Thua lỗ là tại… hướng đình
08/04/17 (GDVN) - “Thua lỗ là tại hướng đình, cả làng bị lỗ chứ mình tôi đâu”? Của cải cha ông để lại, chỉ moi lên đem bán mà vẫn thua lỗ, thử hỏi làm ăn thế thì làm sao sản xuất được máy bay, tên lửa, tàu chiến, đến chiếc xe máy hiện nay cũng chỉ mới sản xuất được ít phụ tùng, động cơ vẫn nhập khẩu. Với đội ngũ lãnh đạo như Võ Kim Cự, Vũ Huy Hoàng, Phí Thái Bình, Trịnh Xuân Thanh,… sự tụt hậu “toàn diện” của đất nước không phải là điều khó nhận thấy. Những người như họ, thuật ngữ khoa học gọi là virus vì chúng tàn phá chính “vật chủ” mà chúng ký sinh.“Thua lỗ” vốn là điều bình thường trong cung cách làm ăn của không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước Việt Nam hiện tại. (Ảnh minh họa trên Vietnamnet.vn)
“Toét mắt là tại hướng đình, cả làng bị toét chứ mình em đâu”, liệu có sai khi chữa đi tí chút: “Thua lỗ là tại hướng đình, cả làng bị lỗ chứ mình tôi đâu”? “Thua lỗ” vốn là điều bình thường trong cung cách làm ăn của không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước Việt Nam hiện tại. Để có thể nhìn rõ bức tranh toàn cảnh, chỉ cần tổng hợp thông tin công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết trong 6 tháng đầu năm, tổng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN (chưa tính đến lỗ chênh lệch tỉ giá) là 5.814 tỉ đồng. Trong khi đó, lỗ chênh lệch tỉ giá lên đến 6.371 tỉ đồng.
Hai số liệu này dẫn đến kết quả lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh sau thuế là hơn 700 tỉ đồng.
Đây mới chỉ là lỗ 6 tháng đầu năm 2016, nếu cộng dồn thì “ngành điện báo lỗ hơn 700 tỉ đồng” trong khi đó “Kiểm toán Nhà nước “khui” ra lương bình quân thực của cán bộ khối văn phòng công ty mẹ gần 30 triệu đồng/tháng, trong khi tập đoàn này lỗ gần chục nghìn tỉ đồng”. [1]
Bài báo trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT) cho biết đầu năm 2015 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 1.145 tỉ đồng. [3]Trong số 12 dự án thua lỗ nặng nề, kém hiệu quả đã được công bố, có 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), 5 dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 2 dự án có “bóng dáng” Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel). [2]
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhìn tổng thể có lãi song hàng loạt dự án đầu tư của Tập đoàn vẫn thua lỗ hàng nghìn tỉ.
(Công ty Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí lỗ luỹ kế 1.472 tỉ đồng, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí lỗ lũy kế 3.209 tỉ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất lỗ lũy kế 3.628 tỉ đồng, Lọc hóa dầu Bình Sơn lỗ lũy kế 1.159 tỉ.
Tổng công ty Dầu Việt Nam cũng ghi nhận khoản lỗ 3.072 tỉ đồng, Tổng công ty Công nghệ năng lượng Dầu khí lỗ 224 tỉ đồng, Công ty Đầu tư khai thác Cảng Phước An lỗ 18 tỉ đồng....)
Với các khoản lỗ nêu trên, PetroVietnam đã phải chi đến 8.343 tỉ đồng dự phòng. [4]
Nợ ngập đầu, lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản vẫn ung dung hưởng lương cao
Báo Tuoitre.vn cuối năm 2014 viết: “Tập đoàn Cao su lỗ: Đề nghị lấy vốn nhà nước giải quyết?”.
Với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), báo Plo.vn ngày 20/10/2016 viết: “Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 325 triệu USD nhưng chỉ sau vài năm đi vào hoạt động dự án này đã thua lỗ gần 1.500 tỉ đồng”.
Tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy “Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đầu tư vào 59 công ty con, công ty liên kết nhưng có 9 công ty kinh doanh thua lỗ trong năm 2015, lũy kế đến 31/12/2015 thì có 11 công ty lỗ hơn 1.407 tỉ đồng”. [5]
Thống kê trên cho thấy đã có 7 trong tổng số 10 Tập đoàn Quốc gia làm ăn thua lỗ.
Những Tập đoàn người viết chưa có điều kiện tìm hiểu gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Nếu như trước đây dư luận biết nhiều thông tin thua lỗ của các đơn vị quốc doanh về tàu thủy, hóa chất, phân đạm, sắt thép, điện lực… thì nay cái tên mới tham gia “thị trường thua lỗ” chính là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Đời sống người thợ mỏ mấy chục năm qua tuy có được cải thiện nhưng vẫn thua kém rất nhiều so với các ngành khác.
Bình quân thu nhập của công nhân mỏ là 8,7 triệu đồng/tháng, của người lao động tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2015 là gần 13,7 triệu đồng.
Thu nhập bình quân tối thiểu của hầu hết nhân viên ngân hàng được khảo sát đều trên 10 triệu đồng/tháng…
Cần phải biết rằng lao động khai thác than, đặc biệt là lao động hầm lò là nghề vô cùng độc hại và cũng vô cùng nguy hiểm.
Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới tai nạn hầm lò vẫn thường xuyên xảy ra cướp đi mạng sống của không ít lao động.
Trong khi thu nhập của người lao động chỉ từ khoảng 40 - 170 triệu đồng/năm thì lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dao động từ khoảng 600 triệu đến 1,4 tỉ một năm (Sabeco)…
Doanh nghiệp làm ăn lãi nhiều, lãnh đạo thu nhập cao là bình thường. Hưởng lương cao gấp nhiều lần so với người lao động, kinh doanh thua lỗ nhưng lại không phải chịu trách nhiệm, nghịch lý này có lẽ khó tìm thấy ở các nước tư bản phát triển.
Chính phủ không thể "nai lưng" trả nợ thay doanh nghiệp
Với cơ chế hiện tại, cái khó của lãnh đạo doanh nghiệp (nhà nước) không ở chỗ họ lãnh đạo giỏi hay kém mà là làm thế nào để trở thành lãnh đạo!
Trình độ quản lý, khả năng kinh doanh của bộ phận lãnh đạo bảy tập đoàn nêu trên thấy họ “làm theo năng lực” nhưng hưởng theo... nguyện vọng!
Có thể kinh doanh sinh lời cho doanh nghiệp kém nhưng chuyện “mua bán” chưa chắc người ta đã kém.
Cuối năm 2016, sau 9 tháng khai thác, than trong nước tồn kho khoảng 10 triệu tấn thế nhưng đất nước lại nhập khẩu than từ nước ngoài.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng (2016) cả nước đã nhập khẩu hơn 10,5 triệu tấn than trị giá 655 triệu USD. [6]
Số than nhập khẩu xấp xỉ bằng số than tồn kho không bán được. Than nhập từ Úc giá 61 USD/tấn, Nga 64 USD/tấn nhưng nhập từ Trung Quốc giá lại là 82 USD/tấn.
Đương nhiên việc mua than Trung Quốc với giá cao sẽ được hạch toán vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sau này.
Vấn đề gây sốc không chỉ là tại sao than trong nước thừa mà vẫn nhập khẩu, vấn đề còn là ở chỗ tầm nhìn của lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản.
Trong một thời gian dài chủ yếu khai thác theo kiểu ăn sổi, cứ bóc một lớp đất đá là có than lộ thiên, là xúc đi bán.
Đến khi buộc phải khai thác sâu hơn (khai thác hầm lò), hệ số bóc đất tăng, cung độ vận chuyển tăng, tỉ lệ than hầm lò tăng hơn than lộ thiên cộng với kỹ thuật lạc hậu, thuế phí cao khiến giá thành cao hơn than mua của nước ngoài, xuất khẩu không được mà bán trong nước cũng khó.
Quá nhiều dự án thua lỗ, đất nước chậm phát triển vì gánh nặng nợ nần
Thua trên sân nhà có thể là điều đau xót với ai đó chứ lãnh đạo Tập đoàn vẫn ung dung hưởng lương năm, sáu chục triệu một tháng, xin nói thêm đây mới chỉ là lương chứ không phải toàn bộ thu nhập của quan chức tập đoàn này.
Nói thế không có nghĩa là đổ lỗi hoàn toàn cho Tập đoàn Than - Khoáng sản, bởi việc nhập khẩu than không thể không có trách nhiệm của các bộ ngành khác và sự điều tiết của Chính phủ.
Người không am hiểu buôn bán cũng thấy vận chuyển than từ Trung Quốc tới Việt Nam gần hơn so với từ Nga, Úc, Indonesia, chất lượng than nhập khẩu từ Trung Quốc không hơn của TKV vậy tại sao giá lại cao hơn rất nhiều?
Được biết khoảng 80% than nhập khẩu là dùng cho các nhà máy nhiệt điện và than Việt Nam hoàn toàn đáp ứng về chất lượng, chỉ thua mỗi về giá.
Hiện có 3 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2 và 3 đều do Trung Quốc tổng thầu (hoặc vay vốn từ Ngân hàng Trung Quốc).
Vừa qua doanh nghiệp thép Formosa Hà Tĩnh đã xin và được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu than để sử dụng cho nhà máy điện của doanh nghiệp này.
Liệu nguyên nhân mua than giá cao của Trung Quốc có phải vì nhà máy do Trung Quốc thiết kế chỉ phù hợp với than của họ hay đây còn là việc chuyển giá, cũng như Coca Cola Việt Nam nhập nguyên liệu giá rất cao từ Hoa Kỳ khiến họ nhiều năm không nộp đồng thuế nào cho ngân sách nhà nước?
Nhập khẩu than với giá rất cao, công ty tại Việt Nam sẽ không có lãi nhưng thực chất lãi đã quay về “chính quốc”.
Nhóm lợi ích hốt tiền từ dự án "bánh vẽ", nhà nước và nhân dân cùng gánh hậu quả
Tại Việt Nam kinh doanh không có lãi thì không phải nộp thuế, về điều này người Mỹ đã giỏi, người Trung Quốc còn giỏi hơn, chỉ người Việt Nam là biết nhưng giả vờ không biết.
Người Trung Quốc từng mua dưa hấu, chuối, lợn hơi… với giá rất cao rồi ngừng mua khiến giá nông sản trong nước rớt thảm hại.
Hầu hết hàng hóa, kỹ thuật họ đưa vào Việt Nam đều chất lượng thấp nhưng giá lại cao và mặt hàng than không phải là ngoại lệ, vì sao chúng ta vẫn chấp nhận?
Vấn đề phải chăng là do sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp, trong nghệ thuật kinh doanh, trong tầm nhìn vĩ mô của lãnh đạo đơn vị hay còn là lỗi trong việc vận hành cơ chế thị trường mà chúng ta chưa có biện pháp kiên quyết khắc phục?
Doanh nghiệp nhà nước lãi chia nhau, lỗ ngân sách gánh vậy nên Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng thành viên chỉ cần là người được “cơ cấu” theo quy trình, giỏi kinh doanh có lẽ không phải là tiêu chí cao nhất.
Làm ăn thua lỗ thì phải cách chức, nếu làm thiệt hại kinh tế đất nước, ảnh hưởng đến đời sống người dân thì phải bị truy tố trước pháp luật, thế nhưng dù bị xác định là có dấu hiệu vi phạm hình sự, Phí Thái Bình và cộng sự vẫn chưa bị truy tố với lý do “phạm tội lần đầu và có nhân thân tốt”.
Phải chăng đây chính là bảo bối khiến cho lãnh đạo các tập đoàn kinh tế cứ “yên tâm” công tác kể cả khi “phạm tội lần đầu”?
Của cải cha ông để lại, chỉ moi lên đem bán mà vẫn thua lỗ, thử hỏi làm ăn thế thì làm sao sản xuất được máy bay, tên lửa, tàu chiến, đến chiếc xe máy hiện nay cũng chỉ mới sản xuất được ít phụ tùng, động cơ vẫn nhập khẩu.
Với đội ngũ lãnh đạo như Võ Kim Cự, Vũ Huy Hoàng, Phí Thái Bình, Trịnh Xuân Thanh,… sự tụt hậu “toàn diện” của đất nước không phải là điều khó nhận thấy.
Những người như họ, thuật ngữ khoa học gọi là virus vì chúng tàn phá chính “vật chủ” mà chúng ký sinh.
Người xưa có câu ca dao khá dí dỏm “Toét mắt là tại hướng đình, cả làng bị toét chứ mình em đâu”, liệu có sai khi chữa đi tí chút: “Thua lỗ là tại hướng đình, cả làng bị lỗ chứ mình tôi đâu”?
Người Việt bảy mươi năm qua đã đối mặt ít nhất bốn cuộc chiến chống xâm lược với Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Polpot.
Giành hòa bình, thống nhất là để xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Nếu có điều cần nói thì là “hãy thương đất nước này, dân tộc này”, không làm điều đó chỉ có thể là kẻ vong quốc.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://nld.com.vn/kinh-te/tra-lai-38-ti-dong-ngay-nganh-dien-bao-lo-hon-700-ti-dong-20161105133603681.htm
[2] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/12-du-an-ngan-ty-thua-lo-ong-lon-dau-khi-hoa-chat-vo-dich-347764.html
[3] http://minhbach.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=179
[4] http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nhieu-cong-ty-con-cua-tap-doan-dau-khi-lo-nghin-ty-3435668.html
[5] http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/No-ngap-dau-lanh-dao-Tap-doan-Than--Khoang-san-van-ung-dung-huong-luong-cao-post175637.gd
[6] http://thanhnien.vn/kinh-doanh/hang-trong-nuoc-du-thua-van-nhap-o-at-nganh-than-ngam-don-758853.html
• Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thành lập tháng 4/2005;
• Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin);
• Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), thành lập tháng 12/2005;
• Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), thành lập tháng 12/2005;
• Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), thành lập tháng 01/2006;
• Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thành lập tháng 7/2006;
• Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), thành lập tháng 9/2006;
• Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thành lập tháng 12/2009;
• Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem);
• Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), thành lập tháng 5/2011.
Xuân Dương
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết trong 6 tháng đầu năm, tổng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN (chưa tính đến lỗ chênh lệch tỉ giá) là 5.814 tỉ đồng. Trong khi đó, lỗ chênh lệch tỉ giá lên đến 6.371 tỉ đồng.
Hai số liệu này dẫn đến kết quả lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh sau thuế là hơn 700 tỉ đồng.
Đây mới chỉ là lỗ 6 tháng đầu năm 2016, nếu cộng dồn thì “ngành điện báo lỗ hơn 700 tỉ đồng” trong khi đó “Kiểm toán Nhà nước “khui” ra lương bình quân thực của cán bộ khối văn phòng công ty mẹ gần 30 triệu đồng/tháng, trong khi tập đoàn này lỗ gần chục nghìn tỉ đồng”. [1]
Bài báo trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT) cho biết đầu năm 2015 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 1.145 tỉ đồng. [3]Trong số 12 dự án thua lỗ nặng nề, kém hiệu quả đã được công bố, có 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), 5 dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 2 dự án có “bóng dáng” Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel). [2]
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhìn tổng thể có lãi song hàng loạt dự án đầu tư của Tập đoàn vẫn thua lỗ hàng nghìn tỉ.
(Công ty Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí lỗ luỹ kế 1.472 tỉ đồng, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí lỗ lũy kế 3.209 tỉ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất lỗ lũy kế 3.628 tỉ đồng, Lọc hóa dầu Bình Sơn lỗ lũy kế 1.159 tỉ.
Tổng công ty Dầu Việt Nam cũng ghi nhận khoản lỗ 3.072 tỉ đồng, Tổng công ty Công nghệ năng lượng Dầu khí lỗ 224 tỉ đồng, Công ty Đầu tư khai thác Cảng Phước An lỗ 18 tỉ đồng....)
Với các khoản lỗ nêu trên, PetroVietnam đã phải chi đến 8.343 tỉ đồng dự phòng. [4]
Nợ ngập đầu, lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản vẫn ung dung hưởng lương cao
Báo Tuoitre.vn cuối năm 2014 viết: “Tập đoàn Cao su lỗ: Đề nghị lấy vốn nhà nước giải quyết?”.
Với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), báo Plo.vn ngày 20/10/2016 viết: “Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 325 triệu USD nhưng chỉ sau vài năm đi vào hoạt động dự án này đã thua lỗ gần 1.500 tỉ đồng”.
Tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy “Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đầu tư vào 59 công ty con, công ty liên kết nhưng có 9 công ty kinh doanh thua lỗ trong năm 2015, lũy kế đến 31/12/2015 thì có 11 công ty lỗ hơn 1.407 tỉ đồng”. [5]
Thống kê trên cho thấy đã có 7 trong tổng số 10 Tập đoàn Quốc gia làm ăn thua lỗ.
Những Tập đoàn người viết chưa có điều kiện tìm hiểu gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Nếu như trước đây dư luận biết nhiều thông tin thua lỗ của các đơn vị quốc doanh về tàu thủy, hóa chất, phân đạm, sắt thép, điện lực… thì nay cái tên mới tham gia “thị trường thua lỗ” chính là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Đời sống người thợ mỏ mấy chục năm qua tuy có được cải thiện nhưng vẫn thua kém rất nhiều so với các ngành khác.
Bình quân thu nhập của công nhân mỏ là 8,7 triệu đồng/tháng, của người lao động tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2015 là gần 13,7 triệu đồng.
Thu nhập bình quân tối thiểu của hầu hết nhân viên ngân hàng được khảo sát đều trên 10 triệu đồng/tháng…
Cần phải biết rằng lao động khai thác than, đặc biệt là lao động hầm lò là nghề vô cùng độc hại và cũng vô cùng nguy hiểm.
Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới tai nạn hầm lò vẫn thường xuyên xảy ra cướp đi mạng sống của không ít lao động.
Trong khi thu nhập của người lao động chỉ từ khoảng 40 - 170 triệu đồng/năm thì lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dao động từ khoảng 600 triệu đến 1,4 tỉ một năm (Sabeco)…
Doanh nghiệp làm ăn lãi nhiều, lãnh đạo thu nhập cao là bình thường. Hưởng lương cao gấp nhiều lần so với người lao động, kinh doanh thua lỗ nhưng lại không phải chịu trách nhiệm, nghịch lý này có lẽ khó tìm thấy ở các nước tư bản phát triển.
Chính phủ không thể "nai lưng" trả nợ thay doanh nghiệp
Với cơ chế hiện tại, cái khó của lãnh đạo doanh nghiệp (nhà nước) không ở chỗ họ lãnh đạo giỏi hay kém mà là làm thế nào để trở thành lãnh đạo!
Trình độ quản lý, khả năng kinh doanh của bộ phận lãnh đạo bảy tập đoàn nêu trên thấy họ “làm theo năng lực” nhưng hưởng theo... nguyện vọng!
Có thể kinh doanh sinh lời cho doanh nghiệp kém nhưng chuyện “mua bán” chưa chắc người ta đã kém.
Cuối năm 2016, sau 9 tháng khai thác, than trong nước tồn kho khoảng 10 triệu tấn thế nhưng đất nước lại nhập khẩu than từ nước ngoài.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng (2016) cả nước đã nhập khẩu hơn 10,5 triệu tấn than trị giá 655 triệu USD. [6]
Số than nhập khẩu xấp xỉ bằng số than tồn kho không bán được. Than nhập từ Úc giá 61 USD/tấn, Nga 64 USD/tấn nhưng nhập từ Trung Quốc giá lại là 82 USD/tấn.
Đương nhiên việc mua than Trung Quốc với giá cao sẽ được hạch toán vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sau này.
Vấn đề gây sốc không chỉ là tại sao than trong nước thừa mà vẫn nhập khẩu, vấn đề còn là ở chỗ tầm nhìn của lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản.
Trong một thời gian dài chủ yếu khai thác theo kiểu ăn sổi, cứ bóc một lớp đất đá là có than lộ thiên, là xúc đi bán.
Đến khi buộc phải khai thác sâu hơn (khai thác hầm lò), hệ số bóc đất tăng, cung độ vận chuyển tăng, tỉ lệ than hầm lò tăng hơn than lộ thiên cộng với kỹ thuật lạc hậu, thuế phí cao khiến giá thành cao hơn than mua của nước ngoài, xuất khẩu không được mà bán trong nước cũng khó.
Quá nhiều dự án thua lỗ, đất nước chậm phát triển vì gánh nặng nợ nần
Thua trên sân nhà có thể là điều đau xót với ai đó chứ lãnh đạo Tập đoàn vẫn ung dung hưởng lương năm, sáu chục triệu một tháng, xin nói thêm đây mới chỉ là lương chứ không phải toàn bộ thu nhập của quan chức tập đoàn này.
Nói thế không có nghĩa là đổ lỗi hoàn toàn cho Tập đoàn Than - Khoáng sản, bởi việc nhập khẩu than không thể không có trách nhiệm của các bộ ngành khác và sự điều tiết của Chính phủ.
Người không am hiểu buôn bán cũng thấy vận chuyển than từ Trung Quốc tới Việt Nam gần hơn so với từ Nga, Úc, Indonesia, chất lượng than nhập khẩu từ Trung Quốc không hơn của TKV vậy tại sao giá lại cao hơn rất nhiều?
Được biết khoảng 80% than nhập khẩu là dùng cho các nhà máy nhiệt điện và than Việt Nam hoàn toàn đáp ứng về chất lượng, chỉ thua mỗi về giá.
Hiện có 3 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2 và 3 đều do Trung Quốc tổng thầu (hoặc vay vốn từ Ngân hàng Trung Quốc).
Vừa qua doanh nghiệp thép Formosa Hà Tĩnh đã xin và được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu than để sử dụng cho nhà máy điện của doanh nghiệp này.
Liệu nguyên nhân mua than giá cao của Trung Quốc có phải vì nhà máy do Trung Quốc thiết kế chỉ phù hợp với than của họ hay đây còn là việc chuyển giá, cũng như Coca Cola Việt Nam nhập nguyên liệu giá rất cao từ Hoa Kỳ khiến họ nhiều năm không nộp đồng thuế nào cho ngân sách nhà nước?
Nhập khẩu than với giá rất cao, công ty tại Việt Nam sẽ không có lãi nhưng thực chất lãi đã quay về “chính quốc”.
Nhóm lợi ích hốt tiền từ dự án "bánh vẽ", nhà nước và nhân dân cùng gánh hậu quả
Tại Việt Nam kinh doanh không có lãi thì không phải nộp thuế, về điều này người Mỹ đã giỏi, người Trung Quốc còn giỏi hơn, chỉ người Việt Nam là biết nhưng giả vờ không biết.
Người Trung Quốc từng mua dưa hấu, chuối, lợn hơi… với giá rất cao rồi ngừng mua khiến giá nông sản trong nước rớt thảm hại.
Hầu hết hàng hóa, kỹ thuật họ đưa vào Việt Nam đều chất lượng thấp nhưng giá lại cao và mặt hàng than không phải là ngoại lệ, vì sao chúng ta vẫn chấp nhận?
Vấn đề phải chăng là do sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp, trong nghệ thuật kinh doanh, trong tầm nhìn vĩ mô của lãnh đạo đơn vị hay còn là lỗi trong việc vận hành cơ chế thị trường mà chúng ta chưa có biện pháp kiên quyết khắc phục?
Doanh nghiệp nhà nước lãi chia nhau, lỗ ngân sách gánh vậy nên Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng thành viên chỉ cần là người được “cơ cấu” theo quy trình, giỏi kinh doanh có lẽ không phải là tiêu chí cao nhất.
Làm ăn thua lỗ thì phải cách chức, nếu làm thiệt hại kinh tế đất nước, ảnh hưởng đến đời sống người dân thì phải bị truy tố trước pháp luật, thế nhưng dù bị xác định là có dấu hiệu vi phạm hình sự, Phí Thái Bình và cộng sự vẫn chưa bị truy tố với lý do “phạm tội lần đầu và có nhân thân tốt”.
Phải chăng đây chính là bảo bối khiến cho lãnh đạo các tập đoàn kinh tế cứ “yên tâm” công tác kể cả khi “phạm tội lần đầu”?
Của cải cha ông để lại, chỉ moi lên đem bán mà vẫn thua lỗ, thử hỏi làm ăn thế thì làm sao sản xuất được máy bay, tên lửa, tàu chiến, đến chiếc xe máy hiện nay cũng chỉ mới sản xuất được ít phụ tùng, động cơ vẫn nhập khẩu.
Với đội ngũ lãnh đạo như Võ Kim Cự, Vũ Huy Hoàng, Phí Thái Bình, Trịnh Xuân Thanh,… sự tụt hậu “toàn diện” của đất nước không phải là điều khó nhận thấy.
Những người như họ, thuật ngữ khoa học gọi là virus vì chúng tàn phá chính “vật chủ” mà chúng ký sinh.
Người xưa có câu ca dao khá dí dỏm “Toét mắt là tại hướng đình, cả làng bị toét chứ mình em đâu”, liệu có sai khi chữa đi tí chút: “Thua lỗ là tại hướng đình, cả làng bị lỗ chứ mình tôi đâu”?
Người Việt bảy mươi năm qua đã đối mặt ít nhất bốn cuộc chiến chống xâm lược với Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Polpot.
Giành hòa bình, thống nhất là để xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Nếu có điều cần nói thì là “hãy thương đất nước này, dân tộc này”, không làm điều đó chỉ có thể là kẻ vong quốc.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://nld.com.vn/kinh-te/tra-lai-38-ti-dong-ngay-nganh-dien-bao-lo-hon-700-ti-dong-20161105133603681.htm
[2] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/12-du-an-ngan-ty-thua-lo-ong-lon-dau-khi-hoa-chat-vo-dich-347764.html
[3] http://minhbach.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=179
[4] http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nhieu-cong-ty-con-cua-tap-doan-dau-khi-lo-nghin-ty-3435668.html
[5] http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/No-ngap-dau-lanh-dao-Tap-doan-Than--Khoang-san-van-ung-dung-huong-luong-cao-post175637.gd
[6] http://thanhnien.vn/kinh-doanh/hang-trong-nuoc-du-thua-van-nhap-o-at-nganh-than-ngam-don-758853.html
• Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thành lập tháng 4/2005;
• Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin);
• Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), thành lập tháng 12/2005;
• Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), thành lập tháng 12/2005;
• Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), thành lập tháng 01/2006;
• Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thành lập tháng 7/2006;
• Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), thành lập tháng 9/2006;
• Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thành lập tháng 12/2009;
• Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem);
• Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), thành lập tháng 5/2011.
Xuân Dương
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Thua-lo-la-tai-huong-dinh-post175658.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét