Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Không thể dùng súng đạn để nói chuyện với dân!

Không thể dùng súng đạn để nói chuyện với dân!
Trịnh Anh Tuấn 20-4-2017 Cảm giác lớn nhất của tôi là một sự u tối, một con đường không lối thoát cho tương lai của đất nước khốn khổ này. Giữa thế kỷ 21 thế giới phát triển từng giây, trong một hoàn cảnh mà đất nước bị tàn phá từng giờ bởi lũ ngoại xâm và nội xâm; mà trong đầu những người cộng sản cũng chỉ nghĩ đến súng đạn khi nói chuyện với dân thì đất nước này sẽ đi về đâu.
Facebooker Trịnh Anh Tuấn.
Trong đêm hướng lòng mình theo dõi tin tức từ Đồng Tâm với đầy tâm trạng. Sự căm giận, thù ghét ngay cả lo lắng thì không nhiều, có lẽ những chuyện đã và sẽ xảy ra đều nằm trong dự đoán của tôi.
Những người cộng sản nắm quyền thường không có ý niệm lùi bước trước người dân, cho dù đúng sai thế nào. Với họ, dân hoặc là vâng phục; hoặc là ăn súng đạn, dùi cui.

Cảm giác lớn nhất của tôi là một sự u tối, một con đường không lối thoát cho tương lai của đất nước khốn khổ này. Giữa thế kỷ 21 thế giới phát triển từng giây, trong một hoàn cảnh mà đất nước bị tàn phá từng giờ bởi lũ ngoại xâm và nội xâm; mà trong đầu những người cộng sản cũng chỉ nghĩ đến súng đạn khi nói chuyện với dân thì đất nước này sẽ đi về đâu.

Trong một mớ cảm xúc hỗn độn đó, trong đầu tôi chợt vang lên một câu thơ học từ rất lâu, hồi còn bé:

“Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về “
(Bao giờ trở lại- Hoàng Trung Thông)

rồi lời bài hát đã từng nghe đâu đó:

“Tấm áo ấy
bấy lâu nay con thường vẫn mặc
để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc
Quần nhau với giặc
áo con rách thêm
nên các mẹ già lại phải thức
thâu đêm vá áo ”
(Tấm áo mẹ vá năm xưa- NS Nguyễn Văn Tý).

Rồi tôi nhớ, ngày xưa thời chiến. những vùng Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên,.. là những vùng di tản. Những người cộng sản lúc đó đem gia đình, vợ con,… di tản về những vùng quê tránh bom đạn.

Trời ơi, vậy mà mấy chục năm sau, những người cộng sản lại đem súng ống, dùi cui về những vùng quê nghèo để cướp lấy những mảnh đất cuối cùng còn lại. Đối thủ của họ chẳng phải giặc nào hết, mà chỉ là những mẹ già nón mê như ngày xưa “thức thâu đêm vá áo” nhường cơm nuôi bộ đội, “những đàn em bé nhỏ theo sau”,…Họ cố giành lấy những mảnh đất cuối cùng đã nuôi nấng, che chở họ trong những ngày bom đạn. Những danh sách rất dài rất dài có thể kể ra: Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, Núi Pháo,… và hôm nay là Đồng Tâm.

Ôi hỡi các mẹ già nón mê từng thức thâu đêm vá áo, nhường cơm nuôi bộ đội hay nuôi giấu thương binh; có nghĩ đến ngày “nuôi ong tay áo” này không?

0h30′ ngày 20.04.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét