Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

‘Bầu’ Chu Ngọc Anh: dân chủ đến thế là cùng!

Bầu’ chủ tịch Chu Ngọc Anh: dân chủ đến thế là cùng!
fb Lynn Huỳnh - Bây giờ người dân không muốn ủy nhiệm cho HĐND bầu chủ tịch UBND tp HN nữa vì qua vụ ông Chu Ngọc Anh, người dân nhận ra HĐND cũng phải cúi đầu trước đặt để về nhân sự của nhóm quyền lực nào đó của Đảng, nên người dân muốn bầu trực tiếp. Đó là chuyện đáng hoan nghênh, không ảnh hưởng gì đến quy trình hay vấn đề dân chủ. Đây là bước tiến bộ rõ rệt cho thấy Đảng tin dân, và dân cũng rất tin Đảng.
Ông Chu Ngọc Anh
Râm ran chừng tuần lễ trước ngày công bố ‘đình chức’ chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tin tức trên mạng nói rằng rất có thể ông Chu Ngọc Anh sẽ được Bộ Chính trị đưa ông vào ghế chủ tịch Hà Nội.

Trên thực tế diễn biến đúng như đồn đoán, bởi các tin tức dạng này chủ yếu được chính nội bộ tuồn ra bên ngoài, để nhằm vào mục đích cụ thể nào đó cho lợi ích nhóm quyền lực; dĩ nhiên là không loại trừ luôn cả chuyện muốn tố cáo rằng ở Việt Nam chuyện ‘bầu – bán’, ở nhiều trường hợp, chỉ là vở diễn vụng về.

Nói có sách, mách có chứng. Sáng 14-9-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 48 cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2020 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020.

Trong phần báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm từ 1-10-2019 tới 31-7-2020, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đã cho hay tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng.

Ba năm về trước, khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trước Quốc hội vào chiều ngày 25-10-2017, đã đưa ra con số là cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước trong 16 năm qua. Trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo.

Khi ấy công luận cho rằng “tình báo Hoa Nam” được cài cắm tại Việt Nam là một trong số nguyên do chính của “lộ, mất bí mật nhà nước”.

Trong các vụ án hình sự, yêu cầu xác định “động cơ phạm tội” là một điều tra bắt buộc. Như vậy, con số gọi là “phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước trong 16 năm qua”, tức từ năm 2011 đến tháng 10-2017 mà Bộ trưởng Tô Lâm nêu ra, là có động cơ phạm tội thế nào?

Tối ngày 22-9-2020 có một bản tin ngắn trên báo chí, liên quan đến nội dung ở trên: Ngày 22-9, Công an tỉnh Thái Bình thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa ra Quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, khởi tố, bắt tạm giam 1 đối tượng liên quan.

Cụ thể, căn cứ kết quả điều tra ban đầu, ngày 21-9-2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”; Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam bị can đối với Vũ Văn Sơn (sinh năm 1983, trú tại thôn 5, xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” quy định tại khoản 1 điều 337 Bộ luật Hình sự. Bản tin không cho biết nghi can Vũ Văn Sơn làm việc ở đâu.

Trở lại với trường hợp ông Chu Ngọc Anh.

Nếu đã gọi là dân chủ, thì tại sao không để người dân thành phố Hà Nội trực tiếp bầu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội?


Trong các diễn văn gần đây đọc ở những sự kiện chính trị, người ta thường thấy phía lãnh đạo cao nhất của Đảng và cả Quốc hội, thường nói rằng: “Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã từng bước phát huy được dân chủ của dân và nhờ đó, có những bước phát triển vững chắc. Người dân Việt Nam có ý thức công dân cao, giàu lòng yêu nước, hết lòng hết sức phụng sự, xây dựng đất nước độc lập phồn vinh và hạnh phúc”.

Một khi quyền dân chủ của dân đã được minh định, xác lập rõ ràng ngay trong Hiến pháp 2013, và các diễn văn của Đảng cũng xác nhận rằng dân chủ cũng đã được thực thi trong thực tế cuộc sống, thì nay, nếu là dân chủ gián tiếp thì toàn dân bầu ra Hội đồng nhân dân (HĐND), rồi HĐND thay mặt nhân dân bầu ra chủ tịch.

Nhưng bây giờ người dân không muốn ủy nhiệm cho HĐND nữa vì qua vụ ông Chu Ngọc Anh, người dân nhận ra HĐND cũng phải cúi đầu trước đặt để về nhân sự của nhóm quyền lực nào đó của Đảng, nên người dân muốn bầu trực tiếp. Đó là chuyện đáng hoan nghênh, không ảnh hưởng gì đến quy trình hay vấn đề dân chủ. Đây là bước tiến bộ rõ rệt cho thấy Đảng tin dân, và dân cũng rất tin Đảng.

Nếu làm được những yêu cầu trên sẽ cho thấy Việt Nam đang ổn định và cởi mở về chính trị, đương nhiên sẽ mang đến hiệu ứng tốt và lợi ích về mặt kinh tế. Người ta nhìn vào chế độ chính trị, sẽ nhận thấy các chính sách kinh tế của Việt Nam ngày càng thông thoáng, cởi mở, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới – bao gồm cả chuyện minh bạch quản trị hành chính quốc gia.

Người Hà Nội trực tiếp bầu lãnh đạo thành phố Hà Nội, còn chứng minh cho việc đồn đoán từ trước đó về ông Chu Ngọc Anh, thực ra chỉ là sự phá hoại cho nền dân chủ ở Việt Nam.

Bởi, khó trăm lần dân liệu cũng xong…

Lynn Huỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét