Sự thật về Đoàn Thị Hương... (Kỳ 1)
FB Nguyễn Hoàng Ánh 3-4-2017. Trong 6 năm trời em làm gì không ai biết nhưng rõ là cuộc sống của em không dễ chịu vì em chưa bao giờ dư giả và cũng không có ai để chia sẻ. Mười năm xa nhà trong gia đình chưa từng có ai đi thăm em. Giờ đây bố em nói muốn qua Malaysia với em nhưng ông cũng vẫn còn đang dùng dằng vì nhiều nỗi sợ: sợ chính quyền không cho phép, sợ nguy hiểm (hình ảnh em mặc áo chống đạn ra toà làm nhiều người doạ dẫm ông quá mà không hề hiểu toà án thừa phương tiện để giữ an toàn, nhất là với ông là người không liên quan)… Nhưng nỗi sợ lớn nhất của ông là sợ con trai trưởng không đồng ý vì với truyền thống ở quê, anh này có vai trò rất lớn.Ngay sau khi xảy ra sự cố ở sân bay Malaysia ngày 13.2.2017, cái tên Đoàn Thị Hương đã tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước. Tấm ảnh duy nhất được chụp từ camera của sân bay cho thấy lờ mờ hình ảnh một phụ nữ trẻ, như hàng ngàn cô gái từ các miền quê ra thành phố tìm việc.
Hình ảnh tiếp theo của cô ở phiên toà là một cô bé quần áo, đầu tóc xộc xệch như không còn quan tâm gì nữa. Ánh mắt cô thất thần tuyệt vọng như không thể tin vào những gì xảy ra, không còn biết trông cậy vào đâu nữa, khoé miệng trẻ thơ run run mà không khóc được. Ánh mắt ấy đã ám ảnh nhiều người, thôi thúc chúng tôi chìa tay ra với em dù em không thể nhìn thấy.
Qua những dòng tin ngắn ngủi trên báo, em từng đi thi học trung cấp dược ở HN, đi thi hát và cuối cùng làm cho một “entertainment outlet”, một dạng nhân viên phục vụ trong các cơ sở giải trí. Facebook của em cũng như nhiều cô gái trẻ khác thời nay, đầy hình ảnh một cô bé xinh xắn, nhí nhảnh, trẻ hơn tuổi 28 của em với những cảnh mặc áo bơi, ăn kem, ôm gấu bông… Tấm ảnh cuối cùng của em chụp khi em mặc bộ bikini kết hoa đứng quảng cáo cho xe hơi, rồi sau đó chỉ còn là hình ảnh đau buồn trên báo.
Qua những dòng tin ngắn ngủi trên báo, em từng đi thi học trung cấp dược ở HN, đi thi hát và cuối cùng làm cho một “entertainment outlet”, một dạng nhân viên phục vụ trong các cơ sở giải trí. Facebook của em cũng như nhiều cô gái trẻ khác thời nay, đầy hình ảnh một cô bé xinh xắn, nhí nhảnh, trẻ hơn tuổi 28 của em với những cảnh mặc áo bơi, ăn kem, ôm gấu bông… Tấm ảnh cuối cùng của em chụp khi em mặc bộ bikini kết hoa đứng quảng cáo cho xe hơi, rồi sau đó chỉ còn là hình ảnh đau buồn trên báo.
Dù cảm thương cho một người phụ nữ đồng hương nhưng hình ảnh em vẫn luôn mông lung trong tôi giữa một cô gái quê ít học tham gia vào đội quân tìm việc ở thành phố, một cô bé ham chơi, một phụ nữ thập thành, thậm chí là một gián điệp hay sát thủ gì đó. Tôi giúp em như đồng hương giúp nhau, như phụ nữ giúp phụ nữ, như người lớn giúp lứa con cháu, như một khái niệm chứ không phải là một con người cụ thể.
Lần đầu nhóm đến thăm nhà em, tôi lại bị ốm đột xuất nên không đi được mà chỉ trao đổi qua điện thoại. Ấn tượng chung của tôi là gia đình em khá e ngại, thậm chí sợ hãi khi bàn về em. Cũng dễ hiểu khi một gia đình sống ở miền quê khá hẻo lánh, Internet là thứ hiếm hoi, bỗng dưng trở thành trung tâm quan tâm của truyền thông với rất nhiều lời đồn đoán dữ dội, cảm giác choáng váng là đương nhiên. Họ lại được các cơ quan như công an, cục lãnh sự, luật sư đoàn… dặn dò chi tiết kiểu “cẩn thận không bị lợi dụng”, “mọi chuyện cứ để nhà nước lo”… nên trở nên rất dè dặt, thụ động cũng dễ hiểu. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì họ cứ thay đổi thái độ liên tục.
Nhưng đến khi trực tiếp đến thăm gia đình, tôi mới tận mắt chứng kiến cảnh nhà em như một gia đình thuần nông chân chất, khá nghèo nhưng nhà cũng sạch sẽ, quy củ. Điều tôi ngạc nhiên nhất là khi được nhìn thấy mớ bằng cấp, chứng chỉ học hành của em. Từ tiểu học đến khi hết trung học, em luôn là học sinh khá, được giáo viên nhận xét là ngoan, hiền lành, chăm chỉ. Theo bạn bè cho biết, cấp 3 em còn được học trong lớp chọn của trường. Chỉ đến khi thi ĐH em xui xẻo thiếu 1-2đ gì đó nên mới đi học Trung cấp Dược của Đại học Dược HN. Sau khi tốt nghiệp năm 2008, em còn tiếp tục học tiếng Anh và Tin học ở ĐH Kinh doanh & Công nghệ, tốt nghiệp năm 2011.
Những tấm bằng và ảnh chụp em trẻ trung, hồn nhiên trên đó cho thấy một hình ảnh thật gần gũi, như mọi sinh viên, học sinh tràn ngập xung quanh chúng ta, tràn đầy niềm tin là việc học hành sẽ giúp họ có tương lai tươi sáng hơn.
Nhưng có vẻ ba tấm bằng ấy không giúp em có được chỗ đứng trong đời nên em đã phải chuyển hướng. Tuy nhiên, mớ bằng cấp vẫn được em gửi gia đình lưu giữ cẩn thận như một ước mơ, một hy vọng không thành.
Trong 6 năm trời em làm gì không ai biết nhưng rõ là cuộc sống của em không dễ chịu vì em chưa bao giờ dư giả và cũng không có ai để chia sẻ. Mười năm xa nhà trong gia đình chưa từng có ai đi thăm em. Giờ đây bố em nói muốn qua Malaysia với em nhưng dù đã được trợ giúp hết sức, ông cũng vẫn còn đang dùng dằng vì nhiều nỗi sợ: sợ chính quyền không cho phép, sợ nguy hiểm (hình ảnh em mặc áo chống đạn ra toà làm nhiều người doạ dẫm ông quá mà không hề hiểu toà án thừa phương tiện để giữ an toàn, nhất là với ông là người không liên quan)… Nhưng nỗi sợ lớn nhất của ông là sợ con trai trưởng không đồng ý vì với truyền thống ở quê, anh này có vai trò rất lớn.
Người con này là anh lớn của Hương, người tháng trước từng trả lời báo NY Times rằng anh rất tiếc đã không quan tâm nhiều hơn đến Hương, rằng “mọi người trong gia đình thương cô và cô cũng thương mọi người”. Tuy nhiên anh ta đã từ chối đi thăm em gái và ngăn cấm bố đi dù ông đã làm hộ chiếu.
Giờ tôi đã hiểu vì sao trông em tuyệt vọng như vậy!!!
Lần đầu nhóm đến thăm nhà em, tôi lại bị ốm đột xuất nên không đi được mà chỉ trao đổi qua điện thoại. Ấn tượng chung của tôi là gia đình em khá e ngại, thậm chí sợ hãi khi bàn về em. Cũng dễ hiểu khi một gia đình sống ở miền quê khá hẻo lánh, Internet là thứ hiếm hoi, bỗng dưng trở thành trung tâm quan tâm của truyền thông với rất nhiều lời đồn đoán dữ dội, cảm giác choáng váng là đương nhiên. Họ lại được các cơ quan như công an, cục lãnh sự, luật sư đoàn… dặn dò chi tiết kiểu “cẩn thận không bị lợi dụng”, “mọi chuyện cứ để nhà nước lo”… nên trở nên rất dè dặt, thụ động cũng dễ hiểu. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì họ cứ thay đổi thái độ liên tục.
Nhưng đến khi trực tiếp đến thăm gia đình, tôi mới tận mắt chứng kiến cảnh nhà em như một gia đình thuần nông chân chất, khá nghèo nhưng nhà cũng sạch sẽ, quy củ. Điều tôi ngạc nhiên nhất là khi được nhìn thấy mớ bằng cấp, chứng chỉ học hành của em. Từ tiểu học đến khi hết trung học, em luôn là học sinh khá, được giáo viên nhận xét là ngoan, hiền lành, chăm chỉ. Theo bạn bè cho biết, cấp 3 em còn được học trong lớp chọn của trường. Chỉ đến khi thi ĐH em xui xẻo thiếu 1-2đ gì đó nên mới đi học Trung cấp Dược của Đại học Dược HN. Sau khi tốt nghiệp năm 2008, em còn tiếp tục học tiếng Anh và Tin học ở ĐH Kinh doanh & Công nghệ, tốt nghiệp năm 2011.
Những tấm bằng và ảnh chụp em trẻ trung, hồn nhiên trên đó cho thấy một hình ảnh thật gần gũi, như mọi sinh viên, học sinh tràn ngập xung quanh chúng ta, tràn đầy niềm tin là việc học hành sẽ giúp họ có tương lai tươi sáng hơn.
Nhưng có vẻ ba tấm bằng ấy không giúp em có được chỗ đứng trong đời nên em đã phải chuyển hướng. Tuy nhiên, mớ bằng cấp vẫn được em gửi gia đình lưu giữ cẩn thận như một ước mơ, một hy vọng không thành.
Trong 6 năm trời em làm gì không ai biết nhưng rõ là cuộc sống của em không dễ chịu vì em chưa bao giờ dư giả và cũng không có ai để chia sẻ. Mười năm xa nhà trong gia đình chưa từng có ai đi thăm em. Giờ đây bố em nói muốn qua Malaysia với em nhưng dù đã được trợ giúp hết sức, ông cũng vẫn còn đang dùng dằng vì nhiều nỗi sợ: sợ chính quyền không cho phép, sợ nguy hiểm (hình ảnh em mặc áo chống đạn ra toà làm nhiều người doạ dẫm ông quá mà không hề hiểu toà án thừa phương tiện để giữ an toàn, nhất là với ông là người không liên quan)… Nhưng nỗi sợ lớn nhất của ông là sợ con trai trưởng không đồng ý vì với truyền thống ở quê, anh này có vai trò rất lớn.
Người con này là anh lớn của Hương, người tháng trước từng trả lời báo NY Times rằng anh rất tiếc đã không quan tâm nhiều hơn đến Hương, rằng “mọi người trong gia đình thương cô và cô cũng thương mọi người”. Tuy nhiên anh ta đã từ chối đi thăm em gái và ngăn cấm bố đi dù ông đã làm hộ chiếu.
Giờ tôi đã hiểu vì sao trông em tuyệt vọng như vậy!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét