài đến thế là cùng! ĐÂU CHỈ GIÁ 11 TỶ TIỀN THUẾ CỦA DÂN, “NỖI NHỚ” TRÊN ĐỒI HOÀ BÌNH CÓ THỂ PHÁ NÁT DỰ ÁN CHỐNG SẠT 340 TỶ ĐANG THI CÔNG DANG DỞ CHÍNH TRÊN MẶT ĐỒI ẤY. Thực tế là, để “nỗi nhớ ơn” giá 11 tỷ đứng vững trên quả đồi, phải dùng đến mấy trăm cọc chống. Mà, cọc đó lại đóng trên một công trình chống sạt cho đồi, hiện đang dở dang vì thiếu vốn.
Công trình chống sạt rất cấp bách. Sự cấp bách là vì quả đồi này nằm sát cạnh hồ thuỷ điện Hoà Bình và bên dưới là các cơ quan đầu não của tỉnh này. Đây là một quả đồi thoải, trước đây là một rừng thông rất đẹp.
Năm 2017, mưa lớn đã khiến đồi bị sạt lở, dẫn đến xuất hiện hàng loạt vết nứt, hình thành khối trượt ước tính 1,8 triệu m3 đất đá và đã bị dịch chuyển 5 - 80cm.
Một hiểm hoạ đã được nhìn thấy và một phương án xử lý chống sạt đã được quyết dù gây ra nhiều can ngăn của giới chuyên môn: phá bỏ hết cây cối ở chân đồi để làm mái tà luy, phun bê tông, rải bạt HDPE cùng nhiều thứ khác để làm công trình chống sạt.
Sở Nông nghiệp Hoà Bình khi đó không ủng hộ cách làm này vì đây là cách làm lãng phí, lại không hiệu quả vì khi rải bạt cùng đổ bê tông chống sạt không phải là giải pháp tối ưu, trong khi đó giải pháp phủ xanh lại đồi là điều cần thiết hơn.
Nhưng 2 ông phó chủ tịch Hoà Bình là Nguyễn Văn Dũng và Bùi Văn Cửu gạt hết mọi ý kiến chuyên môn để tiến hành phương án trên cho bằng được với kinh phí 340 tỷ đồng.
Một công trình cấp bách đang thiếu vốn, một mặt đồi trọng yếu đang được gia cố chống sạt bởi lớp che phủ chống sạt, thế mà hai ông quan tỉnh cùng với bà Sở văn hoá tỉnh này cho chở nguyên vật liệu bằng phương pháp thủ công lên đồi và đóng lên bề mặt ấy hàng trăm cái cọc, chẳng phải đang phá nát hết cái công trình đang dở dang và cấp bách ấy?
Có thể hiểu ngành văn hoá tỉnh này không biết về xây dựng lại màu mè tô vẽ đã đành. Nhưng 2 ông quan phó tỉnh này, một phụ trách xây dựng, không lẽ không biết?
Không lẽ cái mùi của dự án thơm đến độ khiến các ông bà quên đi cái nguy cơ khối đất đá nguy hiểm kia và hàng trăm tỷ tiền ngân sách đã ném vào đó, để tiếp tục khoác lên câu khẩu hiệu ai cũng đã biết giá 11 tỷ bất chấp mọi hiểm hoạ và lãng phí, thậm chí là phá hoại?
Nói thêm về ông quan Bùi Văn Cửu, một nhân vật không xa lạ với công chúng vào năm 2018, khi ông ta làm Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT năm 2017-2018 mà mang đến cho đất nước này những "thủ khoa" do được nâng điểm của nhà quan chức, nhà giàu đầy tai tiếng. Sau đó ông ta bị kỷ luật ở mức cảnh cáo.
(fb Hoàng Nguyên Vũ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét