Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Vì sao Thủ tướng Phúc mong muốn ‘đi Mỹ’?

Vì sao Thủ tướng Phúc mong muốn ‘đi Mỹ’?
Một động tác “bắn tiếng” chưa từng có tiền lệ vừa xảy ra: trang facebook của chính phủ CSVN đăng tải những thông tin về tâm thế của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “sẵn sàng đi thăm Mỹ”.
Cựu đại sứ Mỹ Michael Michalak tới thăm Việt Nam 
và 
nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 9/3. Ảnh: VOA
Trước đây, các hoạt động vận động và thỏa thuận về những chuyến thăm cao cấp Việt – Mỹ đều thông qua kênh ngoại giao, và thường gần đến lúc “đi” mới công bố thông tin trên báo chí nhà nước, chứ hoàn toàn không có chuyện bày tỏ mong muốn như vừa đây trên trang facebook của chính phủ.

Thậm chí, trang facebook chính phủ còn nhắc lại “kỷ niệm” về việc ông Trump nói trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Việt Nam sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, rằng ông sẽ tiếp ông Phúc “bất cứ lúc nào, dù là ở Washington hay là New York…”.

Cần lưu ý rằng động tác thông tin trên diễn ra trong bối cảnh chưa rõ phía Mỹ đã chính thức mời Thủ tướng Phúc công du Hoa Kỳ hay chưa. Nhưng theo một số tin tức ngoài lề thì cho tới giờ này, người Mỹ còn đang quá bận rộn với công việc nên “chưa có thời giờ nghĩ dến Việt Nam”.

Thông tin trên trang facebook của chính phủ lại xuất hiện ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Nhật hoàng và Hoàng hậu. Không biết vô tình hay hữu ý, đã không có bất kỳ hứa hẹn nào từ “thắt chặt quan hệ chính trị” đến “viện trợ không hoàn lại của Nhật bản cho Việt Nam” được công bố sau chuyến thăm này.

Nhưng có thể hiểu rằng Nhật lại là một đồng minh thân cận của Mỹ. Không loại trừ chuyến thăm Việt Nam của Nhật hoàng đã có một tác động nào đấy đến thái độ “sẵn sàng đi thăm Mỹ” của Thủ tướng Phúc.

Không những “sẵn sàng đi thăm Mỹ”, vào ngày 9/3/2017 ông Phúc còn gián tiếp thông qua một đoàn doanh nhân Hoa Kỳ để đề nghị phía Mỹ “quan tâm lại vấn đề TPP”, cho dù quan điểm của Tổng thống Trump đã xác quyết ngay từ ngày đầu ông nhậm chức bằng việc ký quyết định hủy bỏ việc Mỹ tham gia hiệp định này.

Tình thế khó khăn kinh tế của chế độ Việt Nam nói chung và của Thủ tướng Phúc cũng bởi thế càng cám cảnh. Đã từng hy vọng TPP là cứu vãn gần như duy nhất cho nền kinh tế Việt đã trượt vào chu kỳ suy thoái đến năm thứ 9 liên tiếp, giới chóp bu Việt Nam càng tỏ ra thất vọng sâu sắc khi doanh nghiệp Việt Nam gần như mất khả năng kiếm lợi thông qua TPP, khiến chân đứng chế độ càng bị lung lay.

Nếu không thể thuyết phục Mỹ về TPP, Việt Nam chỉ còn hy vọng Mỹ sẽ không quá làm khó đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ và do đó vẫn duy trì được xuất siêu Việt Nam sang Mỹ khoảng 25 tỷ USD/năm. Trong những năm gần dây, do chất lượng không bảo đảm nên một số mặt hàng của Việt Nam như gạo, cá ba sa, tôm… đã bị hàng rào kiểm định chất lượng của Mỹ chặn lại, khiến giá trị của xuất khẩu Việt bắt đầu giảm sút.

Đó là chưa kể một tác động không nhỏ vừa được nêu ra bởi tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế – Credit Suisse. Một báo cáo của tổ chức này nhận định rằng các biện pháp kiểm soát biên giới gắt gao hơn của chính quyền Tổng thống Trump có thể làm giảm một lượng kiều hối tương đương với 0.4% GDP của Việt Nam. Tổng lượng kiều hồi từ Mỹ về chiếm 4% GDP của Việt Nam. Báo cáo cho rằng điều này sẽ tác động mạnh nhất đến thị trường bất động sản và bán lẻ.

Bên cạnh đó, nếu dự luật về thuế biên giới đánh vào hàng nhập khẩu của chính quyền ông Trump được thông qua, Việt Nam có thể bị giảm thêm 0.9% GDP.

Lê Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét